Giải Bài Tập Vật Lý Lớp 8 Bài 15: Công Suất | Hay Nhất

Nội dung bài viết

  1. Bài 15: Công suất
    1. Giải bài tập SGK
      1. Bài C1 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 
      2. Bài C2 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 
      3. Bài C3 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 
      4. Bài C4 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 
      5. Bài C5 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 
      6. Bài C6 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 
    2. Lý thuyết Vật lý 8 Bài 15

Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng bài tập SGK, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Vật lý lớp 8 Bài 15: Công suất hay, chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Bài 15: Công suất

Giải bài tập SGK

Bài C1 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 

Tính công thưc hiện được của anh An và anh Dũng.

Lời giải:

- Trọng lượng của 10 viên gạch là: P1= 10.16 = 160N.

Công của An thực hiện là: A1 = P1.h = 160.4 = 640J.

- Trọng lượng của 15 viên gạch là: P2 = 15.16 = 240 N.

Công của Dũng thực hiện là: A2 = P2.h = 240.4 = 960J.

Bài C2 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 

Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a. So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b. So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c. So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d. So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Lời giải:

Có thể thực hiện được theo phương án c hoặc d: So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn hoặc so sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Bài C3 (trang 52 SGK Vật Lý 8): 

Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Anh...(1)….làm việc khỏe hơn vì…..(2)…

Lời giải:

An kéo được 10 viên gạch trong 50 giây, do đó mỗi giây An kéo được 10/50 = 1/5 viên gạch.

Dũng kéo được 15 viên gạch trong 60 giây, do đó mỗi giây Dũng kéo được 15/60 = 1/4 viên gạch.

Vậy: Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì trong cùng một khoảng thời gian (một giây) anh Dũng thực hiện được một công lớn hơn (kéo được nhiều hơn vì 1/4 > 1/5).

Bài C4 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 

Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học (trong câu hỏi 1).

Lời giải:

Công suất của An là:

Giải bài C4 trang 53 SGK Vật lý 8

Công suất của Dũng là:

Giải bài C4 trang 53 SGK Vật lý 8 hay, chi tiết nhất

Bài C5 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 

Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Lời giải:

Cùng cày một sào đất nghĩa là thực hiện công A như nhau: A1 = A2 = A.

Thời gian thực hiện công A1 của trâu cày là: t1 = 2 giờ = 2.60 phút = 120 phút.

Thời gian thực hiện công A2 của máy cày là: t2 = 20 phút.

Công suất khi dùng trâu là:   P1 = A1 / t1

Công suất khi dùng máy là: P2 = A2 / t2

Ta có:

Giải bài C5 trang 53 SGK Vật lý 8 hay, chi tiết nhất

Vậy dùng máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

Bài C6 (trang 53 SGK Vật Lý 8): 

Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a. Tính công suất của ngựa.

b. Chứng minh rằng P = F.v.

Lời giải:

a) Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là:

s = vt = 9.1 = 9 km = 9000 m

Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:

A = F.S = 200.9000 = 1800000 J

Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là:

Giải bài C6 trang 53 SGK Vật lý 8 hay, chi tiết

b) Ta có:

Giải bài C6 trang 53 SGK Vật lý 8 hay, chi tiết nhất

Giải bài C6 trang 53 SGK Vật lý 8 hay, chi tiết nhất

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 15

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Công suất

- Để biết người nào hay máy nào làm việc khỏe hơn (thực hiện công nhanh hơn), người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

- Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.

2. Công thức tính công suất

Công thức:  P = A / t

Trong đó:

A là công thực hiện được

t là thời gian thực hiện công

3. Đơn vị công suất

Nếu công A được tính bằng 1J, thời gian t được tính là 1s thì công suất được tính là:

Lý thuyết Vật lý 8 Bài 15: Công suất 

Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu là W)

1 W = 1 J/s

1 kW (kilôoát) = 1000 W

1 MW (mêgaoát) = 1000 kW = 1000000 W

Chú ý: Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa)

Mã lực Pháp (kí hiệu là CV): 1 CV ≈ 736 W

Mã lực Anh (kí hiệu là HP): 1 HP ≈ 746 W

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Tính công suất

Tính công suất khi biết lực tác dụng F và vận tốc chuyển động v:

P = F.v

Chú ý:

Đơn vị của lực tác dụng F là N

Đơn vị của vận tốc v là m/s

Đơn vị của công suất là W

2. Tính hiệu suất

Áp dụng công thức 

Lý thuyết vật lý 8 Bài 15: Công suất

Trong đó:

Aci là công có ích.

Atp là công toàn phần.

►►Tải free hướng dẫn giải  bài tập Vật lý lớp 8 Bài 15: Công suất file word, pdf tại đường link dưới đây:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn vật lý như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Từ khóa » Giải Bài Tập Công Và Công Suất Lớp 8