Giai Cấp Công Nhân Là Gì? Sứ Mệnh Lịch Sử Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Giai cấp công nhân được xem là lực lượng không thể thiếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải, vật chất… Vậy hiểu rõ hơn về giai cấp công nhân thế nào? Mục lục bài viết
- Giai cấp công nhân là gì?
- Sự ra đời của giai cấp công nhân thế giới
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, phát triển thế nào?
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì?
Giai cấp công nhân là gì?
Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống.
Giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao.
Đây là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải, vật chất đồng thời cải tạo các quan hệ xã hội.
Giai cấp công nhân là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Do đó, lợi ích cơ bản của giai cấp này cũng đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản.
Có thể thấy, giai cấp công nhân có những đặc điểm cơ bản như: là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp, có tinh thần cách mạng triệt để và là đại biếu cho lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất tiên tiến…
Sự ra đời của giai cấp công nhân thế giới
Giai cấp công nhân được xem là con đẻ của nền đại công nghiệp.
Giai cấp công nhân trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp về cơ bản đã thay thế nền sản xuất thủ công.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho nhà tư bản, hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Họ là giai cấp bị phụ thuộc trong sản xuất và là giai cấp bị bóc lột giá trị thặng dư trong phân phối.
Sự phát triển của thời đại công nghiệp đã tập hợp giai cấp công nhân lại thành một tập đoàn rộng lớn, trở thành giai cấp vô sản hiện đại. Do vậy, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, phát triển thế nào?
Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào năm nửa cuối thế kỷ XIX. Sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo hình thành nên một giai cấp.Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, do ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước chuyển biến sâu sắc.
Giai cấp công nhân từng bước giác ngộ về địa vị, vai trò của mình trong xã hội, trong cách mạng Việt Nam. Và sự ra đời của Công hội đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới về chất của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác.
Giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên, phát triển về mọi mặt, từng bước giác ngộ, hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
Giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn là trung tâm của các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Đặc biệt, công nhân Việt Nam đã xây dựng một tổ chức công đoàn có hệ thống từ trung ương tới cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động ….
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì giai cấp công nhân được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Vì không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân buộc bán sức lao động cho nhà tư bản để sống. Do đó, họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư họ tạo ra trong thời gian lao động.
Chính vì địa vị kinh tế xã hội của mình đã giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử, chính là khả năng đoàn kết toàn bộ giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân phải trải qua hai bước.
Thứ nhất, giai cấp công nhân biến thành giai cấp thống trị, giành lấy chính quyền nhà nước vào tay mình.
Thứ hai, giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình trong suốt những năm qua, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.
Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là gì?
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.
Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để và được xem là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Giai cấp công nhân còn là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin vừa phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vừa dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.
HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho giai cấp công nhân là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Từ khóa » đặc điểm Cơ Bản Giai Cấp Công Nhân Việt Nam
-
Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Có Những đặc điểm Riêng Nào?
-
Đặc điểm Giai Cấp Công Nhân? Đặc điểm Nào Quan Trọng Nhất?
-
Đặc điểm Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Và Vai Trò Của Đảng ...
-
Đặc điểm Cơ Bản Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam - StuDocu
-
Đặc điểm Cơ Bản Nhất Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Là - Khóa Học
-
[PDF] MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Cơ BẢN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
-
Vai Trò, đặc điểm Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Trong Thời Kỳ Công ...
-
Đặc điểm Cơ Bản Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam? - Tự Học 365
-
Đặc điểm Ra đời Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Như Thế Nào?
-
Giai Cấp Công Nhân Là Gì ? Sứ Mệnh Lịch Sử Của ... - Luật Minh Khuê
-
Những đặc điểm Cơ Bản Của Giai Cấp Công Nhân - Áo Kiểu Đẹp
-
Bàn Về Bản Chất Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam
-
Những đặc điểm Cơ Bản Của Giai Cấp Công Nhân.DOC - 123doc