Giai Cấp Nông Dân Trong Khối đại đoàn Kết Toàn Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
(ĐCSVN) - Giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam có sự tôi luyện trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, thực hiện CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân.
|
Giai cấp nông dân Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ghi nhận, khen thưởng. (Ảnh minh họa. Nguồn: Hoàng Long) |
Do vị trí, vai trò quan trọng của sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN, trong Báo cáo đã có 15 lần nhắc tới “đại đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc” và viết thành một mục riêng, có nhận định, đánh giá, có phương hướng nhiệm vụ: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc để nâng cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam; tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong nội dung này, Báo cáo nêu rõ “Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp dịch vụ. Nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo dục, thông tin..., cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp”. Toàn bộ những vấn đề nêu trên, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và xây dựng giai cấp nông dân là khẳng định sự nhất quán của Đảng ta “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo” đã làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, trước đổi mới, trong đổi mới.
Bước vào thời kỳ mới CNH – HĐH , hội nhập và phát triển – vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vừa kế thừa, vừa có bước phát triển về chất lượng mới, đó là “Tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Do đó, giai cấp nông dân phải làm tròn trách nhiệm của mình với 4 vai trò chủ yếu:
1/ Nông dân là lực lượng sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn..., sản xuất ra lương thực, thực phẩm, một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp... để nuôi sống xã hội, cung cấp một số hàng tiêu dùng, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
2/ Nông dân là lực lượng sản sinh, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm cả: Văn hóa vật thể, phi vật thể.
3/ Nông dân là một lực lượng chính trị hùng hậu, có ở tất cả các vùng miền của đất nước như: miền núi, biển đảo, trung du, đồng bằng, ven đô và đô thị nhỏ. Nông dân là nguồn chủ yếu cung cấp nhân lực cho lực lượng vũ trang, công nhân, đội ngũ trí thức, công chức, viên chức của đất nước. Lực lượng chính trị này, trung thành và tự nguyện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời nông dân hăng hái thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng.
4/ Nông dân là lực lượng trọng yếu bảo vệ tài nguyên và môi trường của đất nước, bao gồm: rừng, biển đảo, nước, khoáng sản...vv. Nông dân là nguồn nhân lực quốc gia, cung cấp lao động trẻ cho tất cả các ngành kinh tế, xã hội, thương mại, dịch vụ...
Với 4 vai trò chính, chúng ta có quyền khẳng định: Nông dân là một lực lượng trọng yếu về: Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và sự nghiệp CNH – HĐH - Đô thị hóa.
Sau 30 năm thực hiện đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết, những chính sách lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân như: Ban hành thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các Chương trình mục tiêu quốc gia như:
- Chương trình xóa đói giảm nghèo
- Chương trình 135 về xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới hải đảo.
- Giao đất ổn định, lâu dài cho cá nhân, hộ nông dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Chương trình 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Chương trình tạo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất...
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam bằng sự nỗ lực vượt khó và niềm tin với Đảng, Nhà nước, nông dân ta đã có những đóng góp lớn lao, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ghi nhận. Vị thế, vai trò của người nông dân, giai cấp nông dân được nâng cao, mở rộng và tham gia ngày một nhiều hơn vào công việc của Đảng, Nhà nước, địa phương và cộng đồng. Nhờ vậy, sự nghiệp đổi mới của Đảng, của dân tộc 30 năm qua đã đạt được những thành tựu lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, như: Đảm bảo an toàn, an ninh lương thực quốc gia; cung cấp đủ và vượt lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước;10 mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu xếp thứ hạng cao trên thế giới gồm: Gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cà phê, các sản phẩm về gỗ, sắn, thủy sản,… Biên giới đất liền, biển đảo được giữ vững, an ninh chính trị, an toàn xã hội; công cuộc xây dựng Nông thôn mới đạt được kết quả ban đầu quan trọng và đã trở thành phong trào rộng lớn cuốn hút các lực lượng xã hội tham gia. Thực tiễn nhiều năm qua đã chứng minh rằng: Nông dân, nông nghiệp, nông thôn đã trở thành “trụ đỡ” của kinh tế – xã hội Việt Nam trong những điều kiện và khó khăn nhất. Niềm tin với Đảng, Nhà nước, với chế độ vẫn là dòng chủ lưu chính trong tư tưởng, nhận thức và hành động của nông dân, lực lượng nông dân.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng “mẫu hình người nông dân mới, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thì vai trò của người nông dân còn nhiều hạn chế, đó là:
1. Về địa vị, vai trò kinh tế của nông dân đang có biểu hiện mờ dần và giảm sút trong quá trình CNH - HĐH và Đô thị hóa. Không ít bộ, ngành và địa phương coi nông dân, nông nghiệp là “chiếc sân sau của công nghiệp” nên việc đầu tư phát triển nông nghiệp giảm sút mạnh từ 32,4% của những năm 1989-1990 xuống còn 14,2% những năm 2005-2010 và chỉ còn 6,12%, 6,06% những năm 2012 – 2014. Cùng với khó khăn của tiêu thụ nông sản, đã làm cho kinh tế nông nghiệp chững lại, giảm sút và kéo theo là quyền “định giá nông sản”..., điều này đồng nghĩa với địa vị, vai trò kinh tế của nông dân giảm sút theo. Và dẫn tới thu nhập của nông dân giảm, tạo ra tâm lý nông dân không muốn làm nông nghiệp.
2. Khoa học kỹ thuật nông nghiệp khó “thâm nhập vào lực lượng nông dân” do lao động nông nghiệp trẻ (từ 25 đến 30 tuổi) vừa ly quê, ly nông. Cùng với đất sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, nông sản giá thành cao, chất lượng thấp,… dẫn đến khả năng hội nhập kinh tế thế giới của nông dân, nông nghiệp Việt Nam chậm, tụt hậu xa hơn đối với các quốc gia phát triển trên thế giới.
3. Quá trình Công nghiệp hóa, đô thị hóa trong 20 năm qua và những năm tới tiếp tục lấy đi đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng đất 2 lúa, đất ven trục lộ giao thông, đất ven đô thị…; việc “đào tạo nghề cho lao động nông thôn” vừa yếu kém, vừa chất lượng thấp, môi trường nông thôn xuống cấp nghiêm trọng..., dẫn đến nông dân thiếu việc làm, nông thôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy đoàn kết nông dân, liên minh công – nông – trí trở nên khó khăn hơn.
4. Về văn hóa xã hội: nông dân đang mất dần năng lực sáng tạo văn hóa, bị cuốn theo lợi ích vật chất. Lối sống thực dụng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, đua theo lợi ích trước mắt mà buông lỏng vệ sinh an toàn thực phẩm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Văn hóa truyền thống “tình làng, nghĩa xóm” đang bị bào mòn. Một bộ phận nông dân trẻ có lối sống đua đòi, hưởng thụ cao hơn lao động, xa dần văn hóa, nghệ thuật dân gian, lịch sử dân tộc và dễ dàng từ bỏ nguồn gốc “nông dân” của mình.
5. Nông dân đang bị phân hóa giàu nghèo xu thế ngày càng tăng. (Trước đổi mới khoảng cách là 3,5 lần; trong đổi mới 5,6 lần; hiện tại là 10,2 lần). Trong xã hội, có một lớp người giàu nhanh chóng do khai thác, sử dụng tài nguyên đất nước và tiếp cận được nguồn lực tài chính, trong khi, nông dân đang trở nên khó khăn hơn. Cùng với những tệ nạn tham nhũng, quan liêu, xa rời thực tế của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm giảm sút niềm tin của nông dân với Đảng, với Nhà nước.
Từ những mặt được, chưa được, để đạt được mục tiêu “người nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”, thực hiện thành công CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam; xin kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò của giai cấp nông dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Một là, cần cụ thể hóa chương trình, nội dung dài hạn xây dựng giai cấp nông dân gắn liền với phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 – BCH Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó trọng điểm là đến năm 2020, nâng mức thu nhập của nông dân lên gấp 2,5 lần so với năm 2008 và tăng dần vào những năm tiếp theo giai đoạn 2020-2030. Đây là nền tảng để nâng cao dân sinh, dân trí, dân luật, dân chủ cho nông dân, lực lượng nông dân.
Hai là, đầu tư cho “Tam nông” đúng theo Nghị quyết Trung ương 7, đảm bảo giai đoạn 5 năm sau gấp 2,5 lần 5 năm trước (2008-2013, 2013-2018,…). Cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực nên tập trung vào 4 vấn đề then chốt sau đây mà người sản xuất nhỏ, nông nghiệp đang khó khăn, gồm:
- Công nghiệp và phương tiện bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
- Xây dựng thương hiệu, thông tin mở ra thị trường.
- Hạ tầng vật chất cho vùng miền, quy hoạch sản xuất.
- Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khoa học kỹ thuật công nghệ và liên kết sản xuất, tiêu thụ.
Ba là, quy hoạch tổng thể ngành, hàng sản xuất theo thế mạnh của vùng miền, địa phương và đặc điểm đất, sinh thái cây trồng vật nuôi gắn với phát triển công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ cho phù hợp. Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành theo quy hoạch, kế hoạch.
Bốn là, tập trung giải quyết khó khăn, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng 3 biện pháp mạnh, đột phá gồm: Khoa học kỹ thuật; An toàn vệ sinh thực phẩm và cung cấp thông tin thị trường, giá cả; gắn liền với mở rộng, phát triển thị trường tiềm năng có giá trị sinh lời cao như: Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật… hạn chế thấp nhất đến thị trường dễ tính, giá rẻ và bấp bênh.
Năm là, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng tăng cường liên kết, phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm, ngành hàng theo thế mạnh vùng, miền. Hướng trọng tâm nông sản vào xuất khẩu, có sức cạnh tranh cao. Gắn tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác với đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nghề trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.
Sáu là, mở rộng, nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có lộ trình thích hợp để nông dân tham gia và được hưởng lương hưu; đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công cuộc xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, là chiếc nôi thân yêu, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, cao quý của người nông dân Việt Nam.
Bảy là, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề, đưa thông tin về cơ sở tới từng địa bàn dân cư; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ nông dân, trung tâm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân. Qua đó, để nông dân chủ động, tham gia nhiều hơn vào giám sát hoạt động đối với cán bộ, đảng viên, cơ quan công quyền và xây dựng chính sách pháp luật của nhà nước; tự tin bảo vệ quyền và nghĩa vụ, lợi ích của công dân theo hiến pháp, pháp luật. Tổng kết lý luận gắn thực tiễn, đề ra các tiêu chí và chỉ đạo xây dựng mẫu hình " người nông dân mới" trong thời kỳ CNH, HĐH để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Nguyễn Quốc Cường Ủy viên Trung ương Đảng Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
Từ khóa » Giai Cấp Nông Dân Là Gì
-
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ GIAI CẤP NÔNG DÂN VÀ Ý ...
-
Nông Dân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "giai Cấp Nông Dân" - Là Gì?
-
Đặc điểm Của Giai Cấp Công Nhân, Giai Cấp Nông Dân Và Tầng Lớp Trí ...
-
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
-
Vị Trí, Vai Trò Của Giai Cấp Nông Dân Và Liên Minh Công
-
Nông Dân Là Một Lực Lượng Rất To Lớn Của Dân Tộc, Một đồng Minh Rất ...
-
13. Giai Cấp Nông Dân | Việt Nam
-
Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Liên Minh Giai Cấp, Tầng Lớp Trong Cách ...
-
Thấu Hiểu Giá Trị Cốt Lõi Của Người Nông Dân Và Tổ Chức Hội Nông ...
-
Khơi Dậy Khát Vọng Vươn Lên Và Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Giai Cấp ...
-
Vai Trò Và Vị Thế Của Hội Nông Dân Việt Nam Trong Xây Dựng Và Phát ...
-
ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ...
-
[PDF] Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Thành Lập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10/1930