Giải Công Nghệ 11 Bài 6: Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể
Có thể bạn quan tâm
Giải Công nghệ 6 bài 11 Đèn điện - Kết nối tri thức
Giải Công nghệ 11 bài 6: Thực hành Biểu diễn vật thể vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Giải bài 6 Công nghệ 11: Thực hành Biểu diễn vật thể
- Chuẩn bị
- Nội dung
- Các bước vẽ biểu diễn vật thể
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 1
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 2
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 3
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 4
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 5
- Giải công nghệ 11 trang 36 bài 6
- Luyện tập Bài 6 Công nghệ 11
Chuẩn bị
Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy,...
Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
Tài liệu: Sách giáo khoa
Đề bài: Bản vẽ hai hình chiếu của vật thể.
Nội dung
Cho bản vẽ hai hình chiếu của vật thể đơn giản, yêu cầu:
- Đọc bản vẽ và hình dung được hình dạng vật thể.
- Vẽ hình chiếu thứ ba, hình cắt trên hình chiếu đứng và hình chiếu trục đo của vật thể.
- Ghi các kích thước của vật thể lên các hình chiếu vuông góc.
Các bước vẽ biểu diễn vật thể
Nội dung các bước tiến hành vẽ biểu diễn vật thể
+ Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích hình dạng ổ trục. Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng của từng bộ phận vật thể.
Đọc hình chiếu ổ trục ta nhận thấy:
- Hình chiếu đứng gồm 2 phần, có kích thước khác nhau: Phần trên có chiều cao 28, đường kính 30. Phần dưới có chiều cao 12, chiều dài là 60. Ở giữa là lỗ khoét hình trụ có Φ14, cao 40, ở đế có hai rãnh khoét
- Với hình chiếu bằng, phần trên tương ứng với vòng tròn lớn ở giữa, phần dưới tương ứng hình chữ nhật bao ngoài. Như vậy, phần trên thể hiện hình trụ và phần dưới thể hiện hình hộp chữ nhật.
- Hình chiếu đứng phần hình trụ có hai nét đứt chạy suốt chiều cao tương ứng với đường tròn 14 ở hình chiếu bằng thể hiện lỗ hình trụ ở giữa.
- Trên hình chiếu đứng của phần hình hộp có hai nét đứt ở hai bên tương ứng với phần khuyết tròn ở hình chiếu bằng thể hiện hai rãnh trên đế hình hộp.
+ Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba. Sau khi hình dung hình dạng vật thể tiến hình vẽ hình chiếu cạnh từ hai hình chiếu đã cho. Lần lượt vẽ từng bộ phận như cách vẽ giá chữ L ở bài 3.
Hình 2. Hình dạng của ổ trụ
Hình 3. Vẽ hình chiếu thứ ba
+ Bước 3: Vẽ hình cắt
- Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng
- Đối với ổ trục, hình chiếu đứng là hình đối xứng, nên chọn mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên để quan lỗ chính giữa của ổ trục và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Hình cắt một nửa ổ trục thể hiện rõ hơn lỗ, chiều dày của ống rãnh và chiều dày của đế
Hình 5. Hình cắt của ổ trục
+ Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo.
- Chọn trục đo
- Chọn mặt phẳng cơ sở
Hình 6. Chọn trục đo và mặt phẳng cơ sở
- Tiến hành vẽ theo các bước
Hình 7. Vẽ hình chiếu trục đo của ổ trục
- Tẩy xóa nét thừa, tô đậm hình
Hình 8. Hình dạng của vật thể sau khi đã tiến hành các bước vẽ
- Ghi kích thước, kẻ và ghi nội dung của khung tên tương tự Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Hình 9. Bản vẽ của ổ trục
Báo cáo kết quả thực hành
Kết luận
Sau khi thực hành bài Biểu diễn vật thể các em sẽ đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản, biết cách vẽ hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 1
Gá lỗ tròn TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 2
Gá mặt nghiêng TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 3
Gá lỗ chữ nhật TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 4
Gá có rãnh TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 5
Gá chạc tròn TL 1:1
Giải công nghệ 11 trang 36 bài 6
Gá chạc lệch TL 1:1
Luyện tập Bài 6 Công nghệ 11
Câu 1: Các bước để lập bản vẽ chi tiết theo trình tự nào trong các trình tự sau đây?
A. Vẽ mờ - Ghi phần chữ - Bố trí các hình biểu diễn và khung tên - Tô đậm
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên - Vẽ mờ - Ghi phần chữ - Tô đậm
C. Vẽ mờ - Bố trí các hình biểu diễn và khung tên - Ghi phần chữ - Tô đậm
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên - Vẽ mờ - Tô đậm - Ghi phần chữ
Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật, những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị là:
A. Cm
B. Mm
C. Dm
D. M
Câu 3: Trong khung tên ghi kích thước nào đúng?
A. Chiều dài 140mm, chiều rộng 22mm
B. Chiều dài 140mm, chiều rộng 52mm
C. Chiều dài 140mm, chiều rộng 42mm
D. Chiều dài 140mm, chiều rộng 32mm
Câu 4: Khi xây dựng hình chiếu trục đo người ta chọn phương chiếu l như thế nào?
A. Không song song với các trục của hệ trục tọa độ OXYZ và mặt phẳng hình chiếu
B. Không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và song song với một trục của hệ trục tọa độ OXYZ
C. Vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và song song với một trục của hệ trục tọa độ OXYZ
D. Song song với một trục của hệ trục tọa độ OXYZ và song song với mặt phẳng hình chiếu
Câu 5: Khi ghi kích thước, đường gióng kích thước được vẽ vượt qua đường kích thước một khoảng là:
A. 3mm đến 4mm
B. 1mm đến 3mm
C. 2mm đến 4mm
D. 2mm đến 5mm
VnDoc vừa gửi tới các em Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 6: Thực hành: Biểu diễn vật thể. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã nắm được những ý chính của bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta biết được những điều cần chuẩn bị để biểu diễn vật thể, các bước vẽ biểu diễn vật thể, hướng dẫn giải từ bài 1 đến bài 6 trong sách giáo khoa trang 36. Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 2 câu hỏi luyện tập liên quan đến bài học và 5 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc cso thể rèn luyện, trau dồi kiến thức sau khi học xong bài học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em làm bài tập hiệu quả. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn, VnDoc.com chúng tôi mời các em học sinh cùng tham khảo thêm các tài liệu học tập khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,..
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.
Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé
Các em có thể tham khảo thêm:
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 5: Hình chiếu trục đo
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 7: Hình chiếu phối cảnh
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu về môn Công nghệ lớp 11:
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 9: Bản vẽ cơ khí
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 10: Thực hành: Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 11: Bản vẽ xây dựng
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
- Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật
Từ khóa » Soạn Công Nghệ Lớp 11 Bài 6
-
Công Nghệ 11 Bài 6: Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể
-
Lý Thuyết Công Nghệ 11: Bài 6. Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể
-
Thực Hành: Biểu Diễn Vật Thể Trang 32 SGK Công Nghệ 12
-
Giải Bài Tập Thực Hành Công Nghệ 11 Bài 6 - 123doc
-
Giáo án Công Nghệ 11 Bài 6 Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể - Ôn Luyện
-
SGK Công Nghệ 11 - Bài 6. Thực Hành: Biểu Diễn Vật Thể
-
Bài 6 Công Nghệ 11 (giai-bai-tap-cong-nghe-11 Ly-thuyet-bai-6-thuc ...
-
Giáo án Công Nghệ 11 Bài 6: Thực Hành: Biểu Diễn Vật Thể (t1) Mới ...
-
Bài 6. Thực Hành: Biểu Diễn Vật Thể - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
[Top Bình Chọn] - Công Nghệ Lớp 11 Bài 6 - Trần Gia Hưng
-
Công Nghệ 11 Bài 6 Trang 36
-
Giáo án Công Nghệ Lớp 11 - Bài 6: Thực Hành: Biểu Diễn Vật Thể
-
Công Nghệ Lớp 11 Bài 6 Thực Hành