Giải Cứu 9 Con Gấu Sau Hơn 17 Năm Nuôi Nhốt ở Bình Dương - BBC

Giải cứu 9 con gấu sau hơn 17 năm nuôi nhốt ở Bình Dương13 tháng 2 2022
Một trong 9 con gấu được giải cứu tại Bình Dương

Nguồn hình ảnh, WORLD ANIMAL PROTECTION

Chụp lại hình ảnh, Một trong 9 con gấu được giải cứu tại Bình Dương

Ngày 10/2 và 11/2, 9 con gấu nuôi nhốt ở Bình Dương đã được chuyển từ trang trại sang Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình. Những chủ trang trại nuôi gấu đã tự nguyện đồng ý chuyển gấu đi sau quá trình thuyết phục từ các tổ chức phi chính phủ.

Ba hộ chủ nuôi gấu ở tỉnh Bình Dương nuôi số gấu trước năm 2005 và tất cả số chúng đều được gắn microchip theo dõi. Chưa rõ số tuổi chính xác của từng con gấu nhưng ước tính chúng đều trên 17 tuổi.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến chuyển 4 con, bà Huỳnh Thị Mỹ đồng ý chuyển 3 con, ông Vũ Văn Hiên chuyển 2 con.

Sau khi đồng ý giao một con gấu đực (nặng 185 kg) và một gấu cái (nặng 190 kg), ông Hiên nói với BBC News Tiếng Việt rằng: "Tôi quyết định đưa gấu vào trung tâm cứu hộ để chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn, và trả chúng về tự nhiên. Tôi đã xem thông tin về truyền thông, hiểu và an tâm khi chuyển gấu vào trung tâm cứu hộ."

Magdalena Scherk-Trettin, Điều phối dự án gấu của Four Paws cho biết như vậy cho đến nay 18 con gấu nuôi ở Bình Dương đã được giải cứu.

"Đội ngũ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho 9 con gấu mới có được sự chăm sóc để hồi phục từ những tổn thương trong quá khứ", bà Magdalena cho biết.

Các chú gấu được đặt tên như: Núi, Vui, An, Thi, Tài, Tín, Khôi, Danh và Tèo và sẽ trải qua phần đời còn lại tại Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình.

Nhốt trong cũi chật hẹp

Những con gấu đã phải sống trong điều kiện chuồng cũi rất chật hẹp trong hơn 17 năm qua

Nguồn hình ảnh, WORLD ANIMAL PROTECTION

Chụp lại hình ảnh, Những con gấu đã phải sống trong điều kiện chuồng cũi rất chật hẹp trong hơn 17 năm qua

Ông Lê Duy Phương, Cố vấn tại Việt Nam của World Animal Protection nói với BBC News Tiếng Việt rằng đây là số gấu được các chủ trang trại nuôi trước 2005 và hoàn toàn đến từ tự nhiên, không có cá thể gấu nào được sinh mới.

"Trước thời điểm 2005, Luật bảo vệ gấu thuộc luật bảo vệ rừng của Việt Nam chưa chặt chẽ. Từ 2005, Việt Nam mới có Luật Lâm nghiệp, quản lý chặt chẽ hơn động vật hoang dã trong đó có gấu. Khoảng 4.500 gấu nuôi nhốt vào năm 2005."

Theo ông Phương thì sau đó tổ chức World Animal Protection mới hỗ trợ gắn microchip để quản lý số gấu nuôi.

"Khi bắt đầu quản lý thì số gấu được nuôi trước năm 2005 sẽ không bị tịch thu, chỉ có gấu nuôi sau 2005 mới bị tịch thu theo luật pháp Việt Nam. Ngoài ra sẽ có lập biên bản không được lấy mật gấu."

Ông Phương nói hằng năm các tổ chức phi chính phủ hay cơ quan kiểm lâm có đi kiểm tra, đến trang trại và thuyết phục chủ gấu từ bỏ gấu để chúng có cuộc sống còn lại cuối đời tốt hơn.

"Trại nuôi họ cho gấu ăn như heo, nhốt trong cũi hẹp. Quá trình thuyết phục phải trường kỳ. Chính phủ Việt Nam hay các tổ chức phi chính phủ không có đền bù, người chủ nuôi hoàn toàn tự nguyện chuyển đưa gấu đi [đến trung tâm cứu hộ]", ông Phương cho biết.

Maya Pastakia, Quản lý Chiến dịch Động vật hoang dã của World Animal Protection nói rằng: "Hàng trăm con gấu [ở Việt Nam] vẫn còn chịu phần đời bị hành hạ trong sự giam cầm. 9 con gấu này đã bị nuôi trong những chuồng rất chật hẹp, không to gì hơn một booth điện thoại trong ít nhất 17 năm."

"Mặc dù đây là những con gấu được xem là may mắn vì được giải cứu nhưng vết thẹo từ những chịu đựng thể chất và tâm lý của chúng sẽ kéo dài đến hết cuộc đời."

Vụ đàn chó Cà Mau: Hai vợ chồng nhận nuôi 15 con chó mới

Gia tăng mối nguy lây lan virus chết người từ thú cưng là động vật hoang dã

'Khó phát hiện việc lấy mật gấu'

Một con gấu ở Bình Dương được gây mê để chuyển sang trung tâm cứu hộ

Nguồn hình ảnh, WORLD ANIMAL PROTECTION

Chụp lại hình ảnh, Một con gấu ở Bình Dương được gây mê để chuyển sang trung tâm cứu hộ

Ông Lê Duy Phương nói với BBC News Tiếng Việt rằng có 4.300 con gấu tại Việt Nam được gắn microchip để theo dõi vào 2005 và năm 2016 chúng được gắn microchip thứ 2.

Như vậy mỗi con gấu có 2 microchip. Tuy nhiên ông Phương cho biết khó buộc tội chủ hộ có lén lút lấy mật gấu hay không dù tàng trữ, lấy mật gấu ở Việt Nam là bất hợp pháp.

Theo ông Phương thì việc lấy mật lén lút chỉ kéo dài trong 30-60 phút và không thể kiểm soát.

"Như năm 2000-2001 họ gây mê gấu, dùng máy siêu âm định vị vị trí mật rồi chích mũi tiêm vào và chảy mật ra. Chích vào thường xuyên sẽ gây đau đớn, gây viêm nhiễm túi mật, gấu có thể bệnh hoặc chết."

"Trước đây thì tùy thuộc vào nguồn cung cầu, nếu bán được mật gấu thì có thể chích lấy mật một tháng một lần. Con lớn thì có thể lấy được 300 ml mật, thu được mấy chục triệu."

Ông Phương kể lại vào thời điểm 2000-2002 một số chủ nuôi gấu cho biết "tiền đựng thậm chí bao tải", khi đó gấu bị bắt từ rừng rất là nhiều và nhu cầu mật gấu cao

Về thị trường tiêu thụ mật gấu hiện nay, ông Phương cho biết tuy có giảm hơn so với trước nhưng vẫn có còn có nhu cầu.

"Với kinh nghiệm cá nhân thì có thể biết họ [chủ nuôi] đã lấy mật gấu hay không. Ví dụ khi mình đến thì thấy cũi gấu, cửa có khóa, nếu mà người ta không lấy mật thì không cần mở cửa chuồng, dây thép bị gỉ. Nếu dây thép mới, ổ khóa mới thì chỉ có hút mật họ mới mở ra thôi. Tuy nhiên vẫn chưa thể đưa vào yếu tố buộc tội người ta."

"Nếu có khách hàng thì họ sẽ tiếp tục lấy mật gấu. Qua những lần tiếp xúc với chủ nuôi gấu thì vẫn có hiện tượng chích lấy mật gấu bán cho người bị bệnh nan y, mãn tính. Thầy lang khuyên là nên uống mật gấu cho khỏe. Trường hợp đó thì họ [người tiêu dùng] bị buộc phải mua và khi đó sẽ có chuyện lấy mật gấu", ông Phương nói với BBC.

Theo World Animal Protection thì nhu cầu mật gấu hiện nay đã giảm tuy nhiên vẫn có khách hàng

Nguồn hình ảnh, WORLD ANIMAL PROTECTION

Chụp lại hình ảnh, Theo World Animal Protection thì nhu cầu mật gấu hiện nay đã giảm tuy nhiên vẫn có khách hàng

Bà Maya Pastakia, Quản lý Chiến dịch Động vật hoang dã của World Animal Protection nói với BBC rằng: "Vẫn có những lựa chọn khác từ thảo dược, từ thuốc Đông y truyền thống mà không phải từ mật gấu. Việc những con gấu hoang dã bị giam cầm, buôn bán trái phép và sống trong những điều kiện trại nuôi là hoàn toàn không cần thiết và không thể chấp nhận được về mặt đạo đức."

Theo báo cáo mang tên Cruel Cures từ World Animal Protection năm 2020, với phần cập nhật số liệu vào năm 2022 thì hiện tại Việt Nam đã giảm từ 4.500 con (năm 2005) xuống còn 305 cá thể gấu bị nuôi nhốt sau khi 9 con gấu đã được giải cứu vào ngày 10 và 11/2.

Tại Trung Quốc tính đến năm 2020, thì có hơn 20.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại 68 trang trại gấu được cấp phép. Ở Lào thì năm 2017 có khoảng 116 con gấu bị nuôi nhốt, Myanmar là khoảng từ 200-300 con, Hàn Quốc hiện còn 360 con, giảm từ 1.400 con vào thời điểm năm 1981 nhờ vào cam kết chống nuôi nhốt gấu để lấy mật.

'Cần cấm vận chuyển gấu'

Vẫn còn hơn 300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại Việt Nam

Nguồn hình ảnh, WORLD ANIMAL PROTECTION

Chụp lại hình ảnh, Vẫn còn hơn 300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại Việt Nam

"Để chấm dứt triệt để nạn nuôi gấu lấy mật theo tôi thì các cơ quan quản lý phải tăng cường quản lý thuyết phục và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ. Cơ quan kiểm lâm không thường xuyên vì phải kiểm tra nhiều loài động vật hoang dã khác rồi phải đi kiểm tra gỗ."

"Phải có quy định cấm quy định vận chuyển gấu từ địa điểm này đến địa điểm kia. Hiện nay Việt Nam chưa có quy định cấm chuyện di chuyển gấu vì nếu có xin phép thì đi được" ông Phương nói với BBC.

Bà Maya Pastakia cho rằng điều cần làm ngay bây giờ là "chính phủ Việt Nam phải tìm cách khắc phục những lổ hổng pháp lý và cấm những chủ nuôi giam giữ gấu trong chuồng."

Một ví dụ mà Việt Nam có thể tham khảo là từ Hàn Quốc. Ngày 26/1/2022, Hàn Quốc thông báo chấm dứt tình trạng nuôi gấu để lấy mật.

Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Bear Farmers Association và những tổ chức bảo vệ động vật khác trong nước. Thỏa thuận cũng đề ra cam kết cấm việc nuôi gấu lấy mật hay lấy mật gấu từ ngày 1/1/2026 và các bên đồng ý phối hợp để bảo tồn, chăm sóc số gấu còn lại một cách nhân đạo.

Hồi năm 2018, Đại diện Tổ chức Động vật châu Á nói với BBC về gấu được giải cứu từ các trại nuôi lấy mật ở Việt Nam.

Chụp lại video, VN sẽ không còn gấu hoang?

Trả lời phỏng vấn với phóng viên Nguyễn Hoàng, ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Animals Asia Vietnam (Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam) khi đó nói những con gấu được cứu hộ khó thể hòa nhập lại tự nhiên.

“Qua các tour thăm quan Trung tâm Cứu hộ Gấu tại Tam Đảo này, chúng tôi muốn các em học sinh ý thức được việc nuôi gấu lấy mật ảnh hưởng thế nào tới công tác bảo tồn. Thông qua quan sát và có những cảm xúc thực sự thì các em sẽ thấy cần làm gì để bảo vệ loài gấu.

“Tôi muốn gửi thông điệp tới những người con đang nuôi gấu là hãy hợp tác với các tổ chức như chúng tôi để bàn giao lại gấu cho nhà nước và trả lại cho gấu một cuộc sống bình yên vì gấu đã bị lạm dụng rất lâu rồi,” ông Tuấn nói với BBC.

Tin liên quan

  • Bức ảnh 'đàn chó về quê' nổi tiếng

    Vụ đàn chó Cà Mau: Hai vợ chồng nhận nuôi 15 con chó mới

    9 tháng 2 năm 2022
  • reindeer thumb

    Video, Cứu những con tuần lộc cuối cùng của Kyrgyzstan

    1 tháng 1 năm 2022
  • Nhân viên cứu hộ tại Việt Nam đang chăm sóc một con báo con

    Gia tăng mối nguy lây lan virus chết người từ thú cưng là động vật hoang dã

    29 tháng 9 năm 2021
  • Keyframe #1

    Video, Việt Nam còn bao nhiêu con hổ hoang dã?

    13 tháng 11 năm 2021

Tin chính

  • Ai có thể thay thế ông Biden?

    2 giờ trước
  • Bầu cử Anh: Đảng Lao động của ông Keir Starmer thắng đậm

    5 giờ trước
  • Việt Nam: Bộ Chính trị và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'

    7 giờ trước

BBC giới thiệu

  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam: Bộ Chính trị và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'
  2. 2Căn cứ quân sự Ream của Campuchia quan trọng thế nào nếu Việt Nam rơi vào xung đột quân sự? (bài 3)
  3. 3Bầu cử Anh: Đảng Lao động của ông Keir Starmer thắng đậm
  4. 4Trung Quốc đem máy bay, xe pháo tới Lào tập trận 'Lá chắn hữu nghị'
  5. 5Ai có thể thay thế ông Biden?
  6. 6Quốc tế kêu gọi Thái Lan không dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam
  7. 7Trung Quốc đang làm gì tại căn cứ quân sự Ream của Campuchia? (bài 2)
  8. 8‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  9. 9Các dòng tiền trong vụ việc liên quan con trai ‘vua rác’ David Dương
  10. 10Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

Từ khóa » Hình ảnh Con Gấu Kiến