Giải Cứu Phi Công Kẹt Trong Buồng Lái Tiêm Kích Tàng Hình F-22 - SOHA

Tai nạn hy hữu của chiếc tiêm kích tàng hình F-22 mang số hiệu 03-041 vào năm 2006 có thể là điều mà Không quân Mỹ muốn quên nhất trong lịch sử vận hành dòng tiêm kích tàng hình này, khi chiến đấu cơ đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ không thể mở cửa buồng lái và nhốt phi công điều khiển nó trong máy bay suốt 5 giờ trước khi được giải cứu.

Trong đầu những năm 2000, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "biệt danh – Chim ăn thịt" là dòng chiến đấu cơ đắt và hiện đại nhất của Không quân Mỹ, tuy nhiên những cái nhất của F-22 cũng khiến nó có một ngày tồi tệ.

Giải cứu phi công kẹt trong buồng lái tiêm kích tàng hình F-22: Phải dùng biện pháp mạnh - Ảnh 1.

Viên phi công kém may mắn bị nhốt ngay bên trong chiếc F-22 của mình. Ảnh: f-16.net.

Giải cứu phi công kẹt trong buồng lái tiêm kích tàng hình F-22: Phải dùng biện pháp mạnh - Ảnh 2.

Nhân viên cứu hộ của Căn cứ Langley đánh dấu vị trí sẽ cắt trên kính buồng lái F-22 để cứu viên phi công ra ngoài. Ảnh: f-16.net.

Theo đó vào ngày 10/4/2006 tại căn cứ không quân Langley, chiếc F-22 mang số hiệu 03-041 thuộc Phi đội tiêm kích số 27 cũng viên phi công điều khiển nó trong quá trình chuẩn bị cho buổi bay huấn luyện đã gặp phải một sự cố hy hữu, khi cửa kính của buồng lái không hoạt động.

  • Tinh hoa vũ khí Việt: Chế tạo hệ thống chữa cháy tự động cho xe tăng T-54 - Lợi ích lớn

Mọi nỗ lực của viên phi công từ bên trong buồng lái của chiếc F-22 đều thất bại, kể cả việc khởi động lại hệ thống điều khiển của máy bay, cửa buồng lái của chiếc F-22 vẫn trong trạng thái khóa. Buộc phi công phải nhờ tới sự trợ giúp từ bên ngoài.

Điều đáng nói là ngay cả khi có sự can thiệp từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật mặt đất từ bên ngoài, cửa buồng lái chiếc F-22 vẫn đóng chặt. Sau nhiều giờ vật lộn với chiếc máy bay, các nhân viên của căn cứ Langley đã phải nhờ tới sự trợ giúp từ bộ phận kỹ thuật của Lockheed Martin và Văn phòng Chương trình Hệ thống F-22.

Thế nhưng ngay cả những người góp phần tạo nên chiếc máy bay trị giá 150 triệu USD này cũng không thể giúp các nhân viên kỹ thuật ở Langley mở cửa kính buồng lái chiếc F-22.

Giải cứu phi công kẹt trong buồng lái tiêm kích tàng hình F-22: Phải dùng biện pháp mạnh - Ảnh 4.

Nhân viên cứu hộ của Căn cứ Langley dùng máy cắt đặc biệt cắt kính buồng lái chiếc F-22. Ảnh: f-16.net.

Giải cứu phi công kẹt trong buồng lái tiêm kích tàng hình F-22: Phải dùng biện pháp mạnh - Ảnh 5.

Sau 5 giờ ngồi bên trong buồng lái viên phi công F-22 cứu cùng đã được giải cứu. Ảnh: f-16.net.

Sau cùng khi mọi biện pháp can thiệp đều thất bại, chỉ huy cuộc giải cứu đã quyết định cắt cửa kính buồng lái chiếc F-22 mặc dù viên phi công vẫn đang rồi bên trong. Tuy nhiên với cấu tạo nhiều lớp của kính buồng lái F-22, các nhân viên cứu hộ của căn cứ Langley cũng phải mất nhiều giờ mới có thể cắt một khoảng đủ rộng cho phép phi công chui ra.

  • Trung Quốc cảnh báo Anh đưa tàu sân bay tới Biển Đông là "hành động thù địch"

  • 5 vị khách tiềm năng của MiG-35 Nga: Có 2 nước châu Á và 1 nước trên bờ vực chiến tranh với Mỹ

Như vậy chiếc tiêm kích F-22 cùng buồng lái bị lỗi của mình đã nhốt phi công điều khiển nó trong máy bay suốt 5 giờ đồng hồ trước khi được giải cứu từ 8h15 cho đến tận 13h15 chiều ngày 10/4/2006. Đây có thể là một trải nghiệm khó quên đối với viên phi công này, nhất là trên một cỗ máy đắt tiền như F-22.

Tựu chung lại sau chiến dịch giải cứu thành công, kính buồng lái của chiếc F-22 số hiệu 03-041 đã bị phá nát và không thể tái sử dụng, chi phí để thay thế kính buồng lái này có giá lên tới 182.000 USD. Bản thân Tập đoàn Lockheed Martin cũng phải xem lại thiết kế của buồng lái F-22 để tránh xảy ra các trường hợp tương tự.

Chim ăn thịt - Tiêm kích tàng hình tiên phong

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 từ Hàn Quốc của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế quan trọng

Từ khóa » Buồng Lái F 22