Giải đáp 2021: Thủy Táng Là Gì?

Khi người mất ra đi, gia quyến đều mong sẽ đưa được linh cữu người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Địa táng, hỏa táng đều là những hình thức an táng cho người đã mất quen thuộc hiện nay. Thế nhưng, dạo gần đây, cách thức thủy táng lại được nhiều người nhắc đến và tìm hiểu. Thủy táng linh cữu người đã mất là gì? Nguồn gốc của phương thức an táng này ra sao? Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp về thủy táng là gì nhé!

Thủy táng là gì? Nguồn gốc của thủy táng?

Từ xưa cho đến nay, Việt Nam chúng ta thường quen thuộc với việc địa táng cho người đã mất. Chính là chôn cất thi hài người đã mất bằng cách đào sâu chôn chặt. Đó là lý do những huyệt mộ cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chôn cất thi hài người mất. Một vài năm trước đây, công nghệ hỏa táng đã về với đất nước chúng ta.

Lịch sử của thủy táng
Lịch sử của thủy táng

Hỏa táng chính là thiêu thi hài người mất giữ lại cho cốt sau đó địa táng để người mất được an nghỉ. Hỏa táng được coi là cách thức an táng hiện đại nhất ngày nay. Tuy nhiên với nhiệt độ 800-1000 độ C cùng với khí thải xả thẳng ra môi trường lại gây ảnh hưởng xấu.

Đến với thủy táng là gì? Chúng ta cần phải hiểu về nguồn gốc của cách thức an táng người mất này. Không tốn kém diện tích đất đai, không xả khí thải ra môi trường chung, cách thức thủy táng đem đến sự kỳ vọng lớn trong tương lai. 

Thủy táng thời xưa có nguồn gốc từ cộng đồng của người Chăm. Khi có một người mất đi, gia quyến sẽ làm lễ an táng. Sau đó thả trôi linh cữu người đã mất trên sông, suối. Thân thể của người đã mất sẽ hòa vào làn nước mát, về với cội nguồn đất mẹ. Nước mang theo ý nghĩa cho sự bất tử, là đại diện của thần linh và sự hạnh phúc. Chính vì vậy, tục lệ thủy táng ngày xưa này được sử dụng nhiều trong cộng đồng người Chăm. Tuy nhiên nó lại khác xa so với công nghệ thủy táng ngày nay. 

Công nghệ thủy táng là gì?

Phong tục thủy táng xưa tưởng chừng như không gây ô nhiễm cho môi trường chung. Thế nhưng việc thi hài phân hủy có thể gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước, cũng như ảnh hưởng đến tâm linh. Đến với công nghệ thủy táng ngày nay, thi hài của người mất được phân hủy nhờ nước và chất kiềm. Đây mới chính là cách thức thủy táng được kỳ vọng nhiều nhất trong tương lai.

Thi hài trước khi được thủy táng vẫn sẽ được gia quyến thực hiện các nghi lễ tâm linh như an táng bình thường. Tuy nhiên, thay vì chọn hỏa táng, hay địa táng, chúng ta có thể lựa chọn công nghệ này để giảm bớt ô nhiễm môi trường chung. 

Phát minh cỗ máy thủy táng
Phát minh cỗ máy thủy táng

Đây là một công nghệ hiện đại và sắp có mặt tại Việt Nam. Thi thể người mất sau khi được bọc kín trong quan tài bằng lụa sẽ được đưa vào buồng thép với áp suất 10atm và nhiệt độ 180 độ C (thấp hơn nhiệt độ hỏa thiêu 80%).

Áp suất cao của nước và kiềm sẽ phân hủy thi thể trong vòng 90 phút. Sau đó thi hài sẽ bàn giao lại cho gia quyến. Giống như hỏa táng, thi hài sẽ chỉ còn lại tro cốt sạch sẽ và mát mẻ. Công nghệ thủy táng được xem là hình thức văn minh và ít độc hại nhất trên thế giới hiện nay.

Đây chính là lời giải đáp cho công nghệ thủy táng là gì? Tránh một số hiểu lầm rằng việc thủy táng là thả thi hài xuống dòng nước, hay rắc tro cốt về sông, biển. Dung dịch kiềm được sử dụng khi thủy táng chính là kali hydroxit. Chất kiềm này sẽ giúp phân hủy mô nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến phần xương của người đã mất.

Đây là cách thức nhẹ nhàng nhất để an táng cho người đã mất tính đến thời điểm hiện tại. Nếu như dùng lửa nóng để thiêu đốt, gia quyến sẽ không tránh khỏi sự xót thương, đau lòng. Thì đến với công nghệ này, gia quyến sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, mát mẻ hơn. 

Công nghệ Thủy táng ở Việt Nam?

Cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ thủy táng này vẫn chưa thực sự có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, công nghệ Thủy táng đã được sử dụng rất nhiều. Với tâm lý chung của các gia quyến, không tránh khỏi sự đau lòng, xót thương. Cách thức thủy táng có phần nhẹ nhàng hơn và đem đến nhiều lợi ích chung cho môi trường.  

Cỗ máy thủy táng
Cỗ máy thủy táng

Công nghệ thủy táng được thực hiện bằng máy thủy táng. Nhà khoa học Sandy Sullivan sau khi chứng kiến tận mắt chứng kiến con gia súc trong đại dịch lở mồm long móng bị đem đi tiêu hủy. Điều này đem đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến con người đã tốn 5 năm để thuyết phục liên minh châu âu cho ông sử dụng phương pháp khác để vô trùng và tiêu hủy xác gia súc. Cách thức tiêu hủy này sử dụng kiềm và nước cũng chính là tiền thân của công nghệ thủy táng sau này. 

Không lau sau khi Sandy Sullivan áp dụng lên gia súc, Dean Fisher – giám đốc giải phẫu tại trung tâm y tế Mayo đã ứng dụng cách thức này lên thi hài người mất. Tuy nhiên, ông cảm thấy việc để xử lý thi hài con người bằng máy công nghệ thủy táng gia súc có nhiều điểm không hợp lý. Chính vì vậy, ông đã thay đổi một số bộ phận trong máy để đem đến chiếc máy mang theo công nghệ này dành cho thi hài người mất thành công như bây giờ. Phần xương của thi hài sẽ sau khi thủy táng có thể dễ dàng lấy ra nhờ bộ phận có trong máy. 

Nhờ có phát minh này mà công nghệ thủy táng đã được áp dụng tại rất nhiều quốc gia phát triển. Việt Nam là một trong số những quốc gia sẽ đưa công nghệ này về và sử dụng trong tương lai. 

Tác dụng của việc sử dụng công nghệ thủy táng là gì?

Công nghệ thủy táng hiện đại đem đến rất nhiều tác dụng cho môi trường cũng như tâm linh. Trước hết, công nghệ thủy táng đem đến sự bảo vệ môi trường cao hơn so với an táng, hay địa táng hiện nay. Đất đai là có hạn, việc địa táng về lâu về dài sẽ không còn được sử dụng nhiều như trước. Địa táng cũng đem đến nhiều ảnh hưởng cho môi trường đất, nước ngầm. Hỏa táng hiện nay được áp dụng nhiều tại các nhà tang lễ. Thế nhưng để hỏa táng, lượng khí thải xả trực tiếp ra bầu không khí gây ô nhiễm không khí nặng nề. 

Thủy táng là gì
Thủy táng là gì

Công nghệ này không gây ảnh hưởng đến môi trường chung. Thi hài được vô trùng trước khi thủy táng đem đến sự an toàn tuyệt đối. Không chỉ có vậy, công nghệ này giúp các gia quyến có thể giữ lại trọn vẹn hài cốt của người đã mất. Đây là những lợi ích cực kỳ tốt mà thủy táng đem đến cho chúng ta. 

Về ý nghĩa tâm linh, cốt của người đã mất được giữ lại trọn vẹn sẽ đem đến sự an tâm cho gia đình. Người đã mất cũng cảm thấy được thanh thản, mát mẻ, yên giấc ngàn thu. Nhiều gia quyến đau lòng khi chứng kiến thi hài người mất đưa vào phòng hỏa táng. Chịu nóng chịu lửa đau xót.

Tuy nhiên công nghệ này lại vô cùng nhẹ nhàng, gia chủ cũng có phần nào an lòng hơn. Sau khi nhận lại tro cốt của người đã mất, gia quyến hoàn toàn có thể địa táng, hoặc thả về sông, suối, biển để người mất về với đất mẹ. 

Có thể nói, công nghệ thủy táng là gì hiện nay vẫn còn số ít các bạn chưa hiểu và biết đến. Tuy nhiên, trong tương lai, công nghệ này sẽ được áp dụng nhiều hơn tại Việt Nam. Các gia đình có thể tham khảo lựa chọn cách thức an táng cho người mất được an nghỉ thanh thản nhất. Đây chính là một phát minh khoa học hiện đại, đem đến tác dụng về tâm linh, khoa học bậc nhất hiện nay. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết. Để tìm hiểu thêm về thế giới tâm linh, các bạn có thể đón chờ những bài viết mới nhé!

Từ khóa » Thủy Táng Người Chết