Giải đáp Băn Khoăn Bị Nhiễm Sán Chó Có Nguy Hiểm Không? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh sán chó ở người là như thế nào?
Ấu trùng sán chó di chuyển và làm tổ dưới da
Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng ký sinh trùng Toxocara, trung gian lây bệnh là chó mèo. Thường thì chỉ đến khi ký sinh trùng sán chó làm tổ và phát triển mạnh mẽ thì mới bộc lộ triệu chứng ra bên ngoài.
Ký sinh trùng Toxocara sau một thời gian sinh trưởng và phát triển ở cơ thể chó, mèo, sẽ theo phân của chúng mà phát tán ra môi trường bên ngoài và trứng của loại ký sinh trùng này rất khó chết. Chúng phát triển thành phôi sau 1 - 2 tuần.
Khi vật chủ hoặc cơ thể người tiếp xúc với ký sinh trùng Toxocara, chúng nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh sán chó. Điều đáng nói là ở trong cơ thể người loại ký sinh trùng này không phát triển ngay thành con sán nhỏ mà tồn tại ở dạng ấu trùng, di chuyển qua các đường máu, thành ruột để đến nhiều vị trí của cơ thể.
Trong quá trình di chuyển, ấu trùng hình thành nên các khối u nhỏ dưới da dạng vết đỏ li ti và khiến cho vùng mà chúng đi qua phải chịu tổn thương. Bệnh sán chó có khả năng tái đi tái lại nhiều lần, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
2. Bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không?
2.1. Mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm sán chó
Về cơ bản, nhiễm sán chó có nguy hiểm không phụ thuộc vào số lượng ấu trùng thâm nhập vào cơ thể, vị trí mà nó gây tổn thương và mức độ tổn thương. Những biến chứng nguy hiểm nhất có thể kể đến là:
- Biến chứng khi ấu trùng di chuyển vào nội tạng
Viêm gan và viêm phổi là những biến chứng tương đối nguy hiểm khi ấu trùng di chuyển đến những vùng này. Nếu biến chứng ở mức độ nặng, người bệnh sẽ có các triệu chứng toàn thân như: gan to, viêm gan,...
Ấu trùng sán chó khi di chuyển vào ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng
Ngoài ra, biến chứng liên quan đến tim khi ấu trùng di chuyển đến đây cũng hiếm khi xảy ra nhưng lại rất nguy hiểm cho tính mạng. Lúc này, chúng có thể gây viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan, viêm màng ngoài của tim,... Người bệnh cũng có thể sẽ bị chèn ép tim, suy tim gây ảnh hưởng xấu cho sự sống.
Nếu ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh trung ương thì nhiễm sán chó nguy hiểm không xin được trả lời là vô cùng đáng lo bởi nó gây ra các triệu chứng: viêm thần kinh ngoại biên, viêm màng não, viêm tủy sống, cứng cổ, mất khả năng điều hòa vận động,... Tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiễm sán chó tuy hiếm gặp nhưng nó lại có nguy cơ gây ra biến chứng trầm trọng khiến người bệnh bị động kinh, rối loạn cảm giác, hôn mê, yếu cơ, rối loạn đại - tiểu tiện,..
Những trường hợp gặp biến chứng ở hệ thần kinh trung ương do sán chó thường có triệu chứng nhức đầu và sốt. Đặc biệt, nếu sán chó di chuyển đến và làm tổ ở não, nhiễm sán chó có nguy hiểm không lúc này không thể chủ quan bởi nếu không được điều trị kịp thời rất dễ đánh mất sự sống.
- Biến chứng khi ấu trùng di chuyển vào mắt
Trường hợp ấu trùng di chuyển đến mặt dễ xảy ra ở thanh thiếu niên. Do ấu trùng khu trú trong mắt nên cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các u hạt vây quanh ấu trùng. Đây chính là những tổn thương ở mắt mà người bệnh sẽ phải đối mặt.
Nếu ấu trùng sán chó di chuyển đến mắt thì thường nó sẽ làm một bên thị lực bị suy giảm rồi dần dần dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Đặc biệt, ấu trùng di chuyển vào mắt còn xâm lấn vào võng mạc làm cho võng mạc bị bong ra và người bệnh có sẽ bị mù lòa. Các biến chứng khác tại mắt có thể xảy ra khi ấu trùng sán chó di chuyển đến đây gồm: viêm màng bồ đào mắt, viêm củng mạc, viêm nội nhãn,...
Người bệnh nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm giun sán để được bác sĩ trả lời chính xác nhiễm sán chó có nguy hiểm không cho trường hợp của mình
Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên đây thì người bị nhiễm sán chó còn dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, ngứa ngáy kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, đau đầu, ho,...
Nhìn chung, nhiễm sán chó có nguy hiểm không là do vị trí mà ấu trùng di chuyển đến. Nó sẽ vô cùng nguy hiểm khi xâm nhập đến mắt, hệ thần kinh,... Do đó, tuyệt đối không được xem thường những triệu chứng của bệnh sán chó để kịp thời thăm khám và điều trị tích cực.
2.2. Biện pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do sán chó gây ra
Cắt đứt nguồn lây nhiễm ở chó, mèo là biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh sán chó. Muốn làm được điều này, mỗi người trong chúng ta cần:
- Giữ thói quen ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh.
- Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo.
- Khi nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chúng và không thả rông để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ phân do chúng thải ra.
Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải tỏa được băn khoăn nhiễm sán chó có nguy hiểm không và thấy được không nên chủ quan với bệnh lý này. Ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm kiểm tra sự có mặt có ký sinh trùng Toxocara, góp phần chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có biện pháp điều trị ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Hiện nay bệnh sán chó chủ yếu được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm kết hợp với thuốc bôi giảm ngứa. Mọi thắc mắc về phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý này, bạn đọc có thể chia sẻ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể và chính xác.
Từ khóa » Tác Hại Của Sán Mèo
-
Sán Mèo - Galant Clinic
-
Dấu Hiệu Bệnh Sán Mèo Lây Sang Người Mà Bạn Cần Biết - Docosan
-
Dấu Hiệu Bị Sán Chó Mèo Cần Lưu ý
-
Bệnh Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Bệnh Giun Sán Nhiễm Từ Chó Mèo Là Gì? Triệu Chứng ... - Hello Bacsi
-
Cẩn Trọng Với Nguy Cơ Nhiễm Sán Từ Thú Cưng Của Bạn
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Nguy Cơ Nhiễm Sán Chó Từ Thú Cưng
-
Bệnh Nhiễm Sán Chó Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân ...
-
Bệnh Nhiễm Toxocara Canis (Bệnh Giun đũa Chó) | Vinmec
-
Các Bệnh Ký Sinh Trùng Có Thể Mắc Phải Khi Nuôi Thú Cưng | Vinmec
-
Chỉ điểm Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Rất Dễ Nhận Diện
-
Bệnh Sán Chó ở Người Có Nguy Hiểm Không????
-
Tác Hại Của Lông Chó Mèo đối Với Trẻ Nhỏ Mẹ Cần Lưu ý