[Giải đáp] Bé 3 Tháng Bú ít: Mẹ Hiện đại Nên Xử Lý Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mẹ bắt đầu lo lắng khi thấy bé 3 tháng có dấu hiệu bú ít đi. Vì bé bú ít sẽ không có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển một cách tốt nhất. Vậy làm sao để xử lý tình trạng bé 3 tháng bú ít này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để có lời giải đáp hợp lý nhất.
Mục lục
- 1. Trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là bình thường?
- 2. Biểu hiện của bé 3 tháng bú ít
- 3. Bé 3 tháng lười bú có làm sao không?
- 4. Nguyên nhân khiến bé 3 tháng bú ít?
- 4.1. Hệ tiêu hóa bị rối loạn
- 4.2. Nấm lưỡi
- 4.3. Tác dụng phụ của thuốc
- 4.4. Giai đoạn tập lật
- 4.5. Thói quen bú không khoa học
- 4.6. Do bé vừa đi tiêm phòng xong
- 4.7. Do trẻ bị phân tâm
- 4.8. Nguồn sữa mẹ bị thay đổi
- 5. Các xử lý hiệu quả khi bé 3 tháng bú ít
- 5.1. Mẹ cho bé thói quen bú đúng cách
- 5.2. Xử lý các vấn đề bệnh lý của bé
- 5.3. Không để sữa có mùi vị lạ
- 5.4. Tạo cảm giác thoải mái khi bú
- 5.5. Đảm bảo trẻ bú sữa hoàn toàn:
- 5.6. Hạ sốt khi cần thiết
1. Trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là bình thường?
Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu lượng sữa bé 3 tháng tuổi bình thường sẽ uống là bao nhiêu từ đó mới có thể đánh giá con có đang bú ít hay không. Thường lượng sữa bé uống sẽ phụ thuộc vào kích thước dạ dày của con, bé sơ sinh chỉ cần 50-70ml/lần là đủ, bé từ 1-6 tháng tuổi mỗi cữ là 90-150ml là đủ tương đương 1 ngày bú khoảng 8-12 lần. Thời gian mỗi cữ là khoảng 2 tiếng/lần với sữa mẹ, 3 tiếng/lần với sữa công thức. Dựa vào lượng sữa trung bình này mẹ có thể căn cứ xem con có đang lười bú, bú ít hơn so với bảng dinh dưỡng chung không.
2. Biểu hiện của bé 3 tháng bú ít
Để giải đáp câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi lười bú phải làm sao, mẹ cần theo dõi lượng sữa theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế dưới đây. Tuy nhiên, còn tùy vào thể trạng của bé mà mẹ có những thay đổi cữ bú phù hợp hơn.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180ml. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn 4 – 5 cữ/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng.
- Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Ngoài việc cho bé bú sữa mẹ, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức với lượng sữa nhỏ hơn 240ml, tùy theo mức độ của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm.
Mẹ có thể xem kĩ hơn:
- Chăm sóc bé 03 tháng – Bí quyết từ A đến Z cho mẹ yêu
- Hỏi đáp Chuyên gia: Trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là đủ ?
3. Bé 3 tháng lười bú có làm sao không?
Việc bé 3 tháng bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu. Thậm chí là sẽ thiếu chất hơn so với đồng trang lứa. Đặc biệt là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ 3 tháng bú ít cũng kém hơn. Hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nhiều chức năng hơn. Điều đó hoàn toàn là không nên. Mẹ nên tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bú ít của bé ngay.
4. Nguyên nhân khiến bé 3 tháng bú ít?
Trước khi biết bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao, mẹ cần biết nguyên nhân là gì để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng bé 3 tháng lười bú, bú ít. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 3 tháng biếng bú hay ngày càng bú ít đi:
4.1. Hệ tiêu hóa bị rối loạn
Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến bé 3 tháng bú ít là hệ tiêu hóa kém của bé. Do chỉ mới 3 tháng tuổi nên hệ tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện, rất dễ gặp vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Các vấn đề này khiến cho cơ thể của bé rất khó chịu và không muốn bú sữa gây ra hiện tượng lười bú.
4.2. Nấm lưỡi
Nấm lưỡi hiện tượng gây ra bởi nấm Candida Albicans. Biểu hiện của nấm lưỡi là khi lưỡi bé xuất hiện một lớp màng trắng, lưỡi và lợi của bé có các vết loét nhỏ. Nếu để lâu không điều trị nấm sẽ lây lan khắp miệng. Nấm lưỡi gây ra cho bé rất nhiều khó khăn và cảm giác đau khi bú. Do đó, bé thường bú ít hoặc thậm chí là bỏ bú khi bị nấm lưỡi, mẹ thì không biết trẻ 3 tháng tuổi lười bú phải làm sao.
4.3. Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bé yêu ở nhà đang sử dụng thuốc thì có thể đây là nguyên nhân khiến bé bú ít. Vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến bé không muốn bú. Đặc biệt là các thuốc kháng sinh. Khi tiêm vacxin có thể bé sẽ bắt đầu bú ít vài ngày hoặc 1 tuần vì tác dụng của thuốc.
4.4. Giai đoạn tập lật
Ba tháng là giai đoạn bé bắt đầu biết lẫy, biết lật. Bé có thể bị phân tâm ở giai đoạn này chỉ để tập trung vào quá trình lật lẫy mà có dấu hiệu lười bú. Do đó, không quá bất thường khi bé 3 tháng bú ít.
4.5. Thói quen bú không khoa học
Các cữ bú quá gần hoặc quá xa. Mẹ cho bé bú quá lâu trong một cữ. Hoặc ép bé bú khi bé không có nhu cầu. Điều này khiến bé hình thành thói quen chán bú. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bé 3 tháng tuổi bú ít đi.
4.6. Do bé vừa đi tiêm phòng xong
Sau khoảng 24-48 giờ sau tiêm, mẹ sẽ thấy con không còn cảm giác thèm ăn. Điều này là do cơ thể trẻ đang trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch đối với các loại virus gây bệnh nên làm con mệt mỏi hơn, khó tránh khỏi tình trạng trẻ 3 tháng bú ít.
4.7. Do trẻ bị phân tâm
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé thường nhận thức được nhiều thứ hơn nên thường bị phân tâm bởi các âm thanh và môi trường xung quanh.
4.8. Nguồn sữa mẹ bị thay đổi
Khi chế độ dinh dưỡng của mẹ thay đổi chủ yếu là các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nặng mùi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị sữa. Dẫn đến sữa có vị lạ khiến trẻ 3 tháng bú ít hơn. Hoặc do mẹ bảo quản sữa không đúng cách khiến sữa có vị lạ nên bé không thích nghi được gây ra hiện tượng lười bú.
Mẹ có thể đọc thêm tại đây: Điểm mặt “thủ phạm” khiến trẻ bú ít và cách xử lý
5. Các xử lý hiệu quả khi bé 3 tháng bú ít
Bé lười bú sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần phải tìm cách khắc phục tình trạng và biết bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao. Sau đây là các cách giúp mẹ xử lý hiệu quả tình trạng bé bú ít:
5.1. Mẹ cho bé thói quen bú đúng cách
Thế nào là bú đúng cách? Mẹ nên cho bé bú với các cữ bú hợp lý. Tuy không cần quá khắt khe cho bé về cữ bú. Nhưng mẹ nên duy trì các cữ bú của bé một cách khoa học sẽ giúp bé cải thiện tình trạng lười bú. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú 5 – 6 cữ một ngày. Mỗi cữ cách nhau 3 – 4 tiếng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi tư thế cho bé bú một cách chính xác. Việc cho bé bú đúng tư thế sẽ giúp bé dễ chịu trong quá trình bú và hứng thú với việc bú hơn.
Mẹ có thể tham khảo các tư thế cho bú chuẩn nhất tại đây.
5.2. Xử lý các vấn đề bệnh lý của bé
Nếu bé 3 tháng bú ít do sử dụng thuốc thì mẹ nên nói với bác sĩ để có thể đổi thuốc cho bé. Mẹ không nên tự ý thay đổi hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Đối với tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu… mẹ nên cho bé tựa vào vai mình và vỗ nhẹ lưng bé mỗi khi bú xong để bé dễ tiêu hóa. Mẹ không nên cho bé bú quá no, bé sẽ bị ọc sữa và khó tiêu hơn.
5.3. Không để sữa có mùi vị lạ
Nếu sữa có vị lạ do chế độ ăn uống của mẹ thì mẹ cần thay đổi thực đơn ăn uống ngay. Nếu do mẹ bảo quản sữa khiến sữa có mùi lạ, mẹ cũng cần thay đổi cách bảo quản lại cho đúng. Bên cạnh đó, mẹ tránh để đầu ti của mình bám mùi lạ. Vì bé cũng sẽ không chịu bú khi ti mẹ có mùi không quen. Vì vậy, để khắc phục tình trạng bé 3 tháng bú ít, mẹ nên đảm bảo nguồn sữa không có mùi vị lạ nào.
5.4. Tạo cảm giác thoải mái khi bú
Mẹ không nên quấn khăn quá chặt hoặc cho bé mặc quần áo quá dày khi bú. Như vậy sẽ khiến bé nóng nực và khó chịu không muốn bú. Khi cho bé bú mẹ nên tìm một chỗ thoải mái cho cả mẹ và con, giữ cho bé luôn mát mẻ và dễ chịu. Chính điều này sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng bé lười bú.
5.5. Đảm bảo trẻ bú sữa hoàn toàn:
Mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn hợp lý, giàu vitamin, kẽm, protein, canxi trong các loại thực phẩm…. giúp đảm bảo nguồn năng lượng cho con
5.6. Hạ sốt khi cần thiết
Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú. Điều đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là hạ sốt thật nhanh cho trẻ. Hãy sử dụng khăn ấm chườm nách, đồng thời dùng một chiếc khăn khác để lau người cho bé.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng thuốc. Đối với trẻ 3 – 4 tháng tuổi thì có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng khoảng 40mg – 60mg tùy theo cân nặng. Lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Sau khi hạ sốt, bé sẽ ăn uống trở lại bình thường và không còn biếng ăn nữa.
Nếu bé sốt cao (thân nhiệt trên 38 độ C) hoặc không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương thức điều trị phù hợp.
Mẹ có thể đọc thêm tại đây: BÉ 4 THÁNG LƯỜI BÚ SỮA – MẸ PHẢI LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC?
Chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho bé là niềm vui của các bậc phụ huynh. Do đó, khi bé có biểu hiện bú ít, bố mẹ đều trở nên lo lắng. Hy vọng các thông trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các giải quyết khi bé 3 tháng tuổi bú ít.
Từ khóa » Con 3 Tháng Tuổi Lười ăn
-
[Trẻ 3 Tháng Bị Biếng ăn Sinh Lý] Nguyên Nhân Và 9+ Giải Pháp
-
Trẻ 3 Tháng Tuổi Biếng ăn: Cha Mẹ Phải Làm Gì?
-
Trẻ 3 Tháng Tuổi Lười Bú Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Phân Biệt Biếng ăn Sinh Lý - Biếng ăn Bệnh Lý | Vinmec
-
Giải Pháp Vàng Khắc Phục Trẻ 3 Tháng Tuổi BIẾNG ĂN Ngoạn Mục
-
Trẻ 3 Tháng Tuổi Biếng ăn | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
Trẻ 3 Tháng Biếng ăn - Bệnh Viện Từ Dũ
-
4 Dấu Hiệu Biếng ăn Sinh Lý 3 Tháng Tuổi ở Trẻ, Mẹ Cần Làm Gì?
-
Trẻ 3 – 4 Tháng Tuổi Lười Bú Phải Làm Sao?
-
Bé 3 Tháng 2 Ngày Biếng Bú, Không Tăng Cân
-
Bé 3 Tháng Tuổi Biếng ăn: Mẹ Phải Làm Thế Nào để Giúp Bé Bú Nhiều ...
-
Biếng ăn Sinh Lý ở Trẻ 3 Tháng Tuổi - Cha Mẹ Phải Làm Sao? - Fitobimbi
-
Trẻ Bú ít Nguyên Nhân Do đâu - 8 Lý Do Mẹ Cần Quan Tâm
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ 2 Tháng Biếng ăn Hiệu Quả