Giải đáp: Chi Phí Cấy Ghép Xương Răng Là Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: “Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi chi phí cấy ghép xương răng tại nha khoa Đông Nam là bao nhiêu? Tôi bị mất răng hơn 10 năm. Muốn trồng lại Implant nhưng lúc đi thăm khám những nha khoa khác tính thêm chi phí cấy ghép xương cao quá. Mong bác sĩ tư vấn giúp để tôi chuẩn bị. Cảm ơn bác sĩ.” – Ngọc Khánh (56 tuổi, quận 2).
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào chú Khánh,
Để cấy ghép Implant đạt hiệu quả cao thì tình trạng xương hàm là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải lưu ý. Chi phí và những vấn đề khác liên quan đến việc cấy ghép xương răng trong Implant, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết dưới đây:
Ghép xương hàm là gì?
Ghép xương hàm trước khi cấy ghép răng Implant là kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhằm bổ sung thêm xương mới vào vị trí xương hàm bị tiêu hõm do mất răng lâu ngày.
Mục đích của ghép xương trong trồng Implant là để tạo ra một cấu trúc xương hàm đảm bảo được sự vững chắc.
Khi xương hàm đủ về số lượng cũng như chất lượng sẽ giúp trụ Implant khi cấy ghép vào tích hợp một cách thuận lợi, ổn định chắc chắn hơn. Từ đó giúp cho quá trình trồng răng Implant đạt được kết quả cao, hạn chế tối đa các nguy cơ đào thải trụ và biến chứng không mong muốn.
Các trường hợp cần cấy ghép xương răng
Ghép xương trong cấy ghép Implant là một kỹ thuật vô cùng quan trọng nhưng không bắt buộc phải thực hiện trong mọi trường hợp.
Chỉ khi có các tình trạng sau đây bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép thêm xương trước khi trồng răng Implant:
- Bệnh nhân mất răng lâu ngày bị tiêu xương hàm.
- Xương hàm bị tiêu và thiếu hụt nhiều do mang hàm giả lâu ngày.
- Xương ổ răng bị phá hủy do quá trình nhổ răng không đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý viêm nha chu, viêm quanh chóp răng, viêm nhiễm tủy… Dẫn đến xương răng bị yếu đi hoặc không đủ diện tích để trồng răng Implant.
- Bệnh nhân bẩm sinh có xương hàm quá mỏng, mềm, yếu.
- Bị chấn thương mạnh tại xương hàm hoặc di chứng từ phẫu thuật bóc tách u năng răng khiến cho thể tích và cấu trúc xương hàm của răng bị biến đổi.
Các kỹ thuật cấy ghép xương răng
Hiện nay có nhiều kỹ thuật cấy ghép xương răng được áp dụng phổ biến. Mỗi một phương pháp sẽ sử dụng các vật liệu riêng biệt và có những ưu – nhược điểm khác nhau. Cụ thể:
1. Ghép xương tự thân
Với kỹ thuật này sẽ sử dụng vật liệu ghép xương là xương thật được lấy từ các bộ phận trên cơ thể (xương cằm, xương hông, xương hàm dưới vùng góc hàm,…) để cấy ghép trực tiếp vào ổ răng.
Ưu điểm:
- Mức độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ đào thải.
- Phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm chéo.
Nhược điểm:
- Hạn chế về khối lượng, số lượng mô ghép.
- Phải tiến hành phẫu thuật ở hai vùng khác nhau trên cơ thể để lấy xương và ghép xương.
2. Ghép xương đồng chủng
Phương pháp này sẽ sử dụng xương từ các cá thể khác loài có sẵn tại ngân hàng mô (mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng).
Ưu điểm:
- Có thể dễ dàng lựa chọn được sử dụng số lượng xương ít hay nhiều sao cho phù hợp nhất.
Nhược điểm:
- Tính an toàn không được đánh giá cao và dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm.
3. Ghép xương dị chủng
Xương dị chủng được sử dụng là từ những cá thể khác loài đã thông qua quá trình xử lý và bổ sung thêm các đặc tính sinh học sao cho phù hợp nhất.
Thế nhưng hiện nay kỹ thuật này không được khuyến khích thực hiện nhiều bởi độ an toàn không cao, khả năng tích hợp kém. Thậm chí có nguy cơ đào thải cao do sự kích thích từ phản ứng miễn dịch của cơ thể.
4. Ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo là loại xương có chứa các thành phần Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate.
Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay với chất liệu đã thông qua kiểm định và đánh giá an toàn, lành tính với cơ thể, cấy ghép dễ dàng, không xâm lấn đến bộ phận khác trên cơ thể.
Loại vật liệu này cũng không bị hạn chế về số lượng. Đồng thời có cơ chế tự tiêu để tạo được khoảng trống phù hợp cho xương tự thân phát triển một cách hiệu quả.
Hạn chế duy nhất của ghép xương nhân tạo đó là đòi hỏi thời gian khá dài để xương cấy ghép có thể tích hợp ổn định vào xương ổ răng sau đó mới có phục hình răng hiệu quả nhất.
Chi phí cấy ghép xương răng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chi phí cấy ghép xương răng ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự chênh lệch nhất định và phụ thuộc vào các yếu tố như:
1. Tình trạng sức khỏe răng miệng
Trường hợp hợp bệnh nhân có các vấn đề bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm nhiễm quanh chóp răng,… Khi đó bắt buộc phải khắc phục triệt để các bệnh này mới có thể cấy ghép xương an toàn, hiệu quả, tránh nhiễm trùng.
Ngoài chi phí cấy ghép xương bệnh nhân sẽ phải mất thêm một khoản cho việc điều trị các bệnh lý.
2. Lượng xương cần ghép
Khi mất răng lâu năm, tiêu xương hàm nghiêm trọng thì cần phải sử dụng một số lượng xương khá nhiều nên chi phí cũng sẽ cao hơn so với trường hợp tiêu xương hàm nhẹ.
3. Loại xương hàm được lựa chọn để thực hiện cấy ghép
Mỗi loại xương cấy ghép sẽ có các đặc điểm và chi phí riêng biệt. Tùy thuộc theo việc lựa chọn sử dụng loại xương nào mà bác sĩ sẽ tư vấn mức giá cụ thể để bệnh nhân được nắm rõ trước khi điều trị.
4. Chất lượng dịch vụ tại nha khoa thực hiện
Giá ghép xương hàm tại mỗi nha khoa sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Tuy nhiên, ghép xương hàm cũng như cấy ghép Implant là kỹ thuật vô cùng phức tạp đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ, trang thiết bị, máy móc, công nghệ, vật liệu,… Do đó sẽ không có mức giá quá rẻ nhưng các quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội.
Vì vậy, bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn địa chỉ nha khoa chuyên sâu cấy ghép Implant uy tín lâu năm để đảm bảo điều trị an toàn và đạt kết quả thành công như mong muốn.
Vì sao cần phải cấy ghép xương trong Implant?
Trước tiên, để xác định chính xác bệnh nhân có bị tiêu xương hàm hay không, hoặc bị tiêu xương ở mức độ nào, cần phải tiến hành chụp phim CT 3D để kiểm tra. Chắc hẳn chú cũng đã có kết quả về tình trạng xương hàm khi đi thăm khám.
Mất răng 10 năm bị tiêu xương hàm là trường hợp phổ biến. Lúc này, phần xương hàm quá yếu, không đủ mật độ để trụ Implant bám vào. Nguy cơ Implant bị đào thải cao, cấy ghép thất bại do trụ Implant không đứng vững.
Chính vì vậy, cấy ghép xương răng là chỉ định bắt buộc trong những trường hợp này để bổ sung, tăng cường thể tích cho xương hàm. Giúp trụ Implant tích hợp ổn định và vững chắc. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng ăn nhai như răng thật mà không bị di lệch, tồn tại vĩnh viễn.
Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ cũng sẽ xác định được lượng xương cần cấy ghép, cũng như hướng đặt trụ Implant đạt hiệu quả cao nhất.
Miễn phí cấy ghép xương răng tại Nha khoa Đông Nam
Cấy ghép xương răng có thể được thực hiện trước hoặc cùng lúc với thao tác đặt trụ Implant vào xương hàm. Tùy thuộc vào tình trạng của chú và kĩ thuật thực hiện.
Riêng tại nha khoa chúng tôi, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với sự nhạy bén và linh hoạt trong kinh nghiệm hơn 20 năm điều trị, thông thường sẽ thực hiện cấy ghép xương răng song song với việc đặt trụ Implant để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tâm lý lo sợ khó chịu 2 lần. Nếu cấy ghép xương trước thì phải chờ 3-6 tháng sau (tùy cơ địa) mới đặt trụ Implant được.
Tại Nha khoa Đông Nam, chi phí cấy ghép xương răng được hỗ trợ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ khi thực hiện cấy ghép Implant. Chính sách này góp phần giảm bớt áp lực về chi phí cho chú.
Ngoài chương trình hỗ trợ cấy ghép xương, khi thực hiện điều trị tại Nha Khoa Đông Nam chú cũng sẽ được các chính sách hỗ trợ như:
- MIỄN PHÍ Abutment (8.300.000đ)
- MIỄN PHÍ răng sứ (1.000.000đ) trên mỗi Implant
- MIỄN PHÍ thăm khám, tư vấn
- MIỄN PHÍ xét nghiệm lâm sàng
- MIỄN PHÍ chụp phim 3D kiểm tra răng
- MIỄN PHÍ cấy ghép thêm xương hàm
- MIỄN PHÍ làm răng tạm
- MIỄN PHÍ chỗ nghỉ trong ngày
Trường hợp mất răng 10 năm như chú Khánh, nha khoa đã tiếp nhận và điều trị thành công rất nhiều ca. Kết quả Implant vẫn tích hợp ổn định và thực hiện tốt chức năng như những trường hợp khác.
Chú Vĩnh Hoàng – một trong những bệnh nhân đã cấy ghép Implant khôi phục răng mất 15 năm, có gửi chia sẻ đến nha khoa như sau:
“Thật sự cảm ơn Nha khoa Đông Nam rất nhiều. Nhờ được nha khoa hỗ trợ cấy ghép xương miễn phí nên tôi mới đủ khả năng làm lại nguyên hàm Implant. Sau 6 tháng sử dụng Implant, tôi rất hài lòng, không có bất kì trở ngại nào.”
Trên là những chia sẻ của chúng tôi về trường hợp của chú Khánh.Nếu còn thắc mắc bất kì vấn đề nào khác, chú có thể liên hệ trực tiếp qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.
Trân trọng!
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng implant
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Sau khi sinh bao lâu thì trồng răng implant được?
- Abutment implant là gì? Giá cả bao nhiêu?
Xem thêm bảng giá:
- Bảng giá nha khoa
- Nha khoa bọc răng sứ trả góp 0% lãi suất tại TPHCM
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?
- Abutment implant là gì? Giá cả bao nhiêu tiền?
Từ khóa » Ghép Xương Răng Bao Nhiêu Tiền
-
Bảng Giá Cấy Ghép Răng Implant
-
Ghép Xương Răng Là Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? Có đau Không?
-
Chi Phí Ghép Xương Răng Là Bao Nhiêu Năm 2022
-
Ghép Xương Trong Implant Chi Phí Bao Nhiêu? Dùng Loại Xương Nào?
-
Trồng Răng Implant Giá Bao Nhiêu? [ Mới Nhất 07/2022 ]
-
Ghép Xương Răng Là Gì? Có đau Không? Bao Lâu Thì Lành?
-
Bảng Giá Ghép Nướu, Ghép Xương, Nâng Xoang - Nha Khoa Hàn Quốc
-
Chi Phí Ghép Xương Răng Giá Bao Nhiêu? - Navii Blog
-
[Mới Nhất] Bảng Giá Trồng Răng Implant Bao Nhiêu? Địa Chỉ Trồng ...
-
Chi Phí Ghép Xương Hàm Bao Nhiêu? Bảng Giá Mới Nhất Năm 2022
-
Chi Phí Ghép Xương Hàm - Nha Khoa Bảo Việt
-
Cấy Ghép Implant Giá Bao Nhiêu? (Cập Nhật 2022)
-
Bảng Giá Trồng Răng Implant - Elite Dental
-
Bảng Giá Trồng Răng Implant Chi Tiết Nhất [CẬP NHẬT 2022]