Giải đáp Mẹ Sau Sinh ăn Gì Cho Nhiều Sữa: Bỏ Túi Ngay 10 Thực Phẩm ...

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Sau khi sinh
  4. Dinh dưỡng
Giải đáp mẹ sau sinh ăn gì cho nhiều sữa: Bỏ túi ngay 10 thực phẩm cực kỳ hữu ích Dinh dưỡng Giải đáp mẹ sau sinh ăn gì cho nhiều sữa: Bỏ túi ngay 10 thực phẩm cực kỳ hữu ích Hồng Nhung Hồng Nhung

25/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Dinh dưỡng trong mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Vậy mẹ sau sinh ăn gì cho nhiều sữa và có chất lượng sữa tốt nhất, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hữu hơn nhé.

1. Ba lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với cơ thể bé

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ: Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ như protein, đạm, khoáng chất, vitamin và các khoáng chất,... cần thiết cho cơ thể. Giai đoạn đầu đời của trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ dễ hấp thu, giúp bé đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  • Cung cấp nguồn kháng thể tự nhiên: Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có lượng kháng thể cao gấp 10 lần so với sữa mẹ thông thường. Các kháng thể này có khả năng diệt các loại vi rút, vi khuẩn gây hại, tăng cường sự miễn dịch của trẻ đối với một số bệnh mạn tính. Theo các nghiên cứu trẻ nhỏ được bú sữa mẹ đầy đủ có khả năng miễn dịch cực tốt đối với 3 loại bệnh nhiễm trùng: bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp và viêm tai giữa. Trẻ được bú sữa mẹ cũng giảm được tần suất mắc các bệnh hen và dị ứng hơn, đồng thời giảm các nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

  • Kích thích não bộ, giúp trẻ thông minh hơn: Sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.

Cho trẻ bú cũng làm tăng sự gắn kết giữa mẹ và trẻ. (Nguồn: Internet)

2. Lợi ích của dinh dưỡng đối với sữa mẹ sau khi sinh

Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sữa và chất lượng sữa của trẻ nhỏ. Giai đoạn này, người mẹ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có thể vừa phục hồi cơ thể, vừa đảm bảo đủ lượng sữa tiết ra phục vụ cho nhu cầu của bé. Các chất dinh dưỡng có trong cơ thể mẹ sẽ được truyền trực tiếp cho bé qua sữa mẹ dù cơ thể của bé có chất nhận hay không.

Các chất dinh dưỡng được chia ra làm 2 nhóm: nhóm 1 là các chất dinh dưỡng không thể lưu trữ dài hạn, cần được bổ sung hàng ngày, nhóm 2 là các chất dinh dưỡng có thể dự trữ dài hạn, tuy nhiên cũng cần được duy trì để đảm bảo sức khỏe.

  • Nhóm 1: Các vitamin B1, B2, B6, B12, vitamin A, D, choline, selen, iod. Đây là nhóm chất rất quan trọng cho cả mẹ và bé, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển thể lực của trẻ nhỏ

  • Nhóm 2: Sắt, kẽm, canxi, đồng, folate. Các chất này sẽ được sẽ được lấy ra từ nguồn năng lượng dự trữ có sẵn trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng để bổ sung vào nguồn năng lượng dự trữ đang còn thiếu.

Ngoài đảm bảo về chất lượng sữa cho mẹ, nhiều loại thực phẩm sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn, vị ngọt mát hơn khiến trẻ bú nhiều, khỏe mạnh. Đồng thời ăn uống đúng cách, khoa học cũng làm giảm nguy cơ bị tắc sữa, mất sữa - một nguyên nhân khiến các mẹ khá lo lắng.

Mẹ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết từ các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Thịt, cá và hải sản: các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cá hồi, rong biển, tôm, cua,... giàu đạm, canxi, sắt,... giúp phục hồi năng lượng

  • Trái cây tươi và rau củ: Các loại trái cây tươi như chuối, cam, sung,.., cà chua, bắp cải, cải xoăn, tỏi, bông cải xanh rất giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

  • Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, các loại đậu, hạt điều,... giàu chất xơ, các axit amin thiết yếu như omega 3, các chất dinh dưỡng cần thiết rất có lợi cho sữa mẹ, giúp sữa mẹ về nhiều.

  • Thực phẩm khác: trứng, yến mạch, khoai tây, kiều mạch, socola đen,... cũng mang lại nguồn dinh dưỡng rất tốt, bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng sữa của mẹ. (Nguồn: Internet)

3. Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa? (Top 10 thực phẩm)

Chuối giúp sữa về nhiều

Chuối là một loại quả sạch, lành tính, chứa nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin B6, mangan, cũng giàu các vitamin C, kali, protein và folate,.. đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể mẹ. Đồng thời lại giúp lợi sữa cho mẹ, cho chất lượng sữa thơm ngon hơn.

Tỉ lệ thiếu máu sau sinh của các bà mẹ sau sinh khá cao, bổ sung thêm sắt giúp tái tạo máu cho cơ thể mẹ rất quan trọng. Lượng sắt cao có trong chuối giúp các bà mẹ tránh các các trường hợp thiếu máu, đồng thời đảm bảo bệnh thiếu máu ở trẻ.

Chuối rất giàu dinh dưỡng, giúp sữa mẹ về nhiều, thơm ngon hơn. (Nguồn: Internet)

Yến mạch

Trong yến mạch có chứa các chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa, các chất thiết yếu như kẽm, canxi, mangan cũng được bổ sung thêm cho cơ thể. Đặc biệt thành phần vitamin B giúp cải thiện tâm trạng rất tốt, giúp mẹ lấy lại cân bằng, duy trì cảm xúc thoải mái. Điều này cũng giúp cho cơ thể mẹ có thể ổn định về thể trạng và cảm xúc, đảm bảo về lượng sữa và chất lượng sữa cho trẻ.

Bên cạnh đó, trong yến mạch còn có saponin (kích thích hormone sản xuất sữa mẹ), estrogen thực vật (kích thích tuyến sữa), beta – glucan (tăng mức độ hormone prolactin).

Bổ sung yến mạch vào danh sách thực đơn của mẹ đẻ sữa về nhiều hơn. (Nguồn: Intetnet)

Thịt bò

Thịt bò nằm trong danh sách các loại thịt đỏ được khuyến cáo sử dụng, bởi chúng giàu protein, chất béo, các khoáng chất cần thiết cần thiết đặc biệt là sắt và kẽm.

Protein có trong thịt bò hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển cơ bắp của trẻ nhỏ. Lượng sắt trong thịt bò là loại sắt dễ hấp thu, giúp tăng khả năng tái tạo máu, phục hồi lượng máu bị mất sau sinh cho mẹ và đảm bảo lượng máu cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Thịt bò tuy rất bổ dưỡng tuy nhiên khi sử dụng mẹ cần lưu ý không dùng sớm khi đang có vết thương hở, vì đây là một trong những nguyên nhân gây sẹo lồi, sẹo thâm. Đặc biệt các mẹ sinh mổ cần lưu ý.

Thịt bò tốt cho sự phát triển cơ bắp ở trẻ. (Nguồn: Internet)

Cá hồi

Cá hồi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết như A, B12, D, các nguyên tố vi lượng như sắt, kali, magie,... Đặc biệt trong cá hồi còn có omega 3 rất tốt cho cơ thể và bổ sung thêm lượng DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Củ sen

Củ sen giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa các chất dư thừa cho cơ thể, giúp giảm cân, ngừa béo phì. Lượng tinh bột, các vitamin và khoáng chất có trong củ sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tốt cho lá lốt, dạ dày và giúp lợi sữa cho mẹ.

Đu đủ- loại quả giúp sữa tràn về

Đu đủ là một loại quả được dân gian truyền miệng qua nhiều năm về công dụng lợi sữa của nó. Canh đu đủ xanh hầm chân giò là món ăn lợi sữa được rất nhiều người tin tưởng.

Nguyên nhân để khẳng định đu đủ có tác dụng lợi sữa đó loại quả này có thành phần giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt khi ăn đu đủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone oxytocin làm tăng lượng sữa tiết ra nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ tin dùng

Ngoài ra, bà đẻ mới sinh ăn đu đủ còn giúp kiểm soát cân nặng, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, giảm táo bón, tốt cho thị lực, phòng ngừa ung thư.

Đu đủ giúp kích thích ra sữa cho mẹ. (Nguồn: Internet)

Quả sung

Trong đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt có tác dung nhuận tràng, bổ huyết, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Thành phần của quả sung chứa nhiều loại vitamin như A, B, C và khoáng chất như canxi, sắt, kali, magie hơn hẳn các loại quả khác nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Lượng kali có trong quả sung hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch cho mẹ.

Quả sung chế biến cùng một số loại thực phẩm khác còn có công dụng lợi sữa, giúp gọi sữa mẹ về nhiều hơn.

Các loại hạt lợi sữa- Mẹ sau sinh không nên bỏ qua

Mẹ có thể bổ sung thêm các loại hạt như một bữa ăn phụ, vừa giúp tăng năng lượng vừa có giúp lợi sữa cho mẹ. Trong thành phần của các loại hạt có chứa lượng chất xơ cần thiết hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón. Các vitamin A, B1, B2, và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đạm thực vật, chất béo, canxi, omega-3, estrogen, ligin giúp mẹ tăng khả năng tiết sữa, khiến sữa có vị ngon hơn.

Mẹ có thể ăn riêng các loại hạt hoặc phối hợp chúng với nhau để làm thành món ngũ cốc thơm ngon, bổ dưỡng.

Gạo lứt

Gạo lứt giàu chất xơ tự nhiên, có hàm lượng đạm cao hơn 30%, lượng chất béo cao gấp 3- 5 lần, lượng vitamin B1 hơn 4 lần và lượng axit pantothenic ấp 4 lần so với gạo trắng thường. Ăn gạo lứt có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Mẹ có thể dùng nước gạo lứt như một sản phẩm giúp lợi sữa, giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn.

Gạo lứt chứa nhiều vitamin B tốt cho hệ thần kinh. (Nguồn: Internet)

Rau ngót

Rau ngót là loại rau lành tính, chứa nhiều các loại vitamin A, C, các chất xơ và bổ sung thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Rau ngót còn được biết đến với công dụng làm sạch sản dịch cho mẹ sau sinh, đồng thời còn có lợi cho sữa mẹ được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng.

Xem thêm:

  • Bà bầu sau sinh mổ ăn rau gì để nhanh hồi phục, vết mổ mau lành
  • Mẹ sau sinh không nên ăn rau gì và 10 cái tên tuyệt đối tránh xa

4. Gợi ý 5 món ăn giúp bà đẻ nhiều sữa siêu dễ làm

Nước gạo lứt rang:

Được mệnh danh là thức uống lợi sữa, có công dụng rất tốt mà cực kì dễ làm. Hãy cùng học theo cách làm dưới đây nhé

Chuẩn bị:

  • 1 kg gạo lứt

  • nước

  • 1 ít muối

Cách làm gạo lứt rang:

  • Gạo lứt không đem đi rửa nước lạnh, chỉ cần nhặt bỏ những hạt xấu

  • Dùng chảo gang hoặc chảo lớn cho gạo vào rang nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi có mùi thơm, gạo săn lại thì tắt bếp.

  • Đổ ra rổ hoặc lót giấy báo chờ nguội sau đó cất vào trong lọ kín

  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát\

Cách hãm trà gạo lứt:

  • Đong 1 cốc nhỏ gạo lứt cho thêm 3 lít nước sau đó bắc lên bếp đun sôi. Khi kiểm tra thấy hạt gạo mềm là được, chờ nước nguội là lọc lấy nước.

  • Hoặc có thể hãm 50g gạo lứt đã rang với 800ml nước nóng già ủ trong vòng 1-2h là có thể sử dụng được

Mẹ thường xuyên uống nước gạo lứt giúp nhanh về sữa. (Nguồn: Internet)

Canh chân giò hầm đu đủ:

Món ăn nổi tiếng về công dụng lợi sữa cho bà mẹ mới sinh được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chứa nhiều dưỡng chất, cung cấp protein, chất béo có trong thịt lợn, kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ đu đủ là một món ăn không thể không nhắc tới cho câu hỏi bà mẹ sau sinh nên ăn gì.

Chuẩn bị:

  • Chân giò lợn

  • Đu đủ xanh

  • Gia vị mắm, muối, hạt nêm

Cách làm canh chân giò hầm đu đủ:

  • Chân giò làm sạch, cắt miếng vừa ăn theo khoanh tròn sau đó ướp thêm các loại gia vị để trong vòng 10-15p

  • Đu đủ xanh làm sạch cho bớt mủ, cắt miếng vừa ăn

  • Cho chân giò cùng với 2 lít nước vào hầm trong 20-30p sau đó cho đu đủ xanh vào nấu cùng. Đun cho đến khi đu đủ vừa chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn

  • Đem ra thưởng thức với cơm nóng hay ăn trực tiếp cũng rất tuyệt, vừa bổ dưỡng lại rất ngon miệng.

Canh chân giò hầm đu đủ- món ăn lợi sữa gia truyền. (Nguồn: Internet)

Rau ngót nấu thịt băm

Mẹ sau sinh chưa biết ăn gì thì đây cũng là một lựa chọn khá hợp lý. Món ngon giúp bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết mà nguyên liệu và cách làm lại cực kì đơn giản, dễ tìm.

Chuẩn bị:

  • 80g thịt lợn xay

  • Rau ngót

  • Dầu ăn, gia vị

Cách làm:

  • Rau ngót đem tuốt lá, rửa sạch, vò cho mềm

  • Thịt lợn ướp thêm chút gia vị

  • Cho thịt lợn vào xào cùng 1 chút dầu ăn trước cho thịt săn lại sau đó cho thêm rau ngót vào xào cho mềm. Thêm 1 bát nước vào đun cho nước sôi khoảng 3-5p

  • Thêm gia vị vừa ăn

  • Cho ra bát để thưởng thức

Canh rau ngót ngọt mát, chứa nhiều dinh dưỡng. (Nguồn: Internet)

Thịt bò xào rau bí

Thịt bò được biết đến với nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp phục hồi cơ thể mẹ và rất tốt cho bé. Kết hợp với rau xanh để bổ sung thêm chất xơ vừa tăng dinh dưỡng, vừa giúp mẹ miệng hơn.

Chuẩn bị:

  • 200g thịt bò

  • 700g rau bí

  • Gia vị, tỏi, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm

Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng sau đó ướp cùng với các gia vị khác như tỏi, tiêu, dầu ăn trong 15p

  • Rau bí đem nhặt sạch, tước xơ, phần lá vò cho mềm

  • Tỏi băm sẵn

  • Rau bí trần sơ qua nước sôi khoảng 2-3p rồi vớt ra

  • Cho dầu ăn vào chảo phi thơm với tỏi, sau đó cho thêm rau bí vào vào, tiếp tục cho thêm thịt bò vào xào cho đến khi thịt vừa chín đến. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Thịt bò kết hợp cùng rau bí vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng. (Nguồn: Internet)

Nấm kim châm xào bơ tỏi:

Nếu đã quá ngán các món thịt thì mẹ có thể chuyển qua món ăn thuần chay này vừa lạ miệng vừa có thể bổ sung thêm rất nhiều dinh dưỡng.

Chuẩn bị:

  • Nấm kim châm 400g

  • Bơ, tỏi, gia vị

Cách làm:

  • Nấm kim châm cắt bỏ phần chân, rửa sạch để ráo

  • Cho 15g bơ vào chảo cho chảy ra sau đó cho tỏi vào phi thơm

  • Tiếp tục cho nấm kim châm vào xào nhanh trên lửa to 3-4p

  • Nêm nếm thêm 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê dầu hào chay, xào đều trong 2 phút cho nấm chín, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Nấm kim châm xào bơ tỏi- món ăn chống ngán hiệu quả. (Nguồn: Internet)

5. Một số thực phẩm mẹ bầu sau sinh nên tránh khi cho con bú

  • Đồ ăn cay nóng: không những ảnh hưởng dạ dày của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bé. Giai đoạn đầu đời, dạ dày của bé hãy còn non nớt, các loại thức ăn này khiến trẻ dễ bị kích ứng, khó tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện hệ thống tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ngoài ra, các loại đồ ăn này còn khiến vị của sữa mẹ bị thay đổi, khiến bé khó chịu, bỏ bú.

  • Thức uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như rượu bia nạp vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thần kinh của trẻ, có thể gây khó chịu, bé dễ xúc động, cáu gắt.

  • Các chất kích thích: Cà phê giúp mẹ có thể tỉnh táo hơn tuy nhiên lại hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ, bởi vì trong chúng có chứa cafein. Chất này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở trẻ, khiến trẻ thiếu ngủ, dễ quấy khóc.

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Khi mẹ đang cho con bú cũng nên hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều dầu, mỡ, đồ ăn chiên rán. Lượng dầu mỡ quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể gây tăng cân mất kiểm soát cho mẹ, có thể gây béo phì ở trẻ, ảnh hưởng không tốt tới tim mạch.

Qua bài biết trên, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh nên ăn gì cho nhiều sữa rồi đúng không nào. Hãy kết hợp các món ăn một cách đa dạng và hợp lý giúp mẹ ngon miệng, đồng thời cảm thấy thoải mái hơn nhé.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Hồng Nhung Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
  • Ăn gì chống rụng tóc sau sinh? Mẹ bỏ túi ngay 7 thần dược sau đây
  • Bà bầu sau sinh mổ ăn rau gì để nhanh hồi phục, vết mổ mau lành
  • Mẹ sau sinh có uống được probi không? Tác dụng của nó là gì?
  • Bà đẻ uống lá tía tô có tác dụng gì? Có sợ bị mất sữa không?
  • Mẹ bầu sau sinh ăn được quả gì? Top 10 loại quả tốt cho mẹ và bé
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Sau khi sinh trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » đang Cho Con Bú ăn Gì để Nhiều Sữa