Giải Đáp Nghị Định 132 Về Quản Lý Thuế DN Có Giao Dịch Liên Kết
Có thể bạn quan tâm
Tổng cục Thuế giải đáp các thắc mắc về ban hành Công văn 271/TCT-TTKT giới thiệu các nội dung mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Phương Nam mời các bạn đọc tham khảo.
Câu 1: Công ty A là công ty con của Công ty B (B là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN). Công ty A có vay tiền của công ty mẹ tại nước ngoài của Công ty B. Xin hỏi đây có phải là giao dịch liên kết hay không?
Theo công thức tính EBITDA để tính chi phí lãi vay được trừ thì phần chi phí lãi vay là chi phí đã thực trả trong năm hay tính toàn bộ chi phí bao gồm chi phí trích trước?
Chi phí lãi vay bị loại toàn bộ nếu Công ty B lỗ và EBITDA âm có đúng không?
Nếu EBITDA âm mà Công ty A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay bị loại bằng tổng chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi đúng không?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
- " Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;..”
Chi phí lãi vay được trừ được xác định là chi phí lãi vay hạch toán tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm bao gồm chi phí lãi vay trích trước tương ứng với doanh thu họat động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ âm (EBITDA âm) thì phần chi phí lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phần chi phí lãi vay không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Nếu EBITDA âm mà DN A có lãi tiền gửi thì chi phí lãi vay không được trừ bằng (=) tổng chi phí lãi vay – lãi tiền gửi, lãi cho vay.
→ Nhất quán quan điểm EBITDA âm thì chi phí lãi vay không được trừ trong kỳ tính thuế là chi phí lãi vay thuần (bằng chi phí lãi vay trừ lãi tiền gửi, cho vay). Đồng thời phần chi phí lãi vay không được trừ này cũng không được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo trong vòng 05 năm.
Kê khai trên Phụ lục I khi EBITDA âm:
- Mục 9.1a = lãi tiền gửi + lãi cho vay
- Mục 9.1b = 0
Câu 2: Hưởng ứng công văn kêu gọi từ Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương, Công ty chi hỗ trợ 300 triệu đồng cho công nhân trên địa bàn Bình Dương phải ở lại ăn tết Nguyên Đán do dịch Covid 19, xin hỏi khoản chi phí nêu trên có được ghi nhận là chi phí hợp lý?
Trả lời:
Về việc tính khoản hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn. Vì vậy, sau khi Nghị định được ban hành, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Câu 3: Xin hỏi chuyển lãi vay trong tờ khai quyết toán thuế TNDN điền như nào?
Trả lời:
Người nộp thuế có phát sinh chuyển lãi vay không được trừ của kỳ trước được chuyển vào chi phí lãi vay của những năm tiếp theo (không quá 5 năm) theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 NĐ số 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì thực hiện kê khai vào mục IV phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và kê khai vào chỉ tiêu [B11]-các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên tờ khai 03/TNDN.
→ Khi chuyển lãi vay của các năm trước vào năm hiện hành theo hướng dẫn của NĐ 132 thì kê khai vào chỉ tiêu [B11]-các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác trên tờ khai 03/TNDN.Câu 4: Năm 2020 Công ty có trường hợp có người lao động nước ngoài sang VN làm việc nhưng phải thực hiện theo Nghị Quyết 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 của Chính phủ về việc thực hiện cách ly, theo quy định sau khi có chứng chỉ cách ly thì mới làm được giấy phép lao động. Vậy chi phí tiền lương của người lao động nước ngoài sau khi hoàn thành cách ly phát sinh trong thời gian chờ giấy phép lao động thì có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Trả lời:
Vấn đề này Tổng cục Thuế đã có công văn số 357/TCT-CS ngày 30/01/2019 gửi Cục Thuế TP Hà Nội trong đó có hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài để thực hiện các công việc tại Việt Nam nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật lao động thì chưa có đủ cơ sở tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và chưa có đủ cơ sở khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí doanh nghiệp chi trả cho người lao động nêu trên.
Câu 5: Năm 2020 vì dịch bệnh nên Công ty nghỉ và không sản xuất thêm hàng hóa, chỉ tiêu thụ hàng tồn của 2019. Xin hỏi chi phí khấu hao máy móc sản xuất trong 2020 và chi phí nhân công sản xuất 1 tháng đầu năm (chỉ dọn dẹp khu sản xuất) thì chúng tôi có được tính là chi phí được trừ trong năm 2020 không? Nếu được trừ thì chúng tôi hạch toán vào chi phí quản lý hay chi phí sản xuất? Vì nếu cho vào chi phí máy móc sản xuất thì lại không có sản phẩm sản xuất ra.
Trả lời:
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động một số TSCĐ dưới 29 tháng trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản chi phí khấu hao TSCĐ này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Câu 6: Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định doanh nghiệp được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Năm 2015 Công ty lỗ, bắt đầu 2016 lãi và năm 2016, 2017 Công ty đã làm chuyển lỗ nhưng vẫn chưa hết. Năm 2018, 2019 Công ty quên không chuyển lỗ, Công ty không muốn nộp lại BCTC năm 2018, 2019 thì năm 2020 này vẫn trong vòng 5 năm Công ty có thể chuyển số lỗ còn lại vào năm 2020 không?
Trả lời:
Theo quy định khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC: “2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.” Trường hợp doanh nghiệp của bạn không thực hiện chuyển lỗ liên tục số lỗ phát sinh của năm 2015 (quên chuyển lỗ vào năm 2018, 2019) là chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC nêu trên. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp đối với kỳ tính thuế TNDN năm 2018 và 2019 thì thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN năm 2018 và 2019 theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để thực hiện chuyển lỗ phát sinh của năm 2015 vào 2 năm đó.
→ Chuyển lỗ theo quy định là liên tục và không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗCâu 7: Doanh thu áp dụng miễn thuế theo Nghị định số 114/2020/NĐ-CP là doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Vậy trong năm doanh nghiệp có doanh thu từ các loại sau:
- Doanh thu bán hàng thành phẩm
- Doanh thu thanh lý TSCĐ
- Doanh thu lãi tiền cho vay
Vậy doanh nghiệp lấy doanh thu của hoạt động nào để áp dụng tính miễn giảm?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Căn cứ quy định nêu trên, doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng được giảm 30% thuế TNDN là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
Câu 8: Xin hỏi các nghiệp vụ sau có phải là giao dịch liên kết không:
- Doanh nghiệp mượn tiền không lãi suất của Giám đốc công ty
- Doanh nghiệp thuê nhà cuả Giám đốc làm văn phòng.
Trả lời:
Theo quy định tại NĐ số 132/2020/NĐ-CP thì:
- Trường hợp giám đốc điều hành, kiểm soát DN, nếu DN vay mượn của giám đốc Công ty có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết.
- Giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.
Căn cứ theo ví dụ này thì
I) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.Trường hợp l) chỉ phát sinh khi có giao dịch CN vốn (tương đương với ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu), hoặc vay, cho vay (ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu) đối với các cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g.
Các giao dịch khác với cá nhân không xác định là giao dịch liên kết.
Nội dung lưu ý về trường hợp L:
Cty A là cổ đông của CTy X. Trong năm CTy A có phát sinh giao dịch chuyển nhượng CP tại CTy X cho Cty B. Giá trị CP chuyển nhượng tương đương 25% Vốn chủ sở hữu của Cty X.
Khi đó, Cty A và Cty B được xác định là bên liên kết của Cty X, trường hợp liên kết theo các dữ liện trên là A và L.
Câu 9: Theo khoản 5, Điều 18, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty chúng tôi có Công ty mẹ tối cao tại Canada, chúng tôi không rõ giữa Canada và Việt Nam đã có Thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động hay chưa, vậy chúng tôi có phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan quản lý thuế không và thời hạn nộp báo cáo là thời điểm nào?
Trả lời:
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình trao đổi để ký kết thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia với các nước. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam và Canada chưa ký thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Do đó, về nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp choCơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Theo hướng dẫn nêu trên thì:
- Trường hợp Công ty mẹ tối cao phải lập CBCr thì người nộp thuế Tại Việt Nam phải nộp cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao;
- Trường hợp Công ty mẹ tối cao không phải lập CBCr thì người nộp thuế tại Việt Nam soạn CV giải trình về nguyên nhân/ quy định về việc Công ty mẹ tối cao không phải lập và gửi cho Cơ quan thuế quản lý.
Câu 10: DN là Công ty TNHH MTV 100% vốn nước ngoài, có doanh thu hàng năm 100% từ xuất khẩu và trong đó 90% là từ Công ty mẹ. Công ty có vay tiền từ chính Công ty mẹ. Năm 2018, chi phí lãi vay chưa thanh toán là 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng (Công ty không tính vào chi phí được trừ của cả hai năm do chưa thanh toán). Năm 2020, Công ty thanh toán lãi vay năm 2018&2019 là 1.1 tỷ đồng (đã kê khai và nộp thuế nhà thầu). Theo NĐ 132/2020, mức trần lãi vay được trừ năm 2020 là: 1.2 tỷ đồng. Vậy khoản lãi vay của năm 2018&2019 đã thanh toán năm 2020 có được tính vào chi phí được trừ năm 2020 không?
Trả lời:
Công ty vay tiền của Công ty mẹ, năm 2018 chưa thanh toán 500 triệu đồng, năm 2019 là 600 triệu đồng thì khoản chi phí lãi vay của 2 năm chưa thanh toán là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2018 và năm 2019. Công ty phải xác định chi phí lãi vay được trừ của năm 2018, 2019 theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 Nghị định này.
Thời điểm Công ty chi trả chi phí lãi vay vào năm 2020 không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2020 nên Công ty không được tính vào chi phí được trừ của năm 2020.
→ Chi phí lãi vay của kỳ nào thì hạch toán vào chi phí của kỳ đó. Đồng thời, việc xác định chi phí lãi vay được trừ của từng kỳ phải căn cứ theo EBITDA của kỳ tương ứng theo quy định tại từng thời điểm.Câu 11: Đơn vị tôi đang công tác năm 2020 có phát sinh giao dịch liên kết. Trong năm doanh thu thực hiện là: 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là: 1.7 tỷ đồng. Như vây đơn vị tôi có được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không?
Trả lời:
Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 19: Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết khi đáp ứng cả 2 điều kiện: (1) tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và (2) tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Trong năm doanh thu thực hiện của Công ty là 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là 1.7 tỷ đồng thì Công ty không thuộc đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Công ty phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Câu 12a: Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu. Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?
Trả lời:
- Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”
Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.
Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay. → Bổ sung xác định ngân hàng thương mại là Bên liên kết nếu đáp ứng quy định về tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.Bước 1: Việc xác định tỷ lệ khoản vay của ngân hàng thương mại căn cứ theo tổng số phát sinh bên có của TK vay từng ngân hàng
Bước 2: Xác định tỷ lệ khoản vay NHTM theo số dư (bình quân đầu kỳ - cuối kỳ) của NHTM trên các chỉ số vốn chủ sở hữu và tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.
Nếu NHTM nào thỏa mãn điều kiện là BLK (cả 1 và 2) thì phải kê khai Bên liên kết, tick chọn trường hợp liên kết tại Mục II và kê khai giá trị GLKD (chỉ kê lãi vay) tại Mục III (Phương pháp P1.1). Báo cáo sẽ hướng dẫn cách trình bày riêng.
Nếu NHTM nào chỉ thỏa 1 thì đánh giá thêm bản chất của khoản vay để xác định có kê khai hay không.
Trường hợp là BLK thì nhóm so sánh lãi suất cho vay của ngân hàng tại thời điểm phát sinh và lãi suất thông báo của ngân hàng để đánh giá rủi ro/ điều chỉnh, traođổi với đơn vị.
Câu 12b: Năm 2020 Công ty có doanh số dưới 200 tỷ đồng, và có phát sinh giao dịch liên kết. Theo nghị quyết 116/2020/QH14 Công ty được giảm 30% thuế TNDN. Xin hỏi Công ty có được giảm 30% thuế TNDN về liên doanh liên kết không?
Trả lời:
Việc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế và được thực hiện khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đó, nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc Hội thì phần liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TNDN đối với GDLK cũng được giảm theo quy định.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích đối với quý khách hàng. Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tư vấn thuế hãy liên hệ ngay hotline: 0933 575 399 để được kết nối với các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.
Từ khóa » Cách Tính Ebitda Theo Nghị định 132
-
Cách Tính EBITDA Và Lãi Vay được Trừ Khi Có Giao Dịch Liên Kết Theo ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Cách Tính Chi Phí Lãi Vay Theo Nghị định 132 Với CHỈ 03 BƯỚC
-
Lãi Vay Khi EBITDA âm - Gonnapass
-
Chi Phí Lãi Vay Giao Dịch Liên Kết - Gonnapass
-
Cách Tính Lãi Vay được Trừ Theo Nghị định 132
-
Câu Hỏi Thường Gặp Về Chi Phí Lãi Vay được Trừ đối Với Doanh ...
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Chi Phí Lãi Vay được Trừ Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay Trong Giao Dịch Liên Kết Mới Nhất 2022 ...
-
Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Nghị định 132/2020/NĐ-CP Quy định Quản Lý Thuế đối Với Doanh ...
-
Cách Tính EBITDA... - TACA - Training And Coaching Accounting