Giải đáp Pháp Luật - Https//:pbgdpl..vn

Thủ tục cha nhận con và bổ sung thông tin người cha trong Giấy khai sinh của con Ngày đăng 04/06/2022 | 16:18

Tôi sinh năm 1975. Năm 2015, tôi có quan hệ ngoài luồng với một người phụ nữ và sinh ra 01 cháu gái

TIN LIÊN QUAN

Khi làm giấy khai sinh cho cháu thì không khai tên cha do lúc đó tôi đang có vợ, con. Sinh con được hơn 01 năm thì cô ấy lấy chồng, để con lại cho bà ngoại nuôi. Vừa qua, tôi đã thuyết phục mẹ cháu cho tôi đón cháu về nuôi và đồng ý cho tôi làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên tôi trong Giấy khai sinh của con. Hiện nay, tôi đã làm xét nghiệm AND và có Phiếu kết quả phân tích AND kết luận chúng tôi là bố con. Xin hỏi tôi phải làm thủ tục gì để được đứng tên cha trong khai sinh của con và làm ở đâu?

Trả lời:

Để được bổ sung tên người cha trong Giấy khai sinh của con, trước hết anh cần làm thủ tục cha nhận con theo quy định tại Điều 25, Luật Hộ tịch và Điều 14, Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì anh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Tờ khai theo mẫu quy định;

- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con: Phiếu kết quả phân tích AND.

- Các giấy tờ xuất trình: bản chính một trong các giy tờ là hộ chiếu, chng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; Sổ hộ khẩu của người có yêu cầu.

Khi có đầy đủ các giấy tờ nêu trên, anh đến nộp hồ sơ đăng ký cha nhận con tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Sau khi giải quyết xong thủ tục cha nhận con, anh cần làm thủ tục bổ sung thông tin về người cha trong Giấy khai sinh của con theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.”

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký bổ sung hộ tịch được quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”

Nguyễn Tuân

Nguyễn Sỹ Tuấn

Các tin khác
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định chế độ tiền lương hưu như thế nào?
  • Người đang bị chấp hành án có được đóng bảo hiểm tự nguyện?
  • Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
  • Người nước ngoài đi lại ở Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Khách nước ngoài mất hộ chiếu mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền bị xử lý thế nào?
  • Người đang chấp hành hình phạt tù giam có được hưởng BHXH một lần không?
  • Hinh sự
  • Dân sự
  • Đất đai
  • Hộ tịch - Quốc tịch
  • Hôn nhân và gia đình
  • Lao động - Bảo hiểm
  • Lĩnh vực khác
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình
  • Những lưu ý để không bị tạm dừng giao dịch trên tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
  • Cảnh giác khi đầu tư chứng khoán, đa cấp, tiền ảo trên mạng
  • Cảnh báo mạo danh nhân viên Điện lực liên hệ khách hàng yêu cầu cài app lạ ...
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Giấy Chứng Sinh Có Ghi Tên Cha Không