Giải đáp Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường (25/11/2021)

  • Giới thiệu
  • Dịch vụ công, TTHC
  • Chuyên trang truyền thông
  • Đăng nhập
Tìm kiếm tin tức
Thông tin chỉ đạo điều hành Giải đáp pháp luậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùngBình đẳng giớiCải cách hành chínhCải cách tư phápChứng thựcCon nuôiCông chứngDân sựĐất đai - Nhà ởDoanh nghiệpGiải đáp pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đìnhGiao dịch bảo đảmGiáo dụcGiáo dục nghề nghiệpHành chínhHình sựHộ tịchHôn nhân gia đìnhKinh doanh CasinoLao động - Tiền lươngLĩnh vực khácLuật sư, Tư vấn pháp luậtPhổ biến, giáo dục pháp luậtQuốc hội, HĐND và Đại biểu Quốc hội, HĐNDQuốc tịchTài chínhTài nguyên và khoáng sảnThi hành án dân sựThi hành án hình sựThủ tục hành chínhThương mạiTiếp cận thông tin của công dânTìm hiểu Pháp luật về phòng, chống tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạoVệ sinh an toàn thực phẩmXử lý vi phạm hành chính Thông tin dự án Kết quả đánh giá Bộ phận TN&TKQ Tin tức - Sự kiện Niêm yết thông báo Chiến lược, QH, KH Giới thiệu văn bản pháp luật Hướng dẫn nghiệp vụ Nghiên cứu - Trao đổi Bổ trợ tư pháp Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Cải cách hành chính, ISO Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Theo chuyên đề Văn bản pháp luật

Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông
Giải đáp pháp luậtGiải đáp pháp luật về bảo vệ môi trườngNgày cập nhật 25/11/2021

1. Anh Tuấn Anh ở phường AH, thành phố H hỏi: Hành vi phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định nêu trên, hành vi phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Việc xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm có phải là một nội dung trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt không? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường quy định hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt như sau:

1. Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:

a) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;

b) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;

c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;

d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;

đ) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;

b) Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;

c) Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;

d) Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;

đ) Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.

Như vậy, việc xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm có phải là một nội dung trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt được quy định như viện dẫn trên.

3. Việc đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải có phải là một nội dung chính trong Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường quy định nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:

a) Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;

b) Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

c) Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;

d) Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;

đ) Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

e) Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;

g) Tổ chức thực hiện.

Như vậy, việc đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải là một nội dung chính trong Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt.

4. Chị Hạnh ở xã HP, thị xã HT hỏi: Để bảo vệ môi trường nước dưới đất thì cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm gì?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường quy định về bảo vệ môi trường nước dưới đất như sau:

1. Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.

2. Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

3. Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

4. Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

5. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.

6. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường nước dưới đất.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để bảo vệ môi trường nước dưới đất, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.

5. Đề nghị cho biết, để bảo vệ môi trường nước biển thì các nguồn thải vào môi trường nước biển có phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường quy định về bảo vệ môi trường nước biển như sau:

1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

3. Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế - xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

4. Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.

5. Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

6. Anh Quân cho biết hiện nay có một số hộ gia đình có phát thải bụi gây tác động xấu đến môi trường. Do đó, anh Quân hỏi: Các hộ gia đình này có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường không khí?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như sau:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định nêu trên, hộ gia đình có phát thải bụi tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra hay không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường quy định chung về bảo vệ môi trường đất như sau:

1. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

2. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

3. Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đất.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

8. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào một trong các tiêu chí nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường quy định di sản thiên nhiên như sau:

1. Di sản thiên nhiên bao gồm:

a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 nêu trên căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;

b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;

c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;

d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.

3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên.

Như vậy, việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường phải căn cứ vào một trong các tiêu chí nêu trên./.

Tập tin đính kèm:giai_dap_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong_c_hien.doc Gửi tin qua email In ấnCác tin khácGiải đáp pháp luật quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (24/11/2021)Giải đáp một số tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (24/11/2021)GIẢI ĐÁP QUY ĐỊNH VIỆC CÔNG DÂN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP, GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRAO ĐỔI HỌC THUẬT (24/11/2021)Giải đáp pháp luật về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (24/11/2021)GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 (24/11/2021)Giải đáp pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang... (22/10/2021)Quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ (22/10/2021)QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI (22/10/2021)GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 65 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ ÁN TREO (22/10/2021)Giải đáp một số tình huống pháp luật về Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự (22/10/2021)« Trước12345678910...91Sau »
Xem tin theo ngày
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234. 3849036 Email: stp@thuathienhue.gov.vn Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở - Trưởng ban biên tập Thống kê truy cậpTổng truy cập 22.765.851Lượt truy cập hiện tại 14.135

Từ khóa » Các Biện Pháp Xử Lý Bảo Vệ Môi Trường