Giải đáp Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
| ||||||||||||||||||
Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin dự án Kết quả đánh giá Bộ phận TN&TKQ Tin tức - Sự kiện Niêm yết thông báo Chiến lược, QH, KH Giới thiệu văn bản pháp luật Hướng dẫn nghiệp vụ Nghiên cứu - Trao đổi Bổ trợ tư pháp Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Cải cách hành chính, ISO Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Theo chuyên đề Văn bản pháp luật
Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông | ||||||||||||||||||
Giải đáp pháp luậtTình huống pháp luật về thi hành án dân sựNgày cập nhật 09/06/2021 Tình huống pháp luật về thi hành án dân sự 1. Ông Nguyễn Văn Kha đang làm hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất. Diện tích đất này có giá trị với số tiền cũng khá lớn. Ông Kha muốn biết, mức thu phí thi hành án dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự quy định mức thu phí thi hành án dân sự, như sau: 1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau: a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận; b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng; c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng; d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng; đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng. 2. Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận. Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau: Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng; Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng - 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng. 3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 nêu trên. 4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 nêu trên tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC (tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án). 5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 nêu trên tính trên số tiền, tài sản thực nhận. Như vậy, mức thu phí thi hành án dân sự được pháp luật quy định như trên, ông Kha tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình. 2. Ông Bùi Thiện Miên, ông có đơn yêu cầu cơ quan thi hành án đối với bản án của Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản giữa ông và bạn ông. Ông muốn biết, pháp luật quy định như thế nào về thu, nộp phí thi hành án dân sự? Điều 5 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự quy định thu, nộp phí thi hành án dân sự, như sau: 1. Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đối với vụ việc phải thu phí thi hành án dân sự nhiều lần thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định. 2. Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp Luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC (mức thu phí thi hành án dân sự). Ví dụ: Ông A được thi hành án tổng số tiền là 18.000.000.000 đồng và đã được nhận số tiền này trong 06 lần (lần thứ nhất nhận 3.000.000.000 đồng; lần thứ hai nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ ba nhận 4.500.000.000 đồng; lần thứ tư nhận 4.000.000.000 đồng; lần thứ năm nhận 1.500.000.000 đồng; lần thứ sáu nhận 1.000.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự phải nộp của từng lần được xác định như sau: - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ nhất là: 3% x 3.000.000.000 đồng = 90.000.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ hai là: (3% x 2.000.000.000 đồng) + (2% x 2.000.000.000 đồng) = 100.000.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ ba là: (1% x 3.000.000.000 đồng) + (0,5% x 1.500.000.000 đồng) = 37.500.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ tư là: (0,5% x 3.500.000.000 đồng) + (0,01% x 500.000.000 đồng) = 17.550.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ năm là: 0,01% x 1.500.000.000 đồng = 150.000 đồng. - Số tiền phí thi hành án dân sự ông A phải nộp lần thứ sáu là: 0,01% x 1.000.000.000 đồng = 100.000 đồng. Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp trong trường hợp này là 245.300.000 đồng, bằng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông A phải nộp khi nhận một lần tính trên số tiền 18.000.000.000 đồng là 245.000.000 đồng + (0.01% x 3.000.000.000 đồng) = 245.300.000 đồng. 3. Đối với trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định, nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí thi hành án dân sự theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC (Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự). Ví dụ: Ông B được thi hành án 5.000.000 đồng nhưng ông B được nhận số tiền này trong 04 lần (lần 1 nhận 1.000.000 đồng; lần 2 nhận 1.000.000 đồng; lần 3 nhận 1.000.000 đồng; lần 4 nhận 2.000.000 đồng), số phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp được xác định như sau: - Lần thứ nhất ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí. - Lần thứ hai ông B nhận 1.000.000 đồng thì ông B chưa phải nộp phí. - Lần thứ ba ông B nhận 1.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp sau ba lần nhận tiền là: 3% x (1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng + 1.000.000 đồng) = 90.000 đồng. - Lần thứ tư ông B nhận 2.000.000 đồng thì số phí mà ông B phải nộp là: 3 % x 2.000.000 đong = 60.000 đồng. Tổng số tiền phí thi hành án dân sự mà ông B phải nộp sau khi nhận số tiền 5.000.000 đồng là 90.000 đồng + 60.000 đồng = 150.000 đồng, cũng bằng tổng số phí thi hành án dân sự trong trường hợp nhận tiền, tài sản 01 lần là 3% x 5.000.000 đồng = 150.000 đồng. 4. Việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện như sau: a) Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ. b) Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại. Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC. 5. Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu. 6. Trường hợp ủy thác thi hành án, cơ quan ủy thác phải ghi rõ số phí thi hành án dân sự đã thu, số phí thi hành án dân sự còn phải thu. Cơ quan nhận ủy thác phải căn cứ vào quyết định ủy thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định tại Thông tư số 216/2016/TT-BTC. Như vậy, thu, nộp phí thi hành án dân sự được pháp luật quy định như trên, ông Miên tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình. 3. Bà Nguyễn Thị Mây đang được Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn giữa bà và chồng bà. Quá trình giải quyết vụ án bà Mây đề nghị Tòa án yêu cầu chồng bà cấp dưỡng tiền nuôi con. Bà Mây muốn biết số tiền cấp dưỡng bà được nhận có phải chịu phí thi hành án dân sự không? Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự quy định trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự, như sau: Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây: 1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận. 3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi. 4. Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định. 5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử. 7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự. 8. Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự (khoản 19 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015). Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, khi được nhận tiền cấp dưỡng nuôi con, bà Mây không phải chịu phí thi hành án dân sự. 4. Ông Lê Hữu Kiều là đương sự trong vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất. Ông là thương binh, là người có công với cách mạng. Ông Kiều muốn biết ông có được miễn, giảm phí thi hành án dân sự không? Điều 7 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự quy định miễn, giảm phí thi hành án dân sự, như sau: 1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây: a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận; c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án. 2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây: a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận; b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại; c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại. 3. Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải làm đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự, kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên. 4. Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Trường hợp đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này hoặc thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do. Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, ông Kiều là thương binh, người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, nên thuộc trường hợp được miễn phí thi hành án dân sự. Tập tin đính kèm:tinh_huong_phap_luat_ve_thi_hanh_an_dan_su.docx Gửi tin qua email In ấnCác tin khácGiải đáp pháp luật về dân quân tự vệ (09/06/2021)Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa và Thể thao (30/03/2021)Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc thẩm giải quyết của cấp huyện (30/03/2021)Giải đáp pháp luật về thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hòa giải thương mại; thừa phát lại; trọng tài thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp (30/03/2021)Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (30/03/2021)TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (23/03/2021)XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÓA ĐƠN (11/03/2021)XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN (11/03/2021)Tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (11/03/2021)GIẢI ĐÁP MỘT SỐ TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (11/03/2021)« Trước12345678910...88Sau »
| ||||||||||||||||||
Giải đáp pháp luật
| ||||||||||||||||||
|
Từ khóa » Phí Thi Hành án Dân Sự Là Bao Nhiêu
-
2. Mức Thu Phí Thi Hành án Dân Sự
-
Cách Tính Phí Thi Hành án Dân Sự Mới Nhất - LuatVietnam
-
Hướng Dẫn Về Mức Phí Thi Hành án Dân Sự - Văn Phòng Tư Vấn Luật
-
Về Việc Thu Phí Thi Hành án Hay Không Thu Phí đối Với Khoản Tiền Có ...
-
Chi Phí Thi Hành án Dân Sự | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn Pháp Luật
-
Phí Thi Hành án Dân Sự Là Gì ? Chi Phí Thi Hành án Dân Sự Là Gì ?
-
Phí Thi Hành án Là Gì? Cách Tính Mức Phí Thi Hành án Dân Sự?
-
Mức Phí Thi Hành án Dân Sự Là Bao Nhiêu? - Gia Nguyễn LawFirm
-
THU PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỚI MỨC BAO NHIÊU LÀ ĐÚNG
-
Ai Phải Trả Chi Phí Thi Hành án? Những Trường Hợp Nào Người được ...
-
Ai Có Nghĩa Vụ Nộp Phí Thi Hành án Dân Sự? - Luật Minh Gia
-
Quy định Về Mức Phí Thi Hành án Dân Sự 2019 Mới Nhất
-
Ai Phải Chịu Phí Thi Hành án Dân Sự? Mức Phí Thi ... - Luật Hoàng Anh
-
Có Phải Nộp Phí Thi Hành án Khi Có Đơn Yêu Cầu Thi Hành án?