Giải đáp - PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi 1: Điểm thi kết thúc học phần có phải điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) hay không? Trả lời: Điểm học phần bao gồm các điểm bộ phận: • Các điểm thành phần (điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm chuyên cần; điểm đánh giá phần thực hành; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểuluận, . . .) • Điểm thi kết thúc học phần.
Câu hỏi 2: Trọng số (tỉ lệ %) của điểm thành phần, của điểm thi kết thúc học phần được quy định như thế nào khi tính điểmhọc phần? Trả lời: Số lượng điểm bộ phận, hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần được quy định trong Đề cương của học phần đó và được giảng viên phụ trách học phần công bố cho sinh viên.
Câu hỏi 3: Nếu muốn phúc khảo, khiếu nại về điểm học phần thì phải liên hệ với đơn vị nào trongtrường? Trả lời: Sinh viên nộp đơn xin phúc khảo cho Khoa phụ trách học phần đó trong khoảng thời gian 1 tuần sau khi biết điểm. Nếu thấy trên cổng thông tin điện tử điểm học phần hiện không đúng với điểm thật sự của mình về học phần đó, sinh viên làm đơn gửi Phòng Quản lý đào tạo để xem xét lại.
Câu hỏi 4: Trong học chế tín chỉ, điểm cho theo thang điểm nào? Trả lời: Khi đánh giá, các điểm bộ phận đều cho theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm bộ phận nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến 1 chữ sốthập phân, sau đó được chuyển sang điểm chữ như sau: • Dưới 4,0: điểm F Kém • Từ 4,0 đến 5,4: điểm D Trung bình yếu. • Từ 5,5 đến 6,9: điểm C Trung bình • Từ 7,0 đến 8,4: điểm B Khá • Từ 8,5 đến 10: điểm A Giỏi Khi xử lý kết quả học tập (được học tiếp hay bị buộc thôi học, xếp hạng học tập), điểm chữ được chuyển sang thang điểm 4: • Điểm F tương ứng là điểm 0 • Điểm D tương ứng là điểm 1 • Điểm C tương ứng là điểm 2 • Điểm B tương ứng là điểm 3 • Điểm A tương ứng là điểm 4
Câu hỏi 5: Có được thi lại khi kết quả không đạt hay không ? Trả lời : Đối với mỗi học phần, chỉ thi kết thúc học phần 1 lần. Sinh viên bắt buộc phải học lại nếu kết quả bị điểm F.
Câu hỏi 6 : Như vậy các điểm A, B, C, D là điểm đạt? Trả lời : Đúng
Câu hỏi 7 : Nếu tất cả các học phần đều đạt thì sẽ được tiếp tục học? Trả lời : Không đúng. Cần đặc biệt lưu ý rằng điểm D tuy là điểm đạt của học phần, nhưng khi xử lý kết quả học tập thì mới tương ứng là điểm 1. Căn cứ vào điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu rơi vào các trường hợp sau : • Học kỳ đầu của khóa học có điểm trung bình <0,8. • Các học kỳ tiếp theo có điểm trung bình <1,0 • 2 học kỳ liên tiếp có điểm trung bình <1,1 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ nhất <1,2 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ hai <1,4 • Điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ ba <1,6 • Điểm trung bình chung tích lũy của các năm tiếp theo <1,8 Ví dụ : năm thứ nhất, tất cả các học phần đều đạt điểm D thì điểm trung bình chung tích lũy của năm thứ nhất là 1,0. Bị buộc thôi học.
Câu hỏi 8 : Trong học chế tín chỉ, có còn khái niệm lưu ban hay không ? Trả lời : Không.
Câu hỏi 9 : Vậy thì xếp hạng năm đào tạo như thế nào? Trả lời: Việc xếp hạng năm học dựa trên khồi lượng kiến thức tích lũy (số lượng tín chỉ sinh viên đã đạt): * Sinh viên năm 1: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ * Sinh viên năm 2: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 đến dưới 60 tín chỉ. * Sinh viên năm 3: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 đến dưới 90 tín chỉ. * Sinh viên năm 4: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 đến dưới 120 tín chỉ. *Sinh viên năm 5: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 đến dưới 150 tín chỉ.
Câu hỏi 10:Có thể xin tạm dừng việc học tập, bảo lưu kết quả học tập được hay không ? Trả lời : Không phải tạm dừng mà là nghỉ học tạm thời . Chỉ được chấp thuận cho nghỉ học tạm thời nếu : a) Được điều động vào lực lượng vũ trang. b) Bị bệnh hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế c) Vì lý do cá nhân. Trường hợp này phải học ít nhất 1 học kỳ, không bị buộc thôi học, điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00.
Câu hỏi 11: Ngoài những trường hợp xin nghỉ học tạm thời, có những trường hợp xử lý học vụ nào đối với sinh viên? Trả lời: Được Tiếp tục học hoặc Bị buộc thôi học. Khác với đào tạo theo Niên chế, trong học chế Tín chỉ không có khái niệm Tạm dừng.
Câu hỏi 12: Nếu xin nghỉ học tạm thời, thời gian nghỉ học tạm thời có tính vào thời gian tối đa cho phép học hay không?. Thời gian tối đa cho phép học là bao nhiêu? Trả lời: thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào thời gian tối đa cho phép học. Thời gian tối đa cho phép học không quá 2 lần thời gian của khóa học. Riêng với sinh viên thuộc diện ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh, không qui định thời gian tối đa cho phép học.
Câu hỏi 13: Các sinh viên có số lượng tín chỉ đăng ký học trong 1 học kỳ không giống nhau. Vậy thì Điểm trung bình của học kỳ sẽ tính như thế nào? Trả lời: Điểm trung bình học kỳ được tính dựa trên số lượng tín chỉ đăng ký học.
Câu hỏi 14: Cách thức Đăng ký học? Trả lời: Có 2 quy trình đăng ký học: 1. Quy trình chuẩn: đăng ký theo các lớp được dự kiến mở. Đối với từng Học phần (môn học), mở nhiều Lớp Học phần. Đối với từng Lớp Học phần, sinh viên biết được lịch học, phòng học, giáo viên phụ trách. Sinh viên lựa chọn Lớp học phần để đăng ký – như vậy là tự xếp lịch học đối với các Học phần Nhà trường dự kiến mở. 2. Quy trình bổ sung: Đối với sinh viên phải học lại, hoặc muốn học cải thiện điểm, hoặc muốn học theo lộ trình khác (chọn các Học phần khác với dự kiến) thì: Bước 1: Sinh viên Ghi danh các học phần muốn học. Bước 2: Phòng Quản lý đào tạo sẽ thống kê số lượng sinh viên theo từng học phần. Nếu đáp ứng tốt nhất các điều kiện (số lượng sinh viên có nhu cầu, có phòng học, có giáo viên, . . . .) sẽ mở bổ sung các lớp học phần. Bước 3: Phòng quản lý đào sẽ xếp lịch học cho các học phần mở bổ sung. Buoc 4: Sinh viên bắt đầu đăng ký như trong Quy trình chuẩn. Hiện tại, chuẩn bị cho sinh viên đăng ký theo Quy trình chuẩn. Sau đó mới cho sinh viên đăng ký theo Quy trình bổ sung. Lưu ý rằng trong Quy trình bổ sung, có thể học phần muốn học được mở mà cũng có thể không được mở (chẳng hạn vì số lượng có nhu cầu học Học phần này quá ít hoặc ít hơn các Học phần khác, hoặc không có giảng viên, hoặc không có phòng học . . .). Cho nên, nếu không thực sự có nhu cầu khác với Quy trình chuẩn hoặc không cảm thấy bất tiện về Quy trình chuẩn thì hãy theo Quy trình đó. Khả năng đăng ký thành công sẽ cao hơn
Chia sẻ:
- X
Từ khóa » điểm Tích Luỹ Ueh
-
đánh Giá Kết Quả Học Tập Trình độ đại Học
-
Xếp Hạng Tốt Nghiệp - Kho Tri Thức - UEH
-
Quy định Của Bộ GD&ĐT Về Quy Chế đào Tạo đại Học Theo Tín Chỉ (QĐ ...
-
Đánh Giá Kết Quả Rèn Luyện - Cổng Tư Vấn Nhập Học - UEH
-
[PDF] Bộ Giáo Dục Và đào Tạo - Trường đại Học Kinh Tế Tp. Hcm
-
UEH Confessions - Tổng Hợp Thắc Mắc/câu Hỏi #19743-A...
-
GPA Là Gì? Ý Nghĩa Của GPA? - Trường Việt Nam
-
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN - UEHZ > Blog
-
Điểm Trung Bình Tích Lũy Là Gì? Vấn đề Sinh Viên Không Thể Ngó Lơ!
-
[PDF] QUY ĐỊNH - Viện Đào Tạo Quốc Tế - ISB
-
Sinh Viên Thi Rớt, Học Lại: Khi Nào Bị Hạ Bằng? - LuatVietnam
-
Xu Hướng 8/2022 # Các Loại Học Bổng Ueh Dành Cho Sinh Viên ...
-
Cách Tính điểm Xét Học Bạ Ueh - Đại Học Kinh Tế TPHCM Năm 2021