Giải đáp: Tắc Vòi Trứng đoạn Kẽ Có Thông được Không?
Có thể bạn quan tâm
Tắc vòi trứng đoạn kẽ có thông được không là thắc mắc của nhiều chị em khi bị tắc kẽ vòi trứng. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm và gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Vậy tắc vòi trứng đoạn kẽ là gì, phương pháp điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả?
Menu xem nhanh:
- 1. Tắc vòi trứng đoạn kẽ là gì?
- 2. Tắc vòi trứng đoạn kẽ có thông tắc được không, phương pháp thông tắc?
- 2.1 Những biến chứng khi bị tắc kẽ vòi trứng?
- 2.2 Các phương pháp thông tắc vòi trứng khi bị tắc kẽ vòi trứng?
- 3. Phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào cho hiệu quả?
1. Tắc vòi trứng đoạn kẽ là gì?
Vòi trứng là bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Vòi trứng bao gồm có 4 đoạn: đoạn loa, đoạn bóng, đoạn eo và đoạn kẽ. Trong đó, đoạn kẽ có chiều dài ngắn nhất chỉ khoảng 1cm và nối liền giữa vòi và tử cung.
Tắc kẽ vòi trứng chính là phần vòi trứng bị tắc nghẽn tại vị trí đoạn kẽ. Đây là hiện tượng mà phần niêm mạc của ống vòi trứng đoạn kẽ bị sưng lên bất thường, đè nén dẫn đến bị thu hẹp thậm chí là dính liền với nhau và gây nên hiện tượng tắc nghẽn.
2. Tắc vòi trứng đoạn kẽ có thông tắc được không, phương pháp thông tắc?
2.1 Những biến chứng khi bị tắc kẽ vòi trứng?
Khi bị tắc kẽ vòi trứng, sẽ có một số trường hợp xảy ra đối với quá trình kinh nguyệt hoặc thụ tinh của chị em, bao gồm:
– Tinh trùng không thể di chuyển qua đoạn tắc và không gặp trứng để thụ tinh, gây khó khăn cho quá trình thụ thai, dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Đặc biệt, nếu tắc cả hai bên vòi trứng thì khả năng vô sinh ở chị em lại càng cao hơn.
– Tinh trùng gặp trứng và thụ tinh nhưng trứng không thể đi qua phần vòi trứng tắc, hẹp có thể gây ra hiện tượng mang thai ngoài dạ con. Nhiều trường hợp trứng thụ tinh tự tiêu biến nhưng cũng có trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ ở ngay phần kẽ tắc. Do không có khả năng giãn nở như tử cung nên nếu trứng cứ phát triển ở kẽ tắc thì sẽ gây ra hiện tượng vỡ.
– Trứng khi bị tắc lại, phần bị hẹp tiêu biến vào thời kỳ kinh nguyệt, nhưng cũng có trường hợp bị đọng lại và gây đau bụng dưới, đau đớn và chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, hoại tử nếu cứ để dịch ứ đọng quá lâu.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, tắc kẽ vòi trứng không gây nguy hiểm trực tiếp tới người bệnh nhưng lại để lại hậu quả rất nặng nề tới sức khỏe sinh sản. Không chỉ vậy, đây là bệnh rất khó phát hiện nếu người bệnh chủ quan và không thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ.
2.2 Các phương pháp thông tắc vòi trứng khi bị tắc kẽ vòi trứng?
Dù là bệnh nguy hiểm nhưng tắc kẽ vòi trứng hoàn toàn có thể điều trị được bằng phương pháp thông tắc vòi trứng. Tùy vào mức độ tắc mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp thông tắc vòi trứng khác nhau. Dưới đây là các phương pháp thông tắc phổ biến mà người bệnh cần lưu ý:
– Điều trị nội khoa: Với các trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc, thuốc có tác dụng ức chế hình thành viêm nhiễm, giảm sưng.
– Điều trị bằng thuốc kết hợp phẫu thuật: Trong trường hợp mà người bệnh dùng thuốc không có tiến triển thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy vào tình trạng tắc mà bác sĩ sẽ chỉ định bơm hơi vòi trứng để thông phần vòi trứng bị tắc nghẽn hoặc áp dụng phẫu thuật để cắt nối loại bỏ những đoạn vòi trứng bị dính mà thông thể thông tắc bình thường.
3. Phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào cho hiệu quả?
Tắc kẽ vòi trứng là bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới nên nhiều chị em cần lưu ý để có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
– Lưu ý tới vấn đề vệ sinh vùng kín, sử dụng muối loãng và dung dịch vệ sinh lành tính, an toàn có tinh chất từ thiên nhiên, giữ quần lót luôn khô thoáng và sạch sẽ.
– Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều người, tránh các tư thế tình dục mạnh bạo gây ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng.
– Tuân thủ kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu 1 lần/năm để nắm rõ được tình hình sức khỏe.
– Trước khi có kế hoạch sinh con, cần sàng lọc và khám sức khỏe tiền hôn nhân để sàng lọc và tầm soát sức khỏe.
– Phụ nữ nếu có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì cần phải đợi vòi trứng hồi phục tối thiểu sau 1 năm kể từ ngày phẫu thuật.
– Đa phần tắc kẽ vòi trứng thường xảy ra ở phụ nữ trưởng thành. Bởi vậy chị em cần lưu tâm, quan sát các biểu hiện của cơ thể để nhanh chóng nắm bắt tình hình và điều trị bệnh nhanh chóng, kịp thời.
Trên đây là những thông tin bổ ích để giải đáp cho thắc mắc tắc vòi trứng đoạn kẽ có thông tắc được hay không? Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả điều trị tốt nhất, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường để xác định mức độ bệnh, từ đó có phương pháp điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Từ khóa » Tắc Kẽ Vòi Trứng Là Gì
-
Tắc Kẽ Vòi Trứng Có Nguy Hiểm Không, Có Thông Được Không?
-
Tắc Vòi Trứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bị Tắc Vòi Trứng Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không? | Vinmec
-
Tắc Kẽ Vòi Trứng Là Gì? Có Thông Được Không? [Chi Tiết]
-
Tắc Vòi Trứng: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Tắc Vòi Trứng: Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Vô Sinh ở Nữ Giới
-
Tắc Vòi Trứng Là Gì ? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Chữa Trị Tắc ống Dẫn ...
-
Tắc Vòi Trứng Có Kinh Nguyệt Không, Nguyên Nhân Do đâu? | Medlatec
-
Tắc Vòi Trứng Do Viêm Nhiễm Phần Phụ - Bs CK Nguyễn Thị Song Hà
-
Tắc Kẽ Vòi Trứng - Bệnh Lý Nguy Hiểm Nhất định Phải Biết
-
Tắc Vòi Trứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Era Group
-
CHUYÊN MỤC TƯ VẤN | Page 230 Of 366
-
Chi Phí Thông Tắc Vòi Trứng Hết Bao Nhiêu Tiền, Chữa ở đâu Tốt?
-
Bị Tắc Vòi Trứng Có Thụ Tinh Nhân Tạo được Không?