Giải đáp Tất Tần Tật Các Vấn đề Có Thể Gặp Phải Khi Sử Dụng Cốc ...
Có thể bạn quan tâm
Cốc nguyệt san đã không quá xa lạ với phụ nữ hiện đại ngày nay, tuy nhiên với những người vẫn đang sử dụng băng vệ sinh thì việc chuyển sang sử dụng cốc nguyệt san là 1 cuộc đấu tranh tâm lý, vì vậy hãy cũng tìm hiểu tất cả những vấn đề có thể gặp và cách sử dụng cốc nguyệt san nhé!
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu cốc nguyệt san là gì? Cốc nguyệt san là một dụng cụ được dùng vào những ngày đèn đỏ, có nhiệm vụ chính là để hứng dịch (máu kinh và các dịch từ niêm mạc tử cung). Cốc được đưa vào bên trong âm đạo để ngăn không cho các dịch đi ra bên ngoài gặp không khí. Khi các dịch, máu ra bên ngoài gặp không khí sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn và tạo mùi hôi. Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về cốc nguyệt san.
1. Cốc nguyệt san có thể làm đau “cô bé”
Vấn đề mà các chị em quan tâm nhiều nhất là đưa một vật to như thế vào “cô bé” nhỏ nhắn có đau không? Muốn biết chiếc cốc có làm đau hay không thì hãy phân tích cấu tạo của chiếc cốc nguyệt san cùng BlogAnChoi nhé.
- Hình dạng: Cốc nguyệt san có hình phễu, tác dụng chính là hứng máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Còn “ cô bé” thì có một cấu tạo thần kỳ, có thể cho một đứa bé 2 kg -3.5kg chui ra, vậy với một chiếc cốc nhỏ như vậy sẽ không gây đau đớn gì hết.
- Chất liệu: Cốc nguyệt san thường được làm bằng Silicon y tế nên chắc chắn đảm bảo an toàn, dễ dàng vệ sinh cũng như bảo quản.
Một số trường hợp có thể gây đau:
- Đặt cốc sai vị trí: Nó cũng giống việc bạn đeo kính áp tròng, đeo lệch hay sai cách sẽ gây cảm giác cộm khó chịu. Cốc nguyệt san cũng giống như vậy. Nếu bạn đeo đúng vi trí sẽ có cảm giác rất thoải mái và nhẹ nhàng.
- Đặt cốc quá cao: Tâm lý phải đưa cốc vào thật sâu để không tạo cảm giác khó chịu là sai, khi cốc đưa vào quá sâu âm đạo, thành cốc sẽ va chạm vào cổ tử cung gây cảm giác đau nhói khó chịu, khi cổ tử cung co bóp cũng sẽ gây đau.
- Cuống cốc quá dài: Một số chiếc cốc khi sản xuất sẽ để cuống cốc dài cho người sử dụng tùy độ dài mong muốn mà cắt bớt đi, tuy nhiên nhiều người lo sợ ko thể lấy cốc ra được nên để phần cuốn khá dài làm cọ sát vào phần ngoài âm đạo gây đau.
- Để móng tay dài khi đeo cốc: Vẫn giống như đeo kính áp tròng, móng tay dài vừa khó đeo vừa dễ bẩn. Trong việc mang cốc bạn cần đưa tay vào trong “cô bé” để kiểm tra cốc đã bung ra chưa hay lúc lấy cốc ra bạn cần phải bóp vào đáy cốc để đưa không khí vào trong cho việc lấy cốc ra dễ dàng hơn, nếu móng tay quá dài bạn sẽ dễ bấu vào “cô bé”, đau lắm đó.
- Lúc lấy cốc ra: Do cốc làm bằng Silicon nên dù có bóp nắn như thế nào cũng sẽ quay lại hình dạng ban đầu, nên khi lấy cốc ra khỏi “ cô bé” sẽ phải bóp đáy cốc để đưa không khí vào bên trong cho việc lấy ra thuận tiện hơn, nếu lấy ra quá nhanh thì khi cốc bung ra sẽ đụng vào phần ngoài của cô bé” có thể làm đau bạn. Do đó hãy lấy cốc ra một cách nhẹ nhàng và từ từ nhé.
2. Cốc nguyệt san có làm mất trinh
Câu trả lời là có. Màng trinh là một cái thành mỏng nằm ngang cửa mình của “ cô bé”. Đưa một ngón tay vào cũng có thể làm mất trinh rồi nên một cái cốc như vậy chắc chắn làm rách màng trinh của bạn. Cốc nguyệt san chỉ nên sử dụng cho người đã quan hệ tình dục.
3. Đeo cốc có đơn giản như hướng dẫn
Chắc chắn là không đơn giản rồi. “cô bé” là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm nên việc đưa một vật vào trong chắc chắn sẽ khó khăn. Khi càng lo lắng và hồi hợp càng khiến”cô bé” thắt chặt lại hơn làm cho việc đưa cốc vào khó khăn hơn và có thể làm đau nữa.
Theo các hình, video minh họa thì thường người hướng dẫn lấy chiếc ly hay vòng tay để minh họa cho “cô bé” nên nhìn rất đơn giản. Nhưng thực tế thì “cô bé” luôn khép kín và chiếc cốc không dễ dàng bung ra như minh họa. Có rất nhiều cách gấp cốc như gấp chữ C, gấp hình con sò (gập miệng cốc), gấp số 7, gấp chữ S,…. Hãy thử các cách gấp cốc khác nhau để tìm cho chính mình kiểu gấp phù hợp với cơ thể của mình nhất.
Sau khi đã tìm được cách gấp cốc phù hợp rồi thì bạn cũng cần tìm cho mình 1 tư thế phù hợp để đưa cốc vào bên trong âm đạo. Cách kiểu phổ biến là:
- Đứng và đặt một chân đặt lên bồn cầu hay bồn tắm.
- Bạn ở tư thế dựa lưng vào tường, thực hiện như đang làm squat.
- Ngồi xổm trên bồn cầu hay trên sàn.
- Nằm trên sàn, co đầu gối lên và dạng chân ra, giống như khi bạn đi khám phụ khoa vậy đó.
Dù làm tư thế nào hay cách gấp nào thì quan trọng nhất vẫn là tâm lý của bạn, hãy thoải mái, thả lỏng cơ thể, đừng lo lắng gì hết. Nếu không đưa cốc vào được 1-2 lần thì hãy đặt cốc xuống, đi lòng vòng làm việc khác khoảng 5-10 phút quay lại tiếp túc đưa cốc vào. Tuyệt đối không được cố gắng nhét cốc vào âm đạo.
Để kiểm tra xem cốc đã bung ra chưa là khi bạn cảm thấy thoải mái, mang cốc như không mang, cách 2 là nghe tiếng”bốc” khi cốc bung ra, nhưng đôi khi âm thanh ấy rất nhỏ sẽ rất khó nghe.
Cách chắc chắn nhất là đưa tay vào sờ xung quanh đáy cốc nếu thấy đáy cốc tròn đều thì có nghĩa là cốc đã bung ra hết, muốn an tâm hơn nữa thì hãy bóp thật nhẹ đáy cốc để cốc bung ra, đừng bóp mạnh quá có thể sẽ làm cho thành cốc không bám bào thành tử cung nữa. Khi nắm kéo cuống cốc cảm thấy chắc tay thì cũng có nghĩa là cốc đã bung ra và nằm chắc chắn trong âm đạo rồi.
4. Đeo cốc rồi nhưng vẫn có thể rò rỉ
Công dụng chính của cốc nguyệt san là dùng để hứng máu kinh nhưng dù bạn có cảm thấy thoải mái và đảm bảo 100% mình mang cốc đúng thì vẫn sẽ có trường hợp rò rỉ vì một số lý do nào đó như kích thước cốc chưa hoàn toàn phù hợp với cơ thể của bạn, hay cốc chưa nằm đúng vị trí để hứng hoàn toàn máu kinh. Do đó hãy luôn chuẩn bị một ít băng vệ sinh hằng ngày xài chung với cốc để cảm thấy tự tin nhất.
Để hạn chế tình trạng bị tràn, rò rỉ khi sử dụng cốc nguyệt san cần lưu ý các điều sau:
- Đảm báo cốc nguyệt san đã nằm đúng vị trí.
- Đảm bảo cốc nguyệt san đã bung ra hết.
- Sử dụng đúng size, nếu chưa từng sinh con thường thì nên dùng size nhỏ, dù khi đã sinh rồi thì cứ xài tiếp size nhỏ, chỉ khi tình trạng rò rỉ diễn ra thường xuyên thì hãy đổi sang size lớn.
- Nên lấy cốc ra và vệ sinh sau 8-12 tiếng sử dụng.
5. Tạm biệt hoàn toàn với băng vệ sinh
Hay khoan bỏ hết tất cả băng vệ sinh khi bạn vừa mua cốc nguyệt san nhé. Sẽ có những ngày vì một số lý do nào đó mà chiếc cốc nguyệt san không chấp nhận cơ thể của bạn, dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể đưa cốc vào một cách thoải mái.
Hay vào những lần đầu sử dụng cốc bạn không thể cứ loay hoay ở trong nhà vệ sinh cả tiếng đồng hồ để chiến đấu với chiếc cốc được. Cái gì cũng cần thời gian làm quen do đó vẫn giữ lại băng vệ sinh và sử dụng vào những ngày khó ở đó nhé.
6. Cốc nguyệt san cũng có size
Cốc nguyệt san đầu tiên được sản xuất ở Mỹ, mà cơ thể của người phụ nữ Châu Á khác với phụ nữ phương tây. Do đó để phù hợp thì cốc nguyệt san của người châu Á sẽ nhỏ hơn, và cốc nguyệt san của phụ nữ chưa sinh cũng sẽ nhỏ hơn phụ nữ đã qua một lần sinh thường.
Để có thể lựa mua được chiếc cốc nguyệt san phù hợp với cơ thể của mình thì bạn nên tìm mua những chiếc cốc sản xuất ở Việt Nam và phải được bộ Y tế kiểm tra về chất lượng.
Một số thương hiệu cốc nguyệt san uy tín và chất lượng :
- Lincup: Cốc nguyệt san Lincup là thương hiệu của công ty Lintimate (Việt Nam), hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều chị em lựa chọn.
- Divacup: Cốc nguyệt san đến từ Châu Mỹ, cốc nguyệt san được cho là dài nhất nên khá phù hợp với những bạn có tử cung dài. Đặt mua cốc nguyệt san Divacup chất lượng tại đây.
- Si-bell: Cốc kinh nguyệt Sibell có phần cuống dài nên có thể tự do điều chỉnh.Link mua cốc nguyệt san Si-bell cho chị em tại đây.
- Ladycup: Cốc nguyệt san Ladycup khá cứng, hơi thấp nên chứa được rất ít tuy nhiên Ladycup có lỗ thông khí to sẽ hạn chế được vấn đề tắc. Tìm và đặt mua cốc nguyệt san Ladycup tại đây.
- Claricup: Xuất sứ từ Pháp. Có nhiều size để lựa chọn cho lượng kinh nhiều hay ít.
7. Dòng đời của cốc nguyệt san
Theo lời quảng cảo của nhà sản xuất thì 1 chiếc cốc nguyệt san có dòng đời dài tận 10 năm, nhưng trong quá trình sử dụng chiếc cốc dùng để đựng dịch,máu kinh nên dù bạn có vệ sinh kỹ như thế nào thì cũng bị ố màu, và chắc là bạn không muốn đưa 1 chiếc cốc ố màu vào cơ thể của mình. Do đó dù nhà sản xuất nói 10 năm thì bạn cũng chỉ nên sử dụng khoảng 5 năm sau đó hãy thay 1 chiếc cốc mới.
Đồng thời y học ngày càng phát triển, có thể trong 10 năm bạn sử dụng thì cốc nguyệt san đã phát triển tân tiến hơn rất nhiều rồi đó.Ưu điểm khá lớn của cốc nguyệt san là hạn chế việc sử dụng băng vệ sinh để bảo vệ môi trường nhưng bảo vệ cơ thể của bạn vẫn là ưu tiên hàng đầu, do đó nếu thấy chiếc cốc không còn vệ sinh, sạch sẽ nữa thì hãy thay ngay 1 chiếc cốc mới nhé.
8. Dị ứng với cao su từ cốc nguyệt san “dởm”
Một chiếc cốc nguyệt san có giá trung bình 700.000VNĐ – 1.000.000VNĐ/ cái, thêm các phụ kiện đi kèm như hộp đựng, dung dịch vệ sinh. Với giá đó thì với các bạn sinh viên có vẻ hơi mắc để sử dụng 1 tháng 1 lần.
Do đó các loại cốc nguyệt sản “dởm” không đảm bảo chất lượng ra đời. Nếu sử dụng các cốc nguyệt sản như vậy bạn sẽ có thể bị các bệnh phụ khoa hoặc tình trạng sốc phản vệ như: khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, tức ngực,…
9. Để quên cốc trong “cô bé”
Không thể phủ nhận được sự thoải mái mà cốc nguyệt san mang lại vào những ngày “dâu” được. Chình vì sự thoải mái đó mà có thể quên luôn là mình đang trong chu kỳ kinh nguyệt và để quên chiếc cốc bên trong âm đạo trong nhiều ngày liền.
Trường hợp để quên này hoàn toàn không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san tốt đảm bảo chất lượng và có lượng máu kinh ít, nhưng đối với những người có lượng máu kinh ra quá nhiều có thể sẽ làm tràn cốc và rò rỉ ra bên ngoài.
Nhưng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bạn thì hãy cứ làm theo hướng dẫn, sau 8-12 tiếng bạn nên tháo cốc ra, đổ máu kinh đi, vệ sinh sạch sẽ rồi sau đó sử dụng tiếp. Vừa đảm bảo cho sức khỏe của bạn vừa đảm bảo chất lượng của cốc nguyệt san.
10. Dùng cốc nguyệt san có bị rộng không?
Chất liệu chính của cốc nguyệt san là silicon y tế, rất mềm dẻo vào an toàn, khi đưa vào bên trong âm đạo thì cốc phải được gấp lại nhỏ gọn để có thể đưa vào. Còn bên trong âm đạo thì có khả năng co giãn rất tốt. Do đó chưa có một căn cứ nào chứng minh sử dụng cốc nguyệt san có thể bị rộng và giảm cảm giác khi quan hệ cả.
Vậy phải sử dụng cốc nguyệt san như thể nào để hạn chế gặp các tính huống trên:
- Vệ sinh tiệt trùng cốc nguyệt san trước và sau khi sử dụng. Bảo quản cốc nguyệt san trong các dụng cụ riêng biệt (hộp đựng cốc, túi vải…) để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
- Chỉ vệ sinh cốc bằng dung dịch riêng biệt dành cho cốc nguyệt san.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo cốc và sau khi tháo cốc ra.
- Cắt móng tay sạch sẽ đế tránh gây trầy xước “cô bé”.
- Tìm cách gấp cốc và tư thế đưa cốc vào âm đạo phù hợp với mình nhất.
- Tìm mua cốc nguyệt san ở những cơ sở uy tín nhất, không sử dụng cốc nguyệt san quá rẻ không rõ nguồn gốc.
Cốc nguyệt san được xem như một phát minh tuyệt vời của nhân loại đối với người phụ nữ hiện đại, nếu như bạn muốn vứt bỏ đi cảm giác khó chịu của những ngày “dâu” thì hãy bắt đầu tìm hiểu về cốc nguyệt san ngay đi, bạn sẽ không hối hận đâu.
Tìm hiểu thêm về cốc nguyệt san cũng như những vấn đề khác về sức khỏe tại đây nhé :
- Cốc nguyệt san là gì? Ưu điểm và hạn chế
- Kinh nguyệt không đều cảnh báo 5 căn bệnh nguy hiểm
- 5 thực phẩm giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều
- 6 nguyên nhân chậm kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
- Mụn ngày đèn đỏ ư, đừng sợ nữa nhé các bạn gái!
Đừng quên thường xuyên theo dõi BlogAnChoi để không bỏ lỡ thông tin sức khỏe nào bạn nhé!
Xem thêmCovid-19 và những căn bệnh từng trở thành đại dịch kinh hoàng trên thế giới
Hơn ba tháng kể từ khi virus Corona xuất hiện tại Trung Quốc, nó đã nhanh chóng lây lan cho hơn hai triệu người trên toàn cầu, cướp đi hơn một trăm nghìn sinh mạng. Chính xác Covid-19 nguy hiểm và dễ lây lan đến mức nào vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Hôm nay hãy cùng ...Từ khóa » Cuống Cốc Nguyệt San Gây Khó Chịu
-
Sử Dụng Cốc Nguyệt San Bị đau: Các Chị Em Không Cần Lo Lắng!
-
Cốc Nguyệt San Bị Vướng: 5 Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tức Thì
-
Có Nên Cắt Cuống Cốc Nguyệt San Không?
-
Cốc Nguyệt San Bị Kẹt Thì Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?
-
Cắt Cuống Cốc Nguyệt San Có Nên Không? Khi Cuống Cốc Gây Khó Chịu
-
Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San Không Bị Lệch, Rò Rỉ
-
Có Nên Dùng Cốc Nguyệt San Thay Băng Vệ Sinh Không? - Hello Bacsi
-
6 Sự Cố Thường Gặp Khi Sử Dụng Cốc Nguyệt San - AFamily
-
Trước Khi Dùng Cốc Nguyệt San, Bạn Chắc Chắn Phải đọc Bài Này
-
Có Nên Cắt Cuống Cốc Nguyệt San Hay Không?
-
Những điều Cần Biết Về Cốc Nguyệt San - Suckhoe123
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San đúng Cách - Vinmec
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San Không Lo Bị Lệch, Tràn Hay ...