Giải đáp Thắc Mắc: Hệ Tuần Hoàn Gồm Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Bộ máy tuần hoàn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ thể để đảm bảo sự sống cho con người. Nó thực hiện chức năng lưu thông máu cho các cơ quan, giúp sức khỏe ổn định. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn băn khoăn không biết hệ tuần hoàn gồm những gì cũng như nguyên lý hoạt động của cơ quan này. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu chung về hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là một mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Cơ quan này có khả năng vận chuyển oxy, hormon và dưỡng chất thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể. Nhờ đó, các tế bào sẽ được nuôi dưỡng và hoạt động trong môi trường tốt.
Trong hệ tuần hoàn mạch máu sẽ là những ống rỗng đem máu đi khắp cơ thể trong dòng chảy không bao giờ chấm dứt. Nếu nối tất cả các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người lớn, nó có thể kéo dài lên tới khoảng 100.000km. Trong cơ thể con người có 3 loại tuần hoàn chính xảy ra thường xuyên đó là:
- Tuần hoàn phổi: Chu kỳ của tuần hoàn sẽ mang máu bị thiếu oxy ra khỏi tim, đến phổi, rồi trở lại tim.
- Tuần hoàn hệ thống: Bộ phần này sẽ mang máu giàu oxy ra khỏi tim để truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể.
- Tuần hoàn mạch vành: Loại tuần hoàn này có chức năng cung cấp máu cho tim. Sau đó được oxy hóa để tim có thể hoạt động bình thường.
Chức năng của hệ tuần hoàn
Theo các nghiên cứu khoa học, chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến từng tế bào và mô trên khắp cơ thể. Hai thành phần chính của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết. Trong đó, tim mạch sẽ bao gồm: tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim có khả năng thúc đẩy chu kỳ bơm máu đến mọi cơ quan trong cơ thể.
Còn hệ thống bạch huyết là mạng lưới mạch máu của các ống và ống dẫn. Nó sẽ thu thập, lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu. Hệ thống này là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, nó có thể tạo ra và lưu thông các tế bào lympho. Cơ quan của bạch huyết gồm: mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan.
Hệ tuần hoàn gồm những gì?
Mặc dù hệ tuần hoàn là cơ quan đảm nhận những chức năng quan trọng để duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hệ tuần hoàn gồm những gì và nguyên lý hoạt động của nó ra sao.
Các thành phần của hệ tuần hoàn
Theo các nhà nghiên cứu, hệ cơ quan này gồm có 4 thành phần chính như sau:
- Tim: Là cơ quan nằm gần trung tâm của ngực với kích thước bằng hai bàn tay người lớn nắm chặt vào nhau. Nhờ lực bơm ổn định của tim, hệ thống tuần hoàn sẽ được hoạt động mọi lúc.
- Động mạch: Đem lượng máu giàu oxi ra khỏi tim và đến các cơ quan khác.
- Tĩnh mạch: Đưa máu khử oxy đến phổi nơi chúng nhận oxy.
- Máu: Là phương tiện vận chuyển hormone, chất dinh dưỡng, oxy, kháng thể cùng những thứ cần thiết khác nhằm giữ cho cơ thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Nguyên lý hoạt động của hệ tuần hoàn
Oxy sẽ đi vào máu thông qua các màng nhỏ bên trong phổi và hấp thụ oxy khi hít vào. Khi cơ thể con người sử dụng oxy và xử lý các chất dinh dưỡng, nó sẽ tạo nên carbon dioxide. Sau đó, phổi lại thải ra ngoài bằng đường thở.
Quá trình này cũng diễn ra tương tự đối với hệ thống vận chuyển dinh dưỡng và các hormone trong hệ thống nội tiết. Những hormone này được lấy từ nơi sản xuất tới các cơ quan mà chúng ảnh hưởng với sự phân bố đồng đều nhất.
Như vậy hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động nhờ quá trình áp lực liên tục từ tim và van trên khắp cơ thể. Áp lực này có thể đảm bảo cho các tĩnh mạch mang máu đến tim và các động mạch vận chuyển nó ra khỏi tim.
Cách tăng hoàn máu cho cơ thể
Máu không được lưu thông tốt đến các cơ quan trong cơ thể gây nên các triệu chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, chúng ta có thể tăng tuần hoàn máu bằng cách tập thể dục hàng ngày một cách thường xuyên. Các bài luyện tập với cường độ nhẹ nhàng cũng khiến nhịp tim tăng lên.
Bên cạnh đó, việc hít thở giúp tăng cường oxy vận chuyển trong máu. Người cao tuổi nên tập thở trong khoảng thời gian từ 5h-6h30 sáng. Hít thở bằng mũi, thở sâu lôi kéo vùng bụng tham gia để đẩy oxy xuống dưới phổi, giúp tăng cường tuần hoàn máu vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống khoa học với các chất dinh dưỡng cần thiết mà đặc biệt là nhiều rau quả cũng rất tốt cho hệ tuần hoàn máu. Chúng ta nên thường xuyên bổ sung một số loại rau củ tốt cho mạch máu là quả mọng và rau có màu xanh đậm.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà bài viết của ondinhtieuduong.com chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hệ tuần hoàn gồm những gì cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Nhờ đó, mỗi người sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích để bảo vệ sức khỏe và tăng khả năng vận hành tốt cho các cơ quan trong cơ thể.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com
Từ khóa » Thành Phần Của Dịch Tuần Hoàn Bao Gồm
-
Đi Tìm Những Yếu Tố Nguy Cơ ảnh Hưởng Tới Chức Năng Tuần Hoàn
-
Hệ Tuần Hoàn – Wikipedia Tiếng Việt
-
3 Nhân Tố đảm Bảo Chức Năng Hệ Tuần Hoàn | Vinmec
-
Hệ Tuần Hoàn Gồm Những Cơ Quan Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Bài 18. Tuần Hoàn Máu - Củng Cố Kiến Thức
-
Hệ Tuần Hoàn Gồm Những Thành Phần Nào? - Hoc24
-
Hệ Tuần Hoàn Máu Gồm Những Thành Phần Cấu Tạo Nào? | Tech12h
-
[ĐÚNG NHẤT] Hệ Tuần Hoàn được Cấu Tạo Từ - Toploigiai
-
Lý Thuyết Tuần Hoàn Máu | SGK Sinh Lớp 11
-
Cấu Tạo Của Hệ Tim Mạch Và Các Vai Trò Quan Trọng - Cardocorz
-
Tổng Quan Về Hệ Bạch Huyết - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
Vì Sao Và Khi Nào Cần Phải Kiểm Tra Chức Năng Tuần Hoàn
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Tuần Hoàn Trong Cơ Thể Con Người
-
Thành Phần Nào Sau đây Không Thuộc Hệ Tuần Hoàn?