Giải đáp Thắc Mắc Những Năng Lực Cần Có Của Người Giáo Viên

1. Các kỹ năng chuyên môn và Năng lực chuyên ngành, cùng tiêu chí đánh giá cho giáo viên

Bản thân mỗi giáo viên sẽ cần chuẩn bị và đáp ứng hai yêu cầu về năng lực cơ bản đó là yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm, về trình độ chuyên môn và yêu cầu về kỹ năng mềm sử dụng trong dạy học. Theo chuẩn đào tạo giáo viên của một số nước trên thế giới, tiêu biểu là của Postdam (Đức), mô hình năng lực của người giáo viên bao gồm: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá và năng lực đổi mới. Trong đó, năng lực dạy học được coi là năng lực chuyên biệt quan trọng nhất. Muốn thực hiện được nhiệm vụ tổ chức, dẫn dắt người học tiếp thu kiến thức mới, giáo viên phải có năng lực về giảng dạy, là những chuyên gia về dạy học.

Giáo viên đáp ứng những năng lực về trình độ chuyên và nghiệp vụ sư phạm sẽ đáp ứng những tiêu chí về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm sau. Những tiêu chí đánh giá này cũng chính là những yêu cầu chi tiết về năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của một giáo viên.

- Giáo viên phải biết lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn, công việc của mình và tiến hành thực hiện kế hoạch khách quan, cụ thể về chuyên môn.

- Giáo viên hỗ trợ việc học của học sinh qua việc tổ chức các tình huống học, động viên và tạo cho học sinh có năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiến thức đã học.

- Giáo viên khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc của học sinh.

năng lực cần có của người giáo viên
Trình độ chuyên môn và NVSP và tiêu chí đánh giá dành cho giáo viên

Ở Việt Nam, chuẩn giáo viên THCS, THPT đã xác định rõ tám tiêu chí về năng lực dạy học như:

- Lập kế hoạch giảng dạy: Kế hoạch giảng dạy được xây dựng theo hướng tích hợp việc giảng dạy với giáo dục, với sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm riêng của môn học, đặc điểm của học sinh và môi trường học tập; tạo sự kết hợp giữa hoạt động học và hoạt động giảng dạy nhằm khuyến khích tính tích cực trong việc nhận thức của học sinh.

- Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

- Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

- Vận dụng các phương pháp dạy học: Theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

- Sử dụng các phương tiện dạy học: Làm tăng hiệu quả dạy học.

- Xây dựng môi trường học tập: Dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

- Quản lí hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Theo một cách tiếp cận khác, năng lực dạy học của người giáo viên bao gồm:

- Năng lực chuẩn bị gồm: chọn lựa các tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy; xác định mục tiêu bài giảng; các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

- Năng lực thực hiện: được thể hiện trong quá trình giảng dạy và giáo dục, gồm các kĩ năng: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, luyện tập kĩ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra và khuyến khích học sinh. Để thể hiện năng lực thực hiện một cách tốt nhất, giáo viên cần quan tâm đến ba yếu tố cơ bản là: năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học; năng lực giao tiếp.

- Năng lực đánh giá: giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của người học. Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh cách dạy của mình để đạt hiệu quả cao. Để đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, người giáo viên phải có năng lực đánh giá (cả thành công và hạn chế của học sinh). Việc đánh giá đúng, trung thực không chỉ tác động mạnh mẽ đến thái độ, kết quả học tập của học sinh mà còn tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Mặt khác, thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên tự đánh giá được khả năng giảng dạy của mình.

năng lực cần có của người giáo viên
Năng lực dạy học của người giáo viên

- Năng lực tổ chức gồm: năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…).

- Năng lực định hình, chuẩn đoán: một trong những năng lực bổ sung trong hệ thống năng lực cần có của giáo viên đó là năng lực định hướng, nắm bắt, chuẩn đoán nhận viết sự phát triển của học trình cả về đạo đức lẫn kiến thức khoa học. Năng lực này là rất quan trọng, giáo viên sẽ dựa vào đây để nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời đạo đức và năng lực học sinh từ đó định hướng rèn luyện, phát triển. Vì lẽ, mỗi giáo viên không phải chỉ làm việc, tiếp xúc với một học sinh mà họ tiếp xúc với rất nhiều học sinh một lúc, mỗi học sinh sẽ có năng lực nhận biết, hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Chuẩn đoán những năng lực này về các điểm mạnh yếu sẽ có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển với từng học sinh cụ thể.

- Năng lực đáp ứng: việc dạy và học thường xuyên thay đổi theo định hướng phát triển mới, bởi vậy, giáo viên cũng phải nhanh nhạy, thức thời trong việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy truyền thống lẫn hiện đại để đem lại hiệu quả cho giờ học cũng như đáp ứng được mục tiêu giáo dục.

Tóm lại, năng lực dạy học của giáo viên thể hiện qua nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là: khả năng truyền đạt kiến thức, diễn giải các quan điểm và các lí thuyết trừu tượng; kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn dạy; kĩ năng thực hành thành thạo; sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học; tích cực hóa người học; nêu và giải quyết các bài tập tình huống tốt; giao tiếp có hiệu quả với người học; cuốn hút học sinh qua nội dung bài giảng; đảm bảo đánh giá công bằng, khách quan đối với người học.

2. Vai trò của những năng lực cần có của người giáo viên

Giáo viên và những hoạt động của mình được thể hiện bằng rất nhiều hình thức cùng tương tác sư phạm khác nhau. Nhưng nhìn chung những hoạt động và tương tác này gồm hai dạng là dạy học và giáo dục. Dạy học là hoạt động cung cấp tri thức khoa học cho học sinh còn giáo dục là định hướng và rèn luyện đạo đức. Bởi vậy mà người giáo viên vừa phải có trình độ chuyên môn lại cần có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu giáo dục và dạy học cho học sinh. Tuy nhiên, những kỹ năng này cũng không phân biệt quá rạch ròi mà chống chéo, lồng vào nhau. Ví dụ, trên cơ sở dạy học giáo viên sẽ định hướng giáo dục học sinh và ngược lại, giáo dục học sinh tốt thì việc dạy học cũng thuận lợi và đảm bảo. Bởi vậy có thể nói, năng lực giáo viên có vai trò quan trọng trong việc dạy học và giáo dục.

Dạy học là hoạt động hai chiều có sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, trong quá trình triển khai hoạt động của mình, người giáo viên sẽ sử dụng các kỹ năng nghiệp cụ sư phạm để điều khiến hoạt động của học sinh từ đó cung cấp kiến thức khoa học và văn hóa xã hội. Những năng lực nghiệp vụ và chuyên môn có tốt thì việc dạy học mới đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, năng lực hiểu học sinh được xem là năng lực có vai trò quan trọng, cơ bản nhất trong các năng lực sư phạm. Khả năng hiểu học sinh giúp giáo viên đinh hình và chuẩn bị bài giảng đảm bảo đáp ứng được trình độ văn hóa, trình độ phát triển của học trò. Năng lực này được đút kết từ quá trình, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Cùng những kiến thức chuyên môn khi am hiểu tâm lý trẻ, …

năng lực cần có của người giáo viên
Vai trò của những năng lực cần có của người giáo viên

Đặc biệt, trong chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay thì giáo viên không còn là trọng tâm của hoạt động dạy học như trước đây mà là học sinh. Nghĩa là học sinh sẽ là người tìm hiểu kiến thức và giáo viên chỉ là người giải đáp, cung cấp và định hướng sự hình thành kiến thức đó. Điều này đã đòi hỏi ngày càng cao những năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong việc phát huy tích cực vai trò của mình.

3. Thay đổi của chương trình giảng dạy sư phạm đáp ứng mục tiêu về năng lực giáo viên

Hiện nay, nhiều nghị quyết được đưa ra nhằm xác định năng lực và mục tiêu định hướng phát triển học sinh cùng những yêu cầu cần có về năng lực của một giáo viên. Và một trong những hoạt động trực tiếp, lâu dài của điều này đó là sửa đổi chương trình đạo tào đội ngũ giáo dục đáp ứng nhu cầu chuẩn bị những năng lực cần có của người giáo viên. Cụ thể:

- Biên soạn sách tài liệu hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triển năng lực năng lực học sinh; dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa; hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; các phương pháp, hình thức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để bồi dưỡng, trang bị cho đội ngũ giáo viên phổ thông những lí luận và thực tiễn về dạy học theo yêu cầu mới. Những tài liệu này cần được viết dưới dạng như những cẩm nang để giáo viên dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lí thuyết.

- Thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa (qua băng hình) thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới nói trên để giáo viên học tập, vận dụng.

năng lực cần có của người giáo viên
Thay đổi của chương trình giảng dạy sư phạm đáp ứng mục tiêu về năng lực giáo viên

- Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng bằng các chuyên đề cụ thể và tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về những vấn đề đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Việc tổ chức bồi dưỡng cần dựa trên năng lực thực tế và nhu cầu của giáo viên để đáp ứng những điều họ đang thiếu và cần, tránh tình trạng lí luận chung chung, không thiết thực.

- Đổi mới, tái thiết chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận mục tiêu nghề nghiệp và phát triển năng lực nghề nghiệp dựa vào chương trình thay đổi sách giáo khoa – sách giáo khoa mới sau 2024.

Ngoài ra còn rất nhiều những những năng lực cần có của người giáo viên khác mà tôi không thể kể hết trong bài. Trên đây là những năng lực cơ bản cần có của nghề giáo viên, mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nghề trồng người cao cả này.

Từ khóa » Các Năng Lực Dạy Học Và Giáo Dục Là Gì