Giải đáp Thắc Mắc: Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Rong kinh là một biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt và là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Vậy rong kinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra rong kinh do đâu? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay dưới đây.
1. Dấu hiệu nhận biết rong kinh là gì?
1.1. Rong kinh là gì?
Rong kinh ở nữ giới là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu ra nhiều, vượt quá 80ml/chu kỳ, có hiện tượng máu kinh đông và bị đau bụng dưới.
Nguyên nhân gây rong kinh gồm:
- Rong kinh cơ năng: do mất cân bằng nội tiết tố thường diễn ra ở tuổi dậy thì và tiền-mãn kinh; hoặc các tác động bên ngoài như căng thẳng, stress,…
- Rong kinh thực thể: do cơ quan sinh sản như buồng trứng hoặc tử cung bị tổn thương, hoặc mắc các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,…
1.2. Nhận biết rong kinh
Người bị rong kinh thường xuyên đau bụng dưới, máu kinh ra nhiều bị vón cục, thậm chí phải thay băng liên tục mỗi giờ, ban đêm vẫn ra nhiều. Không ít trường hợp rong kinh vượt trên 15 ngày hoặc kinh nguyệt xuất hiện ngoài chu kỳ, đều được gọi chung là rong kinh – rong huyết.
Ngoài ra, khi rong kinh kéo dài chị em còn cảm thấy người mệt mỏi, làn da tái sạm, thở dốc, hoa mắt, chóng mặt, có hiện tượng thiếu sắt, thiếu máu.
3. Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Trên thực tế, nếu rong kinh không kéo dài và không đi kèm triệu chứng bất thường khác thì không gây nguy hiểm. Ngược lại nếu rong kinh tiếp diễn nhiều chu kỳ, cùng với đó là biểu hiện đau bụng dữ dội, xuất hiện cục máu đông, mùi hôi… thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em.
Dưới đây là một số hệ lụy khi bị rong kinh, giúp chị em trả lời chính xác câu hỏi “Rong kinh có nguy hiểm không?”.
3.1. Bị thiếu máu
Tình trạng rong kinh kéo dài khiến lượng máu mất đi nhiều, gây ra hiện tượng thiếu máu mạn tính, thậm chí là rối loạn đông máu.
- Thiếu máu cấp tính: Chị em thường cảm thấy mệt mỏi, da xanh, hay bị choáng hoặc ngất, nước tiểu ít, tức ngực, khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính với những biến chứng nguy hiểm.
- Thiếu máu mạn tính: Nếu lượng máu kinh bị mất đi trong thời gian dài, sẽ khiến chị em bị thiếu sắt, dẫn đến các tình trạng như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt, khó tập chung, mất ngủ, da xanh, tóc gãy rụng… Nguy hiểm hơn có thể xảy ra hiện tượng tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu….
3.2. Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng
Chỉ cần nhìn nhanh qua số ngày bị ra máu kinh là chị em có thể biết rong kinh có ảnh hưởng gì không. Số ngày hành kinh kéo dài (trên 7 ngày) sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Cùng với đó là tâm lý căng thẳng, lo lắng mỗi khi kỳ kinh đến khiến chị em khó tập trung vào công việc, chất lượng cuộc sống giảm sút.
3.3. Nhiễm trùng
Rong kinh có nguy hiểm không? câu trả lời chắc chắn là có. Vì khi bị rong kinh nếu không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng có thể lan sang vòi trứng gây viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng…. ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh. Vì vậy, chị em nên điều trị rong kinh càng sớm càng tốt.
3.4. Hội chứng sốc độc tố
Đây là hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những phụ nữ sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài “rụng dâu”, hoặc dùng loại băng vệ sinh dạng ống thấm hút nhanh như tampon… giữ lâu trong âm đạo trên 8 tiếng. Nguyên nhân gây ra sốc độc tố là do ngoại độc tố của vi khuẩn liên cầu nhóm A hoặc tụ cầu vàng gây nên.
Có thể nhận biết hội chứng sốc độc tố qua các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ… Bệnh này có tốc độ phát triển nhanh, gây ra hiện tượng sốc, suy chức năng đa cơ quan, nguy hiểm đến tính mạng.
3.5. Đau bụng
Một trong những tác hại của rong kinh đó là các cơn đau bụng kéo dài. Rong kinh thường xảy ra cùng với tình trạng đau bụng kinh. Trong nhiều trường hợp, cơn đau dữ dội, khiến người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau để điều trị. Đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây ra hiện tượng rong kinh như u xơ tử cung, ung thư phần phụ….
3.6. Bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Nếu chưa rõ “Rong kinh có nguy hiểm không?” thì chị em cần biết, rong kinh càng kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm buồng trứng, viêm âm đạo, đa năng buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung….
3.7. Vô sinh hiếm muộn
Rong kinh kéo dài khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc liên tục. Điều này dẫn đến trứng không thể thụ tinh với tinh trùng, tỷ lệ thụ thai thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm mẹ của chị em. Ngoài ra, rong kinh cũng gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm tăng nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn.
Thực tế là nữ giới bị rong kinh thường tìm cách điều trị tại nhà nhưng mãi không khỏi. Đó là do chị em chưa biết căn nguyên gây tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của mình, dẫn đến chữa trị sai hướng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi bị rong kinh, chị em nên đi khám chuyên khoa và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Có thể kết hợp uống bổ sung viên sắt hữu cơ chứa thành phần Acid folic, vitamin B12, Vitamin E và dầu mè đen giúp bổ máu, bù đắp lượng máu đã mất. Đồng thời kết hợp uống viên nội tiết tố thảo dược EstroG-100 chiết xuất từ ba loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn và Cách sơn tiêu giúp cân bằng hormone, điều hòa kinh nguyệt, giữ gìn thanh xuân.
Với những hệ lụy khó lường mà rong kinh để lại, chắc hẳn chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc “Rong kinh có nguy hiểm không?”. Đồng thời, chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và nên đi thăm khám sớm khi thấy dấu hiệu bất thường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Bài viết liên quan: Giải đáp thắc mắc: Rong kinh có tự hết không?
Từ khóa » Băng Kinh Có Nguy Hiểm Không
-
Băng Kinh Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Trị
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Tất Tần Tật Những điều Bạn Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt! | Vinmec
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Nguy Hiểm Không Và Hướng Xử Lý
-
Băng Kinh Và 8 Biến Chứng Khôn Lường - Nữ Phụ Khang
-
Băng Kinh Có Phải Là Biến Chứng Của Bệnh U Xơ Tử Cung
-
Băng Kinh - Biến Chứng Nguy Hiểm Từ U Xơ Tử Cung
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
KINH NGUYỆT RA NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Hốt Hoảng Vì Băng Kinh Không Cầm được Do U Xơ Tử Cung
-
Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Xuất Huyết Tử Cung Bất Thường: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Cường Kinh Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Chảy Máu Tử Cung Bất Thường Do Rối Loạn Chức Năng Phóng Noãn ...