Giải đáp Thắc Mắc: Thế Nào Là Một Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?
Có thể bạn quan tâm
Mỗi tháng một lần, kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi… hoặc độ dài chu kỳ kinh bất thường. Vậy đây có phải là những dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, màu máu kinh nguyệt, mức độ của những cơn đau… có thể là những dấu hiệu cho biết chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Các dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường
1. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?
Thực tế, khái niệm “chu kỳ bình thường” sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Mỗi tháng, một trong các buồng trứng sẽ giải phóng ra một trứng (thời điểm rụng trứng). Lúc này, sự thay đổi nội tiết tố giúp tử cung sẵn sàng cho việc mang thai nếu trứng được thụ tinh. Ngược lại, nếu trứng không gặp được tinh trùng, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống xuất qua đường âm đạo (kỳ kinh nguyệt).
Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt dài 24, 25 hay 26 ngày có bình thường không? Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, nhưng khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào mỗi người phụ nữ. Thực tế, các chuyên gia cho rằng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 ngày đến 35 ngày là bình thường.
Ngoài ra, số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể khác nhau ở mỗi tháng, đặc biệt ở giai đoạn một hoặc hai năm đầu mới có kinh nguyệt. Khi bạn bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn và khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì chu kỳ sẽ trở nên bất thường.
Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai cũng có thể thay đổi thời gian xuất hiện kinh nguyệt và từ đó làm thay đổi số ngày của chu kỳ. Kinh nguyệt cũng có thể thay đổi tại một số thời điểm trong cuộc sống do ảnh hưởng bởi nội tiết tố, chẳng hạn như khi sinh con và cho con bú. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng cả.
2. Lượng máu trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Nếu trứng không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống ra ngoài qua đường âm đạo. Lượng máu ra khỏi cơ thể được gọi là máu kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt ở mỗi người sẽ khác nhau, dao động từ 2-7 ngày, nhưng thường là 5 ngày. Máu kinh nguyệt ra nhiều nhất trong 2 ngày đầu và thường có màu đỏ. Những ngày sau đó, lượng máu sẽ giảm dần và có màu hồng nhạt hoặc nâu.
Trong một kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể mất khoảng 20 – 90 ml máu và một số người có thể mất máu nhiều hơn lượng này. Tuy nhiên, dù cho lượng máu kinh của bạn bình thường, ít hơn hay nhiều hơn thì vẫn được xem là bình thường miễn nó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bạn.
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt của bạn có các dấu hiệu sau đây thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Máu đầy băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1 hoặc 2 giờ.
- Xuất hiện các cục máu đông lớn
- Kì kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
3. Các dấu hiệu khác của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Bên cạnh các dấu hiệu được nêu ở trên, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng được xem là bình thường của một kỳ kinh nguyệt bình thường như:
- Ngực căng
- Chướng bụng
- Thay đổi tâm trạng: có thể nhạy cảm và cáu gắt hơn bình thường
- Mọc mụn trước và trong kì kinh nguyệt
- Đau bụng dưới và lưng
- Mau đói
- Các vấn đề về giấc ngủ
Tuy nhiên, chu kì kinh nguyệt ở mỗi người sẽ không giống nhau nên các triệu chứng trên không phải ai cũng có. Điều quan trọng là bạn cần quan sát theo dõi chu kỳ của mình thường xuyên và nếu nhận thấy bất thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cách theo dõi để biết chu kỳ kinh nguyệt có bình thường không?
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt sẽ giúp bạn phân biệt được dấu hiệu nào là bình thường và bất thường để có thể xử kí kịp thời. Hãy theo dõi và ghi chú lại vào sổ về những thông tin sau:
- Khi kỳ kinh của bạn bắt đầu và khi nào nó dừng lại?
- Lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít?
- Có máu cục trong băng vệ sinh không?
- Tần suất bạn thay băng vệ sinh là bao nhiêu lần trong một ngày?
- Bạn có đau bụng nhiều không?
- Thay đổi tâm trạng như thế nào?
- Bạn có xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh không?
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường không, từ đó có thể có biện pháp xử lí kịp thời.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Chu Kỳ Rụng Trứng Của Người Bình Thường Nằm Trong Khoảng
-
Thời Gian Rụng Trứng Kéo Dài Bao Lâu Mỗi Tháng? | Vinmec
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Cho Chị Em Có Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không ...
-
3 CÁCH TÍNH NGÀY RỤNG TRỨNG CHÍNH XÁC & DỄ NHỚ NHẤT
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Chính Xác để Tránh Thai Và Mang Thai
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nhớ
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Thời điểm Ngày Trứng Rụng điển Hình | Medlatec
-
Chu Kì Rụng Trứng ở Người Bình Thường Nằm Trong Khoảng
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Để Tránh Thai Và Thụ Thai Chính Xác
-
Trứng Rụng Sống được Bao Lâu Trong Tử Cung? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Thời Gian Rụng Trứng Muộn Có Thể Tiềm ẩn Một Chứng Rối Loạn
-
TÍNH NGÀY RỤNG TRỨNG - SIH
-
Cách Dự đoán Ngày Rụng Trứng để Thụ Thai Hoặc Tránh Thai Hiệu Quả