Giải Đáp Thắc Mắc: Ủy Quyền Xe Máy Cần Giấy Tờ Gì ?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thủ tục uỷ quyền xe máy (cập nhật 2024)? Bài viết dưới đây của chúng tôi hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Mục lục

  • I. Khái niệm giấy uỷ quyền xe máy
  • II. Thời hạn uỷ quyền xe máy
  • III. Thủ tục uỷ quyền xe máy
  • IV. Quy định về uỷ quyền xe máy cho người nước ngoài
  • V. Thủ tục sang tên xe khi chỉ có giấy ủy quyền

I. Khái niệm giấy uỷ quyền xe máy

Giấy ủy quyền xe máy là loại giấy dành cho những chủ xe muốn cho người khác mượn xe. Người cho mượn xe thường là người thân, bạn bè,… Giấy ủy quyền là một loại giấy tờ xác nhận việc chủ xe giao cho người mượn xe toàn quyền sử dụng xe máy khi tham gia giao thông đường bộ. Nếu có tranh chấp về tài sản thì hai bên cùng giải quyết với nhau. Người cho mượn và người đi mượn phải đồng ý với các điều khoản và giải quyết mọi tranh chấp phát sinh. Nếu xảy ra tranh chấp mà không được sự đồng ý trước thì bản thân họ phải chịu trách nhiệm.

II. Thời hạn uỷ quyền xe máy

Căn cứ Điều 140 Bộ luật dân sự 2015, Giấy ủy quyền xe máy có thời hạn như sau:

Thời hạn đại diện được xác định theo giấy ủy quyền, quyết định của cấp có thẩm quyền, quy định của pháp luật hoặc theo luật định của pháp nhân.

  • Trường hợp không xác định được thời hạn thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn thay thế được xác định như sau.
  • Nếu quyền đại diện được xác định bằng một giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện sẽ được ghi vào thời điểm kết thúc giao dịch dân sự này.
  • Trường hợp giao dịch dân sự cụ thể không xác định được quyền đại diện thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ khi hình thành quyền đại diện.

III. Thủ tục uỷ quyền xe máy

Về phía người uỷ quyền

Nếu bạn là người uỷ quyền thì cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ phục vụ cho việc uỷ quyền cụ thể như:

  • Giấy đăng ký xe bản chính để xác định quyền sở hữu của bạn về chiếc xe đó
  • Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước để xác minh thân thế
  • Sổ hộ khẩu để đảm bảo người mua và người bán nắm được thông tin về nhau
  • Xác nhận tình trạng hôn nhân để tránh tình trạng tranh chấp tài sản sau này

Về phía người nhận uỷ quyền

Còn nếu bạn là người nhận uỷ quyền thì cần chuẩn bị hai loại giấy tờ chính:

  • Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước bản chính
  • Sổ hộ khẩu bản chính

IV. Quy định về uỷ quyền xe máy cho người nước ngoài

Trình tự, thủ tục uỷ quyền xe máy cho người nước ngoài sẽ tương tự như đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài cần chứng minh thông tin cá nhân (passport), nơi tạm trú hiện nay và xuất trình thẻ tạm trú. Đồng thời, thời hạn uỷ quyền sẽ được giới hạn vào ngày kết thúc của thẻ tạm trú để đảm bảo quyền lợi cho người uỷ quyền.

V. Thủ tục sang tên xe khi chỉ có giấy ủy quyền

Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh

Trường hợp người mua đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

  • Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).
  • Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
  • Chứng từ lệ phí trước bạ: là biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ, chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho Biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).
  • Giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe máy cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
  • Hồ sơ gốc của xe.

Đăng ký sang tên, di chuyển xe từ tỉnh này sang tỉnh khác

– Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

+ Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

Hồ sơ đăng ký xe (nơi chuyển đến) gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

– Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Thủ tục ủy quyền xe máy (cập nhật 2024). Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Thủ tục ủy quyền xe máy (cập nhật 2024), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Xe Máy Làm ở đâu