[Giải đáp] Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? Khi Nào Bé được Xem Là Chậm Nói?
Có thể bạn quan tâm
Ba mẹ rất quan tâm đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là các việc như đi đứng, mọc răng, ăn nói. Vì vậy, các phụ huynh luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?”, “ Như thế nào được xem là chậm nói?”. Bài viết sau, sẽ giúp ba mẹ giải đáp vấn đề trên.
Mục lục
- 1. Trẻ mấy tháng biết nói?
- 1.1. Bé 3 tháng tuổi
- 1.2. Bé 6 tháng tuổi
- 1.3. Bé 9 tháng tuổi
- 1.4. Bé 12 tháng tuổi
- 1.5. Bé 24 – 36 tháng tuổi
- 2. Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
- 3. Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói
1. Trẻ mấy tháng biết nói?
1.1. Bé 3 tháng tuổi
Từ 0 – 3 tháng tuổi, bé còn rất nhỏ chỉ nghe được âm thanh từ tiếng dỗ, tiếng ru của mẹ. Khi 3 tháng tuổi, bé bắt đầu biết quan sát và lắng nghe hơn. Bé biết cử động môi và hào hứng khi được nghe nhạc. Bé cũng biết phân biệt các âm thanh với giọng nói. Giai đoạn này, ngôn ngữ chủ yếu của bé là tiếng khóc. Khi 3 tháng tuổi, bé có thể phát ra những âm thanh đầu đời như “ahhh”, “ummm”, “eeee”…
1.2. Bé 6 tháng tuổi
Trẻ mấy tháng biết nói? Từ 3 – 6 tháng tuổi, bé biết phát ra các âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ những từ như “bahh”, “muhhh”. Đây là những âm thanh ngẫu nhiên chứ không phải tiếng gọi ba hoặc mẹ. Bé biết cười thành tiếng. Đồng thời, bé cũng biết điều chỉnh lên xuống ngữ điệu để thể hiện cảm xúc. Các tiếng khóc khi đói, hoặc khi không thoải mái sẽ khác nhau. Do đó, ba mẹ nên chú ý ngữ điệu của bé để biết được bé đang muốn điều gì.
1.3. Bé 9 tháng tuổi
Đầu tháng 7, bé đã biết phản ứng khi có người gọi tên mình. Bước sang tháng 9, bé hiểu được ý nghĩa của một số từ cơ bản mà ba mẹ hay dùng. Bé cũng thích lắng nghe người xung quanh nói chuyện và bắt chước theo bằng những âm “ê”, “a”. Tuy nhiên chưa nói được thanh từ hoàn chỉnh nhưng ngữ điệu của bé cũng đa dạng hơn. Bé bắt đầu biết dùng thêm cử chỉ để thể hiện ý muốn. Khi muốn lấy món đồ nào, bé sẽ nhìn và chỉ món đó rồi kêu “aaaaa”.Hoặc khi bé khóc và vẫy tay cho thấy bé đang không đồng tình.
1.4. Bé 12 tháng tuổi
Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” sẽ được đánh dấu bằng cột mốc 1 tuổi. Khi bé tròn 12 tháng, bé đã biết gọi ba, mẹ và chỉ một vài từ đơn giản mà ba mẹ thường dùng. Giai đoạn này, bé sẽ nói nhiều hơn trước nhưng các âm thanh còn chưa rõ. Bé hiểu được các câu lệnh đơn giản mà ba mẹ hay dùng như ngồi xuống, chỉ vào một món đồ… Đồng thời, bé cũng hiểu được ý nghĩa của từ “không”. Tuy bé hiểu nhưng không chắc là bé sẽ làm theo.
1.5. Bé 24 – 36 tháng tuổi
Bé mấy tháng biết nói chuyện? Khi bé được 2 tuổi, vốn từ vựng của bé đã được trao dồi lên đến 50 – 100 từ. Bé có thể sử dụng các cụm từ ngắn từ 2 -3 từ và các câu đơn giản. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt trội. Bé có khoảng 200 vốn từ vựng. Bé biết nói các câu dài hơn từ 3 – 6 từ. Các câu từ của bé cùng rõ ràng hơn.Khi 36 tháng tuổi, bé có thể giải thích nghĩa của một số từ cơ bản. Bé hiểu được lời nói, lời dạy của ba mẹ. Bé bắt đầu biết phân biệt các màu sắc, các bộ phận cơ thể khi được 3 tuổi.
2. Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
Ba mẹ luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?” và thường ép bé nói khi bé chưa sẵn sàng. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau không nên tạo áp lực cho bé. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu chậm nói sau đây nên đưa bé đi kiểm tra:
- Bé 7 tháng nhưng không có phản ứng gì với âm thanh.
- Bé từ 12 tháng không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên
- Bé 16 tháng tuổi vẫn không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi ba mẹ hỏi.
- Bé 18 tháng không bắt chước được lời nói nào, vẫn không nói các từ đơn giản như mẹ, ba.
- Khi bé được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ, không hiểu các câu yêu cầu đơn giản hoặc các câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước….
- Bé từ 2 -3 tuổi thường xuyên không trả lời mà chỉ lập lại câu hỏi.
3. Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói
- Thường xuyên trò chuyện cùng bé. Điều chỉnh âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé để nhận được sự tương tác.
- Đọc sách, kể chuyện cho bé khi bé được 6 tháng, minh họa bằng các hành động hoặc cho bé chạm vào hình ảnh. Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, nếu bé chưa sẵn sàng có thể làm lại sau.
- Khuyến khích bé chơi cùng các bạn cùng lứa để giao lưu và tăng nhu cầu được giao tiếp.
- Sử dụng các câu từ đơn giản, gần gũi. Lập đi lập lại các từ đơn giản mà ba mẹ muốn bé nhớ.
Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển qua mỗi giai đoạn. Do đó, câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” được trả lời dựa theo từng cột mốc trên. Nhưng nếu ba mẹ nhận ra bé có bất thường hoặc có dấu hiệu bé bị chậm nói nên đưa bé đến bác sĩ. Trong thời gian bé bắt đầu tập nói, đừng quá ép bé phải nói khi bé không muốn. Thay vào đó, ba mẹ có thể cùng bé đọc sách, hát cho bé nghe và nói chuyện với bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp cho ba mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.
Từ khóa » Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Biết Nói Chuyện
-
Khi Nào Trẻ Bắt đầu Tập Nói? | Vinmec
-
Các Mốc Tập Nói Của Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện - Dành Cho Bé Yêu
-
Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện? - Sức Khỏe
-
Trẻ Mấy Tuổi Biết Nói? Các Dấu Hiệu Bé Sắp Biết Nói Là Gì? - Hello Bacsi
-
ĐỐ MẸ BIẾT, KHI NÀO CON BẮT ĐẦU HÓNG CHUYỆN
-
Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? Dấu Hiệu Bé Sắp Biết Nói - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện? Mẹo Giúp Bé Phát Triển ...
-
Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? 4 Dấu Hiệu Bé Sắp Biết Nói đến Nơi Rồi
-
Mẹ Nên đọc: Trẻ Sơ Sinh Biết Làm Gì Theo Từng Tháng Tuổi?
-
Bao Giờ Trẻ Sơ Sinh Biết Hóng Chuyện? Dạy Bé Hóng Chuyện Thế Nào?
-
Giải đáp Thắc Mắc Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện Cho Các ...
-
Cách Nói Chuyện Với Trẻ Sơ Sinh để Con Phát Triển Cảm Xúc Và Trí Tuệ
-
Trẻ Mấy Tháng Biết Lật Và Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh