Giải đáp Về Nguyên Nhân Cá Bị Nấm Và Cách Phòng Trị
Có thể bạn quan tâm
Nếu muốn nuôi cá cảnh, mọi người sẽ phải thật chú trọng đến vấn đề sức khỏe vì những giống loài phổ biến thường rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là về nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị. Triệu chứng khó chịu này cực kỳ dễ bắt gặp đối với ai vừa mới tập “chơi” cá kiểng. Nếu muốn nắm rõ thông tin thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết Chế phẩm vi sinh Đức Bình chia sẻ: Giải đáp về nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị từ A đến Z
Nội dung
- Bệnh nấm của cá kiểng là gì?
- Nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị
- Một vài nguyên nhân thực tế gây nấm cá kiểng
- Một vài chứng bệnh nấm ở cá phổ biến
- Hướng dẫn phòng ngừa bệnh nấm ở cá
- Cách chữa bệnh nấm ở cá
- Cách phòng trị bệnh nấm ở cá hiệu quả nhất
- EMZEO – Men tạo vi sinh vật phòng bệnh nấm ở cá
- EMZEO đảm bảo an toàn, ổn định hệ sinh thái
- Công dụng của EMZEO
- Cách dùng EMZEO
Bệnh nấm của cá kiểng là gì?
Ông bà xưa có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thể nên trước khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị,… thì bạn sẽ phải nắm rõ các triệu chứng cũng như khái niệm về căn bệnh phổ biến này ở cá cảnh.
- Xuất hiện nấm là một triệu chứng cực kỳ phổ biến đối với cá kiểng nói rằng và các loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Nguyên nhân gây ra chứng bình này thường do sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, xuống thấp hơn với bình thường, độ ẩm thấp tăng cao. Từ đó tạo điều kiện cho những loài vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, dần dần xuất hiện các nốt sần trên thân.
- Chi tiết hơn, khi cá kiểng cảm thấy khó chịu, căng thẳng do môi trường sinh sống (nước) suy giảm chất lượng, các tế bào nấm và nhiều loài vi khuẩn, vi sinh vật có hại sẽ bắt đầu tấn công dẫn tới vài triệu chứng, căn bệnh bất kỳ. Mọi người có thể dễ dàng nhận biết qua việc lớp da cá trở nên sần sùi, bong tróc cực kỳ xấu xí, “ngừa mắt”. Đồng thời xuất hiện vảy nấm, nhìn khá giống với rêu vậy.
Nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị
Khi đọc sơ qua phần bên trên, chắc hẳn mọi người đã nắm rõ một phần về nguyên nhân sâu xa cũng như các triệu chứng. Vậy bây giờ hãy cùng đi tìm hiểu tổng quan các lý do cụ thể, thực tế và các phòng trị bệnh nhé.
Một vài nguyên nhân thực tế gây nấm cá kiểng
Như đã đề cập bên trên, việc cá kiểng bị mắc bệnh là do môi trường, hệ sinh thái nước bị thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây hại và tế bào nấm phát triển, dẫn tới bệnh nấm. Để hiểu rõ hơn, dưới đây sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn nước nuôi cá bị xuống chất lượng nhé:
- Đầu tiên, chắc chắn việc chất lượng nguồn nước bị xuống cấp là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm ở cá kiểng.
- Thứ hai, có thể do bạn đã không thường xuyên làm vệ sinh bể cũng như nước nuôi cá đúng cách dẫn đến việc chất lượng nước bị suy giảm.
- Thứ ba, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể vì trong hồ có cá chết nhưng không được dọn, làm vệ sinh bể kịp thời kiến nguồn nước bị bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh xuất hiện, bắt đầu gây hại, lây lan.
- Thứ tư, không thể loại trừ trường hợp bé cá đã bị thường từ trước do đấu đá lẫn nhau, va quệt vào vật trang trí, đá,… từ đó vi khuẩn, mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu gây nấm da.
- Cuối cùng, một trường hợp cực kỳ khó tránh khỏi, đó là bị lây nhiễm từ các chú cá đã xuất hiện triệu chứng từ trước được cho vào hồ. Những mầm bệnh, vi khuẩn sẽ tồn tại trong môi trường nước và bắt đầu lây lan qua nhiều cá thể khác.
Một vài chứng bệnh nấm ở cá phổ biến
Ngoài việc nắm bắt các nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị thì mọi người cũng sẽ phải biết được những loại bệnh nấm có thể xuất hiện để kịp thời nhận biết, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, kỵ thồi. Chủ yếu bao gồm một số chứng bệnh sau đây:
- Nấm bông: Nghe qua cái tên thì chắc ai cũng đã phần nào tưởng tượng ra được triệu chứng của căn bệnh này rồi nhỉ. Cũng là một dạng của nấm da nhưng phía bên ngoài vảy hoặc các bộ phận của cá sẽ xuất hiện nhiều mảng lông tơ dày đặc, khá giống sợi bông. Nguyên nhân phổ biến thường là do tế bào nấm Achy và Saprolegnia, ngoài ra cũng có thể do một số loài khác. Đôi khi sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu và dạng nấm cùng lúc.
- Nấm gây thối rữa mang – Gill Rot: Chứng bệnh này này tuy hiếm gặp nhưng lại siêu nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến khả năng và hệ hô hấp của cá. Khi mắc phải, phần lá mang lẫn tơ mang sẽ bị dính chặt vào nhau do một loại chất nhờn tiết ra từ cơ thể, phía bên trên có xuất hiện một vài đốm vảy màu trắng. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết hơn thông qua việc cá bị khó thở hoặc thở gấp.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh nấm ở cá
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đây là châm ngôn sống của cổ nhân lưu truyền lại, có thể sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu không muốn cá của bạn bị bệnh thủy nấm thì tốt nhất hãy đề phòng thật hiệu quả. Bên dưới đây sẽ gồm một số bị quyết nên biết:
- Duy trì chất lượng nguồn nước ổn định, tốt, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Để tăng tính hiệu quả, lâu dài, bạn nên đầu tư cho bể cá một chiếc máy lọc nước loại tốt là được.
- Thường xuyên làm vệ sinh, làm sạch nguồn nước, chủ yếu nhiều bạn thường ưa dùng sản phẩm tẩy, khử nước. Tuy nhiên, phương pháp này lại không hợp lý cho lắm vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, hệ sinh thái nuôi trồng. Thế nên hãy ưu tiên sử dụng men tạo vi sinh vật có lợi nhé.
- Nếu bạn mua cá mới về thì tốt nhất nên thả vào bể, lọ, chậu,… riêng để quan sát trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp những chú cá đó bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh nấm thì không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các “bé” khác, kịp thời điều trị, tiết kiệm thời gian, công sức.
Cách chữa bệnh nấm ở cá
Nếu chẳng may chú cá của bản đã mắc phải bệnh nấm với khả năng lay lan cao rồi thì hãy thực hiện việc chữa trị ngay lập tức nhé. Các bước thực hiện như sau:
- Hãy tiến hành thay và làm sạch nước bể cá để loại bỏ đi bớt những tác nhân gây bệnh. Lưu ý rằng chỉ nên rút 70% lượng nước của đi thôi nhé.
- Sử dụng máy sưởi ấm để tăng nhiệt độ nước lên 30oC đến 32oC, hạn chế điều kiện phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh gây nấm ở cá.
- Mua loại thuộc đặc trị Xanh Methylen, cho vào hồ từ 3 đến 5 giọt cho mỗi 20L nước.
- Mỗi ngày nên thay nước mới cho bể cả một lần để loại bỏ, hạn chế các mầm bệnh.
- Trong trường hợp mọi người nuôi trong bể cá lớn thì mọi người nên bắt và chia ra nhiều hồ hoặc chậu nhỏ có thể tích từ 20L đến 40L tùy vào kích cỡ của cá. Đồng thời vẫn phải sử dụng máy bơm oxy, sưởi ấm, thay nước đều đặn để hạn chế khả năng mầm bệnh phát triển tiếp tục cũng như lây lan liên tục.
- Ngoài ra, nếu không thể tìm mua thuốc Xanh Methylen, bạn vẫn có thể ra cửa hàng cá cảnh để mua một số loại dược phẩm chuyên điều trị bệnh nấm ở cá như: BIO KNOCK 2 Thái Lan, Bensol, Tetra của Nhật Bản,… Nhớ phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé vì mỗi loại sẽ có độ “mạnh”, hiệu quả khác nhau.
- Cuối cùng khi cá đã hết bệnh, bạn nên sử dụng men tạo vi sinh vật có lợi cho môi trường nước để ngăn ngừa bệnh nấm ở cá tái phát.
Cách phòng trị bệnh nấm ở cá hiệu quả nhất
Đảm bảo khi mọi người đọc đến đây, ai cũng đã nắm rõ hết tất cả nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Thế nên bạn phải có một phương pháp phòng trị thật hiệu quả và đó là sử dụng men tạo vi sinh vật có lợi thường xuyên.
Xem ngay: Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả
EMZEO – Men tạo vi sinh vật phòng bệnh nấm ở cá
Chế phẩm sinh học EMZEO dạng men tạo vi sinh vật cá lợi dùng cho hồ cá kiểng đã trở nên rất phổ biến và nhiều người tin dùng. Thông thường, bạn sẽ biết đến sản phẩm này với công dụng làm sạch nước, bể cá, loại bỏ rong rêu,…
Tuy nhiên, mọi người nên nắm rõ rằng, EMZEO cũng có khả năng gây ức chế, ngừa ngừa các nhiều tác nhân gây bệnh có cá như trứng giun, tế bào nấm, vi khuẩn,… Đảm bảo phòng ngừa bệnh nấm ở cá lẫn nhiều mối nguy khác.
EMZEO đảm bảo an toàn, ổn định hệ sinh thái
EMZEO không giống như với những loại sản phẩm tẩy rửa hồ cá khác nhau, chế phẩm sinh học này hoàn toàn được sản xuất từ thành phần tự nhiên, chứa hàng tỷ vi sinh vật có lợi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cá và ổn định hệ sinh thái môi trường nước:
- Thành phần chủ yếu gồm bột đậu, bột cám gạo,… hoàn toàn “Organic” nên cực kỳ an toàn cho môi trường, sức khỏe của cá và hệ sinh thái.
- Trong EMZEO có chứa hàng tỷ vi sinh vật có lợi như Actinomyces, Bacillus SP, Lactobacillus SP, Saccharomyces SP,… đảm bảo xử lý dứt điểm rong, rêu, giúp hồ nước trong trẻo, hệ sinh thái phù hợp, kích thích cá sinh trưởng và phát triển hiệu quả.
- Cứ mỗi gam men EMZEO sẽ chứa hơn 108
Công dụng của EMZEO
Chế phẩm sinh học EMZEO là một sản phẩm dành cho việc nuôi, chăm sóc cá hết sức tuyệt vời. Hãy cùng điểm qua một số công dụng thú vị của men tạo vi sinh này nhé:
- Xử lý trình trạng nguồn nước bể cá, đưa về trạng thái cân bằng, ổn định nhất.
- Loại bỏ mọi rong, rêu, mảng xanh, vàng bám trên mặt kính, hồ.
- Tiêu diệt mùi hôi, tanh, khí độc trong môi trường nước.
- Thúc đẩy quá trình thủy phân của các chất hữu cơ, điển hình như thức ăn thừa, phân cá, mùn,… giúp nguồn nước trong sạch và an toàn hơn.
- Kìm hãm và gây ức chế các tác nhân gây nấm ở cá, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn bao giờ hết.
- Tạo nguồn vi sinh vật có lợi dồi dào, nâng cao chất lượng nguồn nước.
- Đặc biệt không cần phải thay nước nuôi cá nếu sử dụng EMZEO thường xuyên.
Cách dùng EMZEO
- Sử dụng 5g men vi sinh EMZEO cho mỗi 100L nước. Nhớ phải cho bột men vi sinh vào khay lọc của máy bơm.
- Sau khi đã cho vào thì cứ việc để máy bơm nước hồ cá hoạt động bình thường.
- Trong vòng 2 đến 3 ngày sẽ thấy độ hiệu quả.
- Duy trì sử dụng liên tục mỗi 10 đến 15 ngày để đảm bảo sức khỏe cho cá và vẻ đẹp của bể nuôi.
Vậy bên trên chính là những thông tin về nguyên nhân cá bị nấm và cách phòng trị từ A đến Z. Chế phẩm vi sinh hy vọng mọi người đã nắm ra tất cả kiến thức về chăm sóc cá kiểng đúng chuẩn và cảm thấy hữu dụng. Cảm ơn các quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.
Tìm hiểu thêm: Top các sản phẩm tạo vi sinh cho hồ cá không thể bỏ qua?
3.9/5 - (9 bình chọn) Đức BìnhFounder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Từ khóa » Cá Sóc đầu đỏ Bị Chết
-
Cho Em Hỏi 1 Tẹo Về Sóc đầu đỏ - CÁ CẢNH
-
Cá Sóc đầu đỏ Và Hướng Dẫn Cách Nuôi, Chăm Sóc Cá Sóc đầu đỏ
-
Cách Nuôi Cá Sóc Đầu Đỏ Cá Mũi Đỏ đáng Yêu
-
Cá Sóc đầu đỏ – Đặc điểm, Tập Tính, Cách Nuôi
-
Cá Sóc Đầu Đỏ - Rummy Nose Tetra | Cá Cảnh Thiên Đức
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết
-
Tại Sao Cá Cảnh Mới Mua Về Lại Chết? - Thủy Sinh Pro
-
Tập Tính Sống Của Cá Sóc đầu đỏ - Nghe Tên Tưởng Quen Mà Lạ
-
Cá Thuỷ Sinh Sóc đàu đỏ Hay Cá Mũi đỏ - Thuysinh365
-
Sóc đầu đỏ - Loài Cá Nhỏ Dễ Chăm Sóc, Xinh Xắn, đi Theo đàn
-
Cá Hồng Thủ Mũi đỏ, Cá Sóc đầu đỏ | Diễn đàn Chim Cá Cảnh
-
Cuôi Cá Neon Vua Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Không Bị Chết - Aquatips.Net