Giải đáp Vì Sao Sốt Xuất Huyết Không Phát Ban?
Có thể bạn quan tâm
Sốt xuất huyết có thể xảy ra ở nhiều đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nếu triệu chứng sốt xuất huyết bị phát ban không xuất hiện trên da. Vậy vì sao lại có trường hợp sốt xuất huyết không phát ban?
1. Nhận biết triệu chứng của sốt xuất huyết
Những người bị sốt xuất huyết sẽ trải qua các triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau nhức cơ, đau khớp, phát ban đỏ, thường li bì suối nhiều ngày liên tiếp,… thậm chí có thể dẫn đến sốc, tụt huyết áp, trụy mạch, xuất huyết nội tạng. Phần lớn người bệnh sốt xuất huyết dấu hiệu cảnh báo chính là ban trên da, tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt xuất huyết không phát ban khiến nhiều người lầm tưởng với cảm cúm do siêu vi thông thường, gây ra tâm lý chủ quan, lơ là.
2. Các cấp độ của sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra rất phức tạp, chuyển biến nhanh từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh được chia thành 4 thể cấp để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá tiên lượng bệnh nhân.
- Độ 1: Người bệnh sốt cao 39 – 40 độ, kéo dài 2 – 7 ngày, đau người, chân tay nhức mỏi. Các dấu hiệu này thường rất dễ nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường nên hay bỏ qua, khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc chữa trị.
- Độ 2: Người bệnh sốt cao, bắt đầu xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ,… chảy máu chân răng, chảy máu cam, ho khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
- Độ 3: Ngoài sốt xuất huyết còn kèm theo dấu hiệu suy nhược tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹp mạch nhanh, da lạnh, người bứt rứt hoặc vật vã, nguy cơ sốc và dẫn tới tử vong cao.
- Độ 4: Người bệnh bị sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh, tình trạng vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Sốt xuất huyết không phát ban là vì sao?
Sốt xuất huyết không phát ban hay có phát ban đều có thể tiến triển gây ra sốc. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm, tuy nhiên không phải do phát ban, mà do tình trạng giảm tiểu cầu, cô đặc máu, gây rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ xuất huyết nhiều nơi.
Nhiều trường hợp người bệnh sốt xuất huyết tử vong là do sốc, nhiệt độ cơ thể giảm dưới mức trung bình, nếu thân nhiệt giảm đồng thời cộng thêm tác dụng thuốc hạ nhiệt thì rất nguy hiểm, giảm trí giác, tinh thần kém lanh lợi, lờ đờ, lơ mơ, mê sảng, tụt huyết áp.
4. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết không phát ban
Sốt xuất huyết dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc tốt và điều trị đúng cách. Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết không phát ban như sau:
- Sốt xuất huyết cấp 1 không phát ban, sau khi được chẩn đoán xác định có thể được điều trị ngoại trú tại nhà theo đơn bác sĩ, người bệnh và người nhà cần tuân thủ theo lịch hẹn ngày khám lại của bác sĩ.
- Sốt xuất huyết cấp 2 vẫn có thể điều trị tại nhà dưới sự theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu cần thiết. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khéo miệng mỗi giờ một lần.
Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không vận động nặng nhiều mà tránh dùng quần áo quá dày, tránh mặc nhiều quần áo hay ủ quá kín. Đo nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C uống ngay thuốc hạ sốt paracetamol đơn chất, sau 6 giờ uống một liều nếu vẫn sốt cao, kiểm tra thân nhiệt sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ.
Trường hợp thân nhiệt nằm trong khoảng 37-38,5 độ thì có thể uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau mát bằng khăn nhúng nước ấm (nhiệt độ nước lau thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 – 3 độ). Tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen, diclofenac, meloxicam,… vì có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu kéo dài rất nguy hiểm.
Nếu sốt cao trên 39 độ sẽ dẫn đến người bệnh uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị mất do sốt. Pha oresol với nước uống thì càng tốt hoặc có thể uống nước gạo rang, nước muối (2 thìa cà phê muối, 8 thìa cà phê đường trong 1 lít nước đun sôi để nguội), nước cam, chanh tươi để bổ sung vitamin C.
Sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên chứa phức hệ XTDcomplex: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet và Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm, …có tác dụng hỗ trợ ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus, giảm nguy cơ biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do virus khác.
Sản phẩm do các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu ra và được Viện Kiểm Nghiệm thuốc TW chứng minh an toàn, không gây độc tính, không gây tác dụng phụ kể cả khi sử dụng lâu dài cho những người muốn phòng ngừa và điều trị các bệnh do virus.
Lưu ý, nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng nôn mửa, miệng nhạt, lười ăn sẽ dẫn đến việc không đủ lượng thức ăn cần thiết, dễ gây hạ đường huyết. Cần đảm bảo cho người bệnh ăn đủ chất, thức ăn dễ tiêu (cháo, súp,…), ăn nhiều bữa, tránh thức ăn có nhiều mỡ và uống thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Sốt xuất huyết không phát ban có thể khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các căn bệnh cảm, sốt thông thường. Nên khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc phải sốt xuất huyết thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Bị phát ban sốt xuất huyết phải làm gì để bệnh mau khỏi?
- Bị sốt xuất huyết bị ngứa, mẩn đỏ ngoài da cần phải làm gì?
Từ khóa » Nổi Ban Sau Sốt Xuất Huyết
-
Bị Phát Ban Do Sốt Xuất Huyết Bao Lâu Thì Khỏi? | Vinmec
-
Sốt Phát Ban Khác Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào? | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Tình Trạng Sau Sốt Xuất Huyết Bị Phát Ban | Hapacol
-
Những Yếu Tố Quan Trọng Giúp Bạn Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sốt ...
-
Kinh Nghiệm Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sốt Xuất Huyết Cha Mẹ Nên ...
-
Trẻ Sốt Xuất Huyết Phát Ban Mấy Ngày Thì Khỏi?
-
Chuyên Gia Cảnh Báo 3 Sai Lầm Khiến Bệnh Sốt Xuất Huyết Tiến Triển ...
-
Sốt Xuất Huyết Bị Ngứa, Mẩn đỏ Ngoài Da Là Bình Thường Hay Bất ...
-
Phân Biệt Giữa Sốt Xuất Huyết Và Sốt Phát Ban
-
Làm Sao Biết Chính Xác Sắp Khỏi Bệnh Sốt Xuất Huyết?
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Cách Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Với Sốt Phát Ban, Covid-19 - VnExpress
-
Sốt Xuất Huyết Tăng 97%, Chuyên Gia Khuyến Cáo Những Dấu Hiệu ...
-
Hình ảnh Sốt Xuất Huyết ở Trẻ Em Giúp Cha Mẹ Nhận Biết - Fitobimbi