Giải địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ( Tự Nhiên ...

Nội dung bài gồm:

  • I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
  • II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
  • Câu 1: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình...
  • Câu 2: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và kiến thức đã học:
  • Câu 3: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài , nhận xét và giải thích...
  • III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
  • Câu 1: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11), nêu đặc điểm địa hình...
  • Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây...
  • Câu 4: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

1. Vị trí địa lí

  • Nằm ở Trung và Đông Á
  • Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc => khó khăn trong việc, quản lý đất nước và giao lưu với các nước.
  • Phía Đông giáp Thái Bình Dương, gần Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á => thuận lợi giao lưu với các nước.

2. Lãnh thổ

  • Diện tích 9 572,8 Km2- lớn thứ tư trên thế giới
  • Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
  • Có 2 đặc khu hành chính: Hồng Kông và Ma Cao.
  • Đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình

Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ

Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa

Khí hậu

Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa

Ôn đới lục địa => hoang mạc và bán hoang mạc

Sông ngòi

Thượng nguồn các con sông

Hạ nguồn

Đất đai

Chủ yếu là đồng bằng

Vùng núi, hoang mạc

Khoáng sản

Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt

Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt

Sinh vật

Rừng, tài nguyên biển

Rừng, đồng cỏ tự nhiên

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

  • Đông nhất  thế giới.
  • Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
  • Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
  • Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

2. Xã hội

  • Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
  • 90% dân số biết chữ.
  • Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình...

Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?

Trả lời:

Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ đã có những ảnh hưởng tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc.

  • Phía Tây tiếp giáp với các nước Trung Á. Đây là nơi khí hậu ôn đới lục địa nóng do nằm xa biển và thuộc ôn đới. Địa hình chủ yếu là đồi núi sơn nguyên đồ sộ và hoang mạc,bán hoang mạc. Nguyên nhân do đặc điểm khí hậu lục địa nóng,khô. Đồng thời các con sông lớn bắt nguồn từ đỉnh các ngọn núi phía Tây.
  • Phía Đông là vùng rộng lớn tiếp giáp biển. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa do sát biển. Các con sông lớn chảy từ phía Tây ra biển phía Đông tạo các phù sa, đồng bằng màu mỡi phì nhiêu. (ĐB Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam)…

Câu 2: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và kiến thức đã học:

  • Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc .
  • So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền tây và miền Đông.
  • Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc?

Trả lời:

  • Các dạng địa hình chính của Trung Quốc:  Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).
  • Các sông lớn ở Trung Quốc là: Trường Giang, Hoàng Hà
  • Sự khác biệt địa hình và sông ngòi ở miền Đông và miền Tây:
    • Miền Đông:
      • Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.
      • Sông ngòi: Là hạ lưu của các con sông. Các sông lớn Trường Giang, Hoàng Hà.
    • Miền Tây:
      • Địa hình: Cao, gồm các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
      • Sông ngòi: ít sông, là nời bắt nguồn của nhiều con sông lớn.
  • Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Bài 10: Tiết 1 - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội)

Câu 3: Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài , nhận xét và giải thích...

Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài , nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.

Trả lời:

Nhận xét:

  • Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều.
  • Dân chủ yếu tập trung ở các đồng bằng rộng lớn, vùng duyên hải và các thành phố lớn .
  • Dân tập trung thưa thớt ở phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn có mật độ dưới 1 người /km2.

Giải thích:

  • Dân tập trung ở đồng bằng, duyên hải là vì ở đó có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi về tự nhiên, là nơi hàu hết tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của Trung Quốc nhất là công nghiệp, dịch vụ.
  • Còn ở miền núi có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên dân cư thưa thớt.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11), nêu đặc điểm địa hình...

Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11), nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Trả lời:

  • Miền Đông: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.
  • Miền Tây: Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).

Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây...

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

Trả lời:

Bài 10: Tiết 1 - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội)

Câu 4: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

Tích cực:

  • Đời sống nhân dân được cải thiện
  • Giải quyết vấn đề về việc làm
  • Dễ dàng trong công tác quản lý dân số
  • Có nhiều đất đai để phát triển nông nghiệp
  • Giáo dục con cái chu đáo

Hạn chế:

  • Chính sách dân số đã làm mất cân bằng tỉ lệ nam và nữ ở Trung Quốc (vẫn còn trọng nam khinh nữ).
  • Người già thiếu người chăm sóc
  • Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn 0,63 nhưng vẫn là nước đông dân và đứng đầu thế giới.
  • Xảy ra các tệ nạn xã hội
  • Thiếu nguồn lao động trong tương lai…

Từ khóa » Giải Bài Tập địa 11 Bài 10 Tiết 1