Giải Địa Lí 9 Sách VNEN Bài 10: Duyên Hải Nam Trung Bộ

A. Hoạt động khởi động

Hãy nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên, con người ở một tỉnh nào đó của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

* Thiên nhiên:

+ Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam

+ Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam.

+ Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn và sông Cu Đê.

+ Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man...

+ Đà Nẵng là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

* Con người: Con người Đà Nẵng được gói gọn trong ba từ:

+ An nhiên

+ Hiếu khách

+ Nhiệt tình

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy:

- Kể tên các tỉnh, thành phố và các quần đảo lớn thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

* Các tỉnh, thành phố và các quần đảo lớn thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Các quần đảo lớn: Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).

* Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ:

+ Là dải đất nhỏ hẹp kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và vùng biển rộng với 2 quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa.

+ Tiếp giáp :

  • Bắc giáp Bắc Trung Bộ
  • Tây giáp Lào và Tây Nguyên
  • Tây, Tây Nam giáp Đông Nam Bộ
  • Đông, Đông Nam giáp Biển đông với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Ý nghĩa: Có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh với các vùng trong nước và đặc biệt là đảm bảo an ninh quốc phòng

2. Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đọc thông tin, quan sát hình 1, hãy:

- Cho biết những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

Trả lời:

* Những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Địa hình: Các tỉnh của vùng đều có vùng gò, đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển.

+ Khí hậu: Là vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước.

+ Khoáng sản: Chủ yếu là cát thủy tinh, ti tan và vàng.

+ Sông ngòi: Có khá nhiều sông ngòi nhưng chủ yếu sông ngắn và dốc....

* Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng:

+ Thuận lợi:

  • Vùng núi, gò đồi ở phía Tây có thể phát triển trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia câm kết hợp.
  • Đồng bằng hẹp ven biển trồng cây lương thực và cây công nghiệp như lúa, ngô, sắn, cây ăn qu, bông vải, mía đường....
  • Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ phát triển nuôi trồng thủy sản.
  • Đánh bắt hải sản khu vực biển Đông và khai thác tổ yến ở các đảo ven bờ.
  • Nhiều vũng vịnh xây dựng hải cảng và phát triển du lịch
  • Phát triển nghề rừng và khai thác khoáng sản

+ Khó khăn:

  • Khí hậu khô hạn, thiếu nước vào mùa khô
  • Thiên tai bão, lũ lụt từ biển Đông đổ vào gây thiệt hại về người và tài sản.
  • Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra ở các tỉnh cực nam của vùng làm diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp.

3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội.

- Phân tích bảng 1, đọc thông tin, hãy: Nhận xét một số tiêu chí dân cư và xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước năm 2014?

- Nêu những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ?

- Nêu đặc điểm nổi bật về nguồn lao động của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

* Một số tiêu chí so sánh:

+ Về dân số: Vùng có số dân thấp, chiếm 10% dân số cả nước.

+ Mật độ dân số thấp, chỉ 205 người/km2 trong khi cả nước 275 người/km2.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ 0,79% trong khi cả nước 1,03%.

+ Tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn chiếm tỉ lệ cao 8,9% và cao hơn cả nước.

+ Thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người biết chữ đều thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

* Những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ:

Những khác biệtPhía ĐôngPhía Tây
Dân cư trú
  • Chủ yếu là người Kinh, một ít người Chăm
  • Mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã.
  • Đại bộ phận các dân tộc ít người.
  • Mật độ dân số thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
Hoạt động kinh tế
  • Thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng
  • Chăn nuôi gia súc và nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm

* Đặc điểm nổi bật về nguồn lao động của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Đức tính cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

+ Giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.

+ Kinh nghiệm trong khai thác vùng nước rộng lớn trên biển Đông

4. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

- Quan sát hình 2, phân tích bảng 2, kết hợp đọc thông tin, hãy: So sánh số lượng đàn bò và sản lượng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ với cả nước giai đoạn 1995 - 2014?

- Cho biết các bãi tôm, bãi cá phân bố ở vùng biên của tỉnh nào? Giải thích tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản?

- Trình bày những khó khăn trong sản xuất lương thực ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

* Quan sát bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 1995 - 2014:

+ Số lượng đàn bò của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước đều tăng lên. Năm 2014, đàn bò của vùng là 1185,5 nghìn con chiếm 22,6% tổng đàn bò cả nước.

+ Sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước đều tăng. Năm 2014, sản lượng thủy sản của vùng là 932,1 nghìn tấn chiếm 14,7% tổng sản lượng cả nước.

* Sự phân bố bãi tôm, bãi cá:

+ Bãi tôm ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận

+ Bãi cá ở các tỉnh: Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận.

* Vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:

+ Vùng nổi tiếng nghề làm muối vì: Ở đây quanh năm nắng, nhiệt độ trung bình cao, dọc ven biển ít cửa sông nên độ mặn của nước biển cao rất thích hợp cho nghề làm muối.

+ Vùng nổi tiếng đánh bắt nuôi trồng thủy sản vì:

  • Tất cả các tỉnh của vùng đều tiếp giáp với biển Đông.
  • Ở đây có nhiều đầm, vũng vịnh nước mặn và nước lợ nên có thể nuôi tôm, cá.
  • Gần với các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận — Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa) nên có điều kiện đánh bắt thủy sản lớn.

* Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lương thực ở Duyên hải Nam Trung Bộ chính là: quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bao lũ về mùa mưa. Ngoài ra, ở một số tỉnh của vùng còn có hiện tượng cát bay khiến cho diện tích sản xuất ngày càng nhỏ hơn.

b. Công nghiệp

Quan sát hình 2, phân tích bảng 3, hãy:

- Nhận xét chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014.

- Kể tên các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ và sự phân bố của chúng?

Trả lời:

* Chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014:

+ Các tỉnh (thành phố) Đà Nẵng, Ninh Thuận có chỉ số phát triển công nghiệp tăng.

+ Các tỉnh (thành phố) Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận có chỉ số phát triển công nghiệp giảm.

  • Ninh Thuận là tỉnh có chỉ số phát triển công nghiệp tăng mạnh nhất với 125,2% (năm 2014) tăng 14,3%
  • Quảng Nam là tỉnh có chỉ số phát triển công nghiệp giảm mạng nhất với 105,3% (năm 2014) giảm 12,9%.

* Các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ và sự phân bố của chúng:

Các ngành công nghiệpSự phân bố
Cơ khíĐà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa
Chế biến lâm sảnĐà Nẵng
Sản xuất hàng tiêu dùngĐà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa.
Chế biến lương thực, thực phẩmBình Thuận, Phan Thiết, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng

c. Dịch vụ

Quan sát hình 2, đọc thông tin, hãy nêu đặc điểm nổi bật về ngành dịch vụ ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

* Đặc điểm nổi bật về ngành dịch vụ ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

  • Hoạt động giao thông vận tải khá phát triển cả đường bộ và đường biển.
  • Du lịch là thế mạnh của vùng với nhiều bãi biển đẹp và các quần thể di sản văn hóa.
  • Bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né...
  • Di sản văn hóa: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn...

5. Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trong điểm miền Trung.

Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?

Trả lời:

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.

+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Hoạt động luyện tập

Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014

Hoạt động / VùngBắc Trung BộDuyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng137,986,4
Khai thác328845,8

Câu 1. Hãy so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ở hai vùng trên, năm 2014?

Trả lời:

* So sánh:

+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng Bắc Trung Bộ cao gấp 1,3 lần so với sản lượng nuôi trồng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Sản lượng thủy sản đánh bắt của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cao gấp 3,1 lần so với sản lượng nuôi trồng của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 2. Cho biết vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt ở hai vùng

Trả lời:

* Hai vùng có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt vì:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản như: bờ biển có nhiều đầm phá rộng, nhiều bãi triều....

+ Ngược lại, vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ lại có nhiều bãi tôm, bãi cá ven bờ, bên cạnh đó vùng còn gần các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận — Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa) nên sản lượng đánh bắt ngày càng tăng lên.

D-E: Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

Câu 1. Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?

Trả lời:

* Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ vì:

+ Phát triển rừng đầu nguồn góp phần hạn chế các thiên tai lũ quét, sạt lở đất, xói mòn rửa trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.

+ Phát triể rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát, hạn chế nạn cát bay....

+ Bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng (Ninh Thuận, Bình Thuận) vì thiếu mước vào mùa khô.

+ Bảo vệ và phát triển rừng góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài động vật quý hiếm trong rừng.

Câu 2. Hãy sưu tầm thông tin về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Trả lời:

Quần đảo Hoàng Sa

Huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập từ tháng 1 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý. Đó là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông.

Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích: 305 km², chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng.

Quần đảo Hoàng Sa trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m).

Nhờ nằm giữa biển Đông nên quần đảo Hoàng Sa có khí hậu điều hòa, không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa. Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.170 mm. Tháng 10 có 17 ngày mưa / 228 mm và là tháng mưa nhiều nhất. Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới.

Quần đảo Hoàng Sa có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh, bảo vệ vùng biển của tổ quốc, đồng thời là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể.

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là rạn đá san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km².

Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.

Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Gió mùa đông nam thổi qua Trường Sa từ tháng 3 đến tháng 4 trong khi gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11.

Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên

Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa....

Từ khóa » Soạn Lý 9 Vnen Bài 10