Giải Địa Lí 9 Sách VNEN Bài 9: Bắc Trung Bộ

A. Hoạt động khởi động

Hãy nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên, con người Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

* Thiên nhiên:

+ Bắc Trung Bộ là vùng đất hẹp về bề ngang của nước ta, là một dải đất bị cắt xẻ mạnh.

+ Đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, lâm sản....

+ Có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước khi có một mùa hè nóng có gió Phơn và mùa đông lạnh buốt.

+ Đất đai khô cằn, thiếu màu mỡ chủ yếu là đất cát.

* Con người:

+ Người dân ở đây rất chịu khó, chịu thương, siêng năng, cần cù làm ăn trên mảnh đất khô cằn.

+ Đây là vùng đất có truyền thống hiếu học của cả nước.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Quan sát hình 1, kết hợp với đọc thông tin, hãy:

- Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

- Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

* Tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

* Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ:

+ Vị trí:

  • Phía Bắc giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
  • Phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Phía Đông giáp biển
  • Phía Tây giáp công hòa dân chủ nhân dân Lào.

+ Giới hạn lãnh thổ: Diện tích 51,5 nghìn km2, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

+ Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng hướng ra Biển đông và ngược lại.

+ Là cửa ngõ hành lang Đông Tây của tiểu vùng sông Mê Công.

2. Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Hoàn thành bảng theo yêu cầu sau:

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênĐặc điểm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
Địa hình, đất đai
Khoáng sản
Rừng
Biển

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênĐặc điểm Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
Địa hình, đất đai

Địa hình: Từ Tây sang Đông, các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

Đất đai: khô cằn, thiếu màu mỡ, chủ yếu là đất pha cát

Gây khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

Đất đai gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp.

Khoáng sảnChủ yếu là sắt, thiếc, crôm, đá quý, sét, cao lanh...Phát triển khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản
Rừng

Có tài nguyên rừng phong phú

Một số rừng quốc gia: Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng....

Phát triển khai thác và chế biến lâm sản, du lịch sinh thái...

Biển

Hầu hết các tỉnh đều giáp biển

Biển hay có bão.

Phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Thiệt hại của cải, tài sản và tính mạng con người

3. Tìm hiều đặc điểm dân cư, xã hội

Đọc thông tin, phân tích bảng 1, hãy:

- So sánh các tiêu chí của Bắc Trung Bộ so với cả nước?

- Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ?

- Nêu những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

* So sánh:

  • Bắc Trung Bộ chiếm 11,5% số dân cả nước
  • Mật độ dân số thấp hơn cả nước (chỉ 202 người/km2)
  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn cả nước (0,63%)
  • Số hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao hơn cả nước (13%)
  • Thu nhập bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình đều thấp hơn cả nước
  • Tỉ lệ người biết chữ cao hơn so với cả nước.

* Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Trung Bộ:

  • Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
  • Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.
  • Người Kinh chủ yếu sống ở đồng bằng, ven biển, các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi phía Tây.

* Những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ:

  • Phía Đông: Dân cư sinh sống chủ yếu là người Kinh, hoạt động kinh tế là sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thương mại, dịch vụ...
  • Phía Tây: Dân sinh sống chủ yếu là dân tộc ít người, hoạt động kinh tế là trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

4. Tìm hiểu tình hình phát triên kinh tế

- Quan sát hình 2, phân tích bảng 2, kết hợp đọc thông tin, hãy: Nhận xét về sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2014.

- Xác định các vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò và đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ

- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng và hệ thống thủy lợi ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

* Quan sát bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 1995 - 2014 sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ đều có xu hướng tăng. Cụ thể là:

  • Sản lượng thủy sản tăng nhanh từ 108,7 nghìn tấn lên 466 nghìn tấn (tăng 357,3 nghìn tấn)
  • Số lượng đàn bò tăng nhẹ từ 831,7 nghìn con lên 943 nghìn con (tăng 111,3 nghìn con)
  • Năng suất lúa tăng từ 31,4 tạ/ha lên 55,2 tạ/ha (tăng 23,8 tạ/ha)

* Xác định các vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò và đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ:

+ Trồng lúa: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Trên đất cát pha vùng duyên hải

+ Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày: Vùng gò đồi phía Tây

+ Chăn nuôi trâu bò: Vùng gò đồi phía Tây

+ Đánh bắt thủy sản: Ven biển

* Ý nghĩa của việc trồng rừng và hệ thống thủy lợi ở Bắc Trung Bộ: Phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai (lũ quét, sản lở đất) và bảo vệ môi trường.

b. Công nghiệp

- Quan sát hình 2, phân tích bảng 3, hãy: Nhận xét chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp so với năm trước ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014?

- Cho biết cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, ti tan, đá vôi, sét, cao lanh phân bố ở đâu?

- Nêu cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

Trả lời:

Phân bố cơ sở khai thác khoáng sản:

  • Thiếc: Nghệ An
  • Crôm: Thanh Hóa
  • Ti tan: Hà Tĩnh
  • Đá vôi: Nghệ An
  • Sét, cao lanh: Thanh Hóa

* Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

  • Thanh Hóa: công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Vinh: công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lâm sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Huế: công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

c. Dịch vụ

Quan sát hình 2, hãy:

- Xác định một số tuyến đường giao thông, cảng biển, cửa khẩu, sân bay quan trọng trong vùng.

- Kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

* Một số tuyến đường giao thông, cảng biển, cửa khẩu, sân bay quan trọng trong vùng:

  • Tuyến giao thông: đường 1A, số 7, số 8, số 9.
  • Cảng biển: Cửa Lò, Đồng Hới và Huế
  • Sân bay: Vinh và Huế
  • Cửa khẩu: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo.

* Một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ:

  • Khu di tích quê Bác Kim Liên - Nam Đàn
  • Động Phong Nha - Kẻ Bàng
  • Cố đô Huế...
  • Bãi tắm Sầm Sơn, Thiên Cầm, Cửa Lò, Lăng Cô

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Dựa vào bảng 2, hãy:

- Tính tộc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản, số lượng đà bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2014.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tộc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản, số lượng đà bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2014.

Trả lời:

* Tính tốc độ tăng trưởng:

(đơn vị: %)

Năm1995200020102014
Sản lượng thủy sản100151,7310,9428,7
Số lượng đàn bò100107120,7112,3
Năng suất lúa100129,2155,7175,7

* Vẽ biểu đồ:

Giải Địa lí 9 sách VNEN bài 9: Bắc Trung Bộ

Câu 2. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

* Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

  • Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...
  • Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..

=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

D-E: Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học, hãy nêu ý kiến của em về việc giữ vững diện tích rừng và đẩy mạnh công tác trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Theo em, việc giữ vững diện tích rừng và đẩy mạnh công tác rừng ở Bắc Trung Bộ là điều cần thiết bởi đây là vùng có nhiều sông suối, có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước.

=> Vì vậy, việc bảo vệ và trồng rừng nhất là rừng đầu nguồn sẽ giúp cho vùng hạn chế thiên tai, lũ quét, sạt lở đất. Hơn nữa, rừng cũng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của vùng. Việc khai thác và phục hồi rừng có kế hoạch cũng sẽ giúp vùng thu lại được nhiều lợi nhuận....

Câu 2. Sưu tầm tư liệu về Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) hoặc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Trả lời:

Bài giới thiệu về rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.

Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.

Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.

Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.

Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...

Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.

Từ khóa » địa Lí Vnen Lớp 4 Bài 9