Giải Địa Lí Lớp 5 VNEN Bài 9: Châu Á
Có thể bạn quan tâm
Giải Địa lí lớp 5 VNEN bài Châu Á có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Địa lí 5 tập 2 trang 41 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Địa lí lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Địa lí lớp 5 VNEN bài Châu Á
- A. Hoạt động cơ bản bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
- B. Hoạt động thực hành bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
- C. Hoạt động ứng dụng bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
A. Hoạt động cơ bản bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
1. Thay nhau hỏi và trả lời
a. Hãy kể tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất mà em đã được học.
b. Việt Nam nằm ở châu lục nào? Em biết gì về châu lục đó?
Đáp án
a. Tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất mà em đã được học:
· Tên các châu lục gồm có 6 châu: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương, châu Nam Cực
· Tên các đại dương gồm có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
b. Việt Nam nằm ở châu Á. Em được biết, châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và sắt….
2. Xác định vị trí và giới hạn châu Á:
· Châu Á nằm ở bán cầu nào?
· Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp.
· Dựa vào bảng 1, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác.
Đáp án
Châu Á nằm ở bán cầu Bắc
Các đại dương và châu lục tiếp giáp với châu Á là:
· Châu lục có: Châu Âu, châu Phi
· Đại dương có: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
So sánh diện tích châu Á với diện tích các châu lục khác:
· Châu Á có diện tích lớn nhất với 42 triệu km2
· So với các châu lục khác, châu Á có diện tích gấp 3 lần châu Nam Cực; gần 5 lần châu Đại Dương; 4,5 lần châu Âu; hơn 1 lần đối với châu Phi và châu Mĩ.
3. Khám phá tự nhiên châu Á
· Tìm trên lược đồ hình 2 các chữ a, b, c, d, e và cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu Á?
· Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên của châu Á?
· Quan sát hình 2, hãy:
- Dựa vào màu sắc trên lược đồ, nhận xét về địa hình châu Á.
- Đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á.
- Kể tên các đới khí hậu của châu Á.
Đáp án
Các cảnh thiên nhiên ở hình 3 được chụp ở những khu vực :
· Hình a: Vịnh biển (Nhật Bản) ở khu vực Đông Á.
· Hình b: Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở khu vực Trung Á.
· Hình c: Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở khu vực Đông Nam Á.
· Hình d: Rừng Tai-ga (Liên bang Nga) ở khu vực Bắc Á.
· Hình e: Dãy núi Hi-ma-lay-a (phần thuộc Nê-pan) ở khu vực Nam Á.
Nhận xét: Qua hình 3 em thấy, châu Á có cảnh vật thiên nhiên rất phong phú và đa dạng với nhiều loại khác nhau từ vịnh biển, bán hoang mạc đến đồng bằng, rừng tai-ga….
Nhận xét địa hình châu Á: Quan sát lược đồ ta thấy, địa hình châu Á chủ yếu là đồ núi có độ cao chủ yếu từ 500m trở lên. Ở một số nơi có địa hình núi cao trên 2000m.
Một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á là:
· Dãy núi: Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, A-ran…
· Đồng bằng: Hoa Bắc, sông Mê Công, Ấn Hằng, Lưỡng Hà….
Các đới khí hậu của châu Á: Từ hàn đới, ôn đới và nhiệt đới….
4. Tìm hiểu dân cư châu Á
· Dựa vào bảng 2, so sánh dân số châu Á với dân số của các châu lục khác.
· Theo em, người dân châu Á sống tập trung ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng? Vì sao?
· Quan sát hình 4, nhận xét về màu da và trang phục của người Nhật Bản và Ấn Độ.
Đáp án
Quan sát bảng 2 ta thấy, dân số châu Á đứng đầu trên thế giới với 4260 triệu người. So với các châu lục khác, dân số châu Á gấp 115 lần châu Đại Dương; 5,7 lần châu Âu; 4 lần châu Phi và 4,5 lần châu Mĩ.
Theo em, người dân châu Á sống tập trung ở vùng đồng bằng vì ở đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và sinh hoạt.
Nhận xét màu da và trang phục của người Nhật Bản và Ấn Độ:
· Người Nhật Bản sống ở khu vực có khí hậu ôn hòa nên màu da sáng trắng, có trang phục kín đáo hơn để giữ ấm cơ thể.
· Người Ấn Độ sống ở vùng nhiệt đới nên màu da vàng sẫm và đen, có trang phục gồm nhiều lớp vải đề tránh nắng nóng.
5. Thảo luận vể hoạt động kinh tế của châu Á
Hoạt động kinh tế | Phân bố |
Trồng lúa mì | |
Trồng lúa gạo | |
Trồng bông | |
Chăn nuôi trâu, bò | |
Khai thác dầu | |
Sản xuất ô tô |
- Ngành nào là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á?
- Kể tên các nước sản xuất nhiều ô tô và khu vực khai thác nhiều dầu mỏ?
Đáp án
Hoạt động kinh tế | Phân bố |
Trồng lúa mì | Ca –dắc-xtan, Liên Bang Nga, Niu-đê-li…. |
Trồng lúa gạo | Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ |
Trồng bông | Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Trung Quốc |
Chăn nuôi trâu, bò | Trung Quốc, Ấn Độ |
Khai thác dầu | I-ran, I-rắc, A-rập-xê-út, Việt Nam, Bru-nây… |
Sản xuất ô tô | Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc |
- Ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á đó là ngành nông nghiệp (trồng lúa nước, trồng lúa mì, trồng bông và chăn nuôi trâu, bò).
- Tên các nước sản xuất nhiều ô tô và khu vực khai thác nhiều dầu mỏ:
Các nước sản xuất nhiều ô tô: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Các nước khai thác nhiều dầu mỏ: I-ran, I-rắc, A-rập-xê-út, Việt Nam, Bru-nây…
B. Hoạt động thực hành bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
1. Làm bài tập
a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.
a1. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
a2. Cả bốn phía của châu Á giáp biển và đại dương.
a3. Núi và cao nguyên chiếm 2/3 diện tích châu Á.
a4. Châu Á có dãy Hi-ma-lay-a với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới.
a5. Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
a6. Công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
a7. Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển.
Đáp án
Những câu trả lời đúng là:
a1. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
a4. Châu Á có dãy Hi-ma-lay-a với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới.
a5. Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
a7. Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển.
2. Làm việc với lược đồ
· Làm việc với lược đồ: Viết tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á vào chỗ (...) trên lược đồ
· Chỉ trên lược đồ các khu vực châu Á: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á
Đáp án
C. Hoạt động ứng dụng bài 9 Địa lý lớp 5 VNEN
1. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về châu Á
a. Chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: cảnh thiên nhiên châu Á/người dân châu Á/hoạt động kinh tế của châu Á...)
b. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh về chủ đề mà em chọn
Đáp án
a. Chủ đề em quan tâm: Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á
b. Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.
Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy. Ở châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục.
Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có thể phân chia thành mấy kiểu chính sau:
· Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên.
· Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ-thu và cạn vào đông-xuân. Sông Hồng tại miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu chế độ này.
· Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ,
· Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân-hạ nên nước lớn vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời gian dài.
· Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.
2. Để xuất ý tưởng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
a. Chọn một cảnh thiên nhiên ở châu Á (có thể cảnh thiên nhiên ở Việt Nam hoặc địa phương em) mà em biết hoặc đã từng đến tham quan.
b.Trao đổi với người thân để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ cảnh thiên nhiên.
Đáp án
a. Chọn cảnh thiên nhiên ở châu Á: Cảnh biển
b. Giải pháp bảo vệ:
· Không xả rác, xác động vật xuống biển.
· Tích cực trồng cây ven biển, hạn chế đánh bắt gần bờ.
· Không xây cất, lấp đất cát lấn biển, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của biển.
Ngoài giải bài tập Địa lớp 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải bài tập Địa lý lớp 5. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Từ khóa » địa Lí Lớp 5 Vnen Tập 2
-
VNEN Lịch Sử Và địa Lí 5 Tập 2 - Tech12h
-
Soạn Lịch Sử Và Địa Lí 5 VNEN Tập 2
-
Giải Lịch Sử Và địa Lí 5 Tập 2 VNEN
-
Giải Địa Lí Lớp 5 VNEN Bài 10: Khu Vực Đông Nam Á Và Các Nước ...
-
Soạn VNEN Lịch Sử Và địa Lí 5 Bài 2: Địa Hình Và Khoáng Sản
-
Soạn VNEN Lịch Sử Và địa Lí 5 Bài 5: Dân Cư Nước Ta
-
Hướng Dẫn Học Lịch Sử Và Địa Lí 5 Tập 2 (VNEN - Davibooks
-
Giải Lịch Sử Và địa Lý 5 VNEN - Khoa Học
-
Top 15 địa Lí Vnen Lớp 5 Bài 6
-
Sgk Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 5 Vnen - Tìm Văn Bản
-
Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 5 VNEN
-
Giải Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 5 VNEN Phiếu Kiểm Tra 2
-
Top 9 Lịch Sử Lớp 5 Vnen Tập 2 2022
-
Nơi Bán 5 Vnen Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh