- Home
- Lớp 1,2,3
- Lớp 1
- Giải Toán Lớp 1
- Tiếng Việt Lớp 1
- Lớp 2
- Giải Toán Lớp 2
- Tiếng Việt Lớp 2
- Văn Mẫu Lớp 2
- Lớp 3
- Giải Toán Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3
- Văn Mẫu Lớp 3
- Giải Tiếng Anh Lớp 3
- Lớp 4
- Giải Toán Lớp 4
- Tiếng Việt Lớp 4
- Văn Mẫu Lớp 4
- Giải Tiếng Anh Lớp 4
- Lớp 5
- Giải Toán Lớp 5
- Tiếng Việt Lớp 5
- Văn Mẫu Lớp 5
- Giải Tiếng Anh Lớp 5
- Lớp 6
- Soạn Văn 6
- Giải Toán Lớp 6
- Giải Vật Lý 6
- Giải Sinh Học 6
- Giải Tiếng Anh Lớp 6
- Giải Lịch Sử 6
- Giải Địa Lý Lớp 6
- Giải GDCD Lớp 6
- Lớp 7
- Soạn Văn 7
- Giải Bài Tập Toán Lớp 7
- Giải Vật Lý 7
- Giải Sinh Học 7
- Giải Tiếng Anh Lớp 7
- Giải Lịch Sử 7
- Giải Địa Lý Lớp 7
- Giải GDCD Lớp 7
- Lớp 8
- Soạn Văn 8
- Giải Bài Tập Toán 8
- Giải Vật Lý 8
- Giải Bài Tập Hóa 8
- Giải Sinh Học 8
- Giải Tiếng Anh Lớp 8
- Giải Lịch Sử 8
- Giải Địa Lý Lớp 8
- Lớp 9
- Soạn Văn 9
- Giải Bài Tập Toán 9
- Giải Vật Lý 9
- Giải Bài Tập Hóa 9
- Giải Sinh Học 9
- Giải Tiếng Anh Lớp 9
- Giải Lịch Sử 9
- Giải Địa Lý Lớp 9
- Lớp 10
- Soạn Văn 10
- Giải Bài Tập Toán 10
- Giải Vật Lý 10
- Giải Bài Tập Hóa 10
- Giải Sinh Học 10
- Giải Tiếng Anh Lớp 10
- Giải Lịch Sử 10
- Giải Địa Lý Lớp 10
- Lớp 11
- Soạn Văn 11
- Giải Bài Tập Toán 11
- Giải Vật Lý 11
- Giải Bài Tập Hóa 11
- Giải Sinh Học 11
- Giải Tiếng Anh Lớp 11
- Giải Lịch Sử 11
- Giải Địa Lý Lớp 11
- Lớp 12
- Soạn Văn 12
- Giải Bài Tập Toán 12
- Giải Vật Lý 12
- Giải Bài Tập Hóa 12
- Giải Sinh Học 12
- Giải Tiếng Anh Lớp 12
- Giải Lịch Sử 12
- Giải Địa Lý Lớp 12
Trang Chủ ›
Lớp 12›
Giải Địa Lý Lớp 12›
Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 12›
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải Địa Lý lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 9 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI Ẩm gió mùa MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Kiến thức Trình bày được những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Giải thích được nguyên nhân hình thành của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nêu được những thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất ở nước ta. Kĩ năng Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày và giải thích các đặc điểm nổi bật về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân tích một sô' số liệu để nhận biết đặc điểm khí hậu theo mùa. KIẾN THỨC Cơ BẢN Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Tính chất nhiệt đới Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27“C, tổng số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ. Lượng mưa, độ ẩm lớn Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.500 đến 2.000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3.500 - 4.000 mm. Độ ẩm không khí cao, dao động từ 80 đến 100%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. Gió mùa Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gtó mùa mùa đông + Từ tháng 11-4, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12, 1, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2, 3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18°C). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống tới 12°B. Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. + Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng. Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta. + Vào các tháng 5, 6, 7: khối khí nhiệt đới từ Ân Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 - 40"C và độ ẩm xuống dưới 50%. + Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc. Sự luân phiên các khới khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt. + Ở đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI GIỮA BÀI Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của khối khí này. Trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc: khối khí lạnh cực lục địa từ trung tâm cao áp Xibia ở vĩ độ 50°B. Tính chất của khối khí: rất lạnh và khô. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam, hướng gió di chuyển và tính chất của các khối khí này. Gió từ trung tâm cao áp Ẩn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan - TBg) xâm nhập trực tiếp vào nước ta theo hướng tây nam. Khối khí này ẩm, nhưng sau khi vượt núi (Trường Sơn, dãy sông Mã,...) vào nước ta trở nên khô nóng (hiện tượng phơn). Gió từ trung tâm cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam (khối khí xích đạo) thổi hướng đông nam, chuyển sang hướng tây nam sau khi vượt qua xích đạo (do lực Côriôlit) xâm nhập trực tiếp vào nước ta. Khối khí này có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây mưa cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thê nào? Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt. + Ớ vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông. GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện như thế nào? Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao. Nhiệt độ trung bình nãm từ 22 đến 27°c, tổng số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm. Dựa vào bảng sô' liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ TỔNG NHIỆT ĐỘ NÃM TẠI MỘT số ĐỊA ĐlỂM Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm (°C) Nhiệt độ trung bình ’tháng 1 (°C) Nhiệt độ trung bình tháng 7 (°C) Lạng Sơn 21,2 13,3 27,0 Hà Nội 23,5 16,4 28,9 Vinh 23,9 17,6 29,6 Huế 25,1 19,7 29,4 Quy Nhơn 26,8 23,0 29,7 TP. Hồ Chí Minh 27,1 25,8 27,1 Nhận xét Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi đi từ Bắc vào Nam. Nguyên nhãn Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn. Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Dựa vào bảng số liệu sau LƯỢNG MƯA, KHẢ NĂNG Bốc HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT số ĐỊA DIEM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1.676 989 + 687 Huế 2.868 1.000 + 1.868 TP. Hồ Chí Minh 1.931 1.686 + 245 Hãy so sánh và nhận xét về lượng mưa, cân bằng ấm của ba địa điểm và giải thích tại sao. Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Cũng vì vậy, Huế có mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8-1). Vào thời kì mưa nhiều này, lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm ở Huế rất cao. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhưng nhiệt độ cao nên bốc hơi nước mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm tương đương Hà Nội. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa mùa đông + Từ tháng 11-4, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12, 1, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2, 3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18°C). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống tới 12°B. Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. + Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng. Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta. + Vào các tháng 5, 6, 7: khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 - 40°C và độ ẩm xuống dưới 50%. + Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc. - Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + 0 miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt. + Ớ vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông. CÂU HỎI Tự HỌC Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là do: Nước ta ở trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn. Trong nãm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á. c. Trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn. D. Vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi đặc điểm vị trí địa lí sau: A. Trong vùng nội chí tuyến. B. Gần trung tâm gió mùa châu Á. c. Tiếp giáp với Biển Đông. D. Câu A + B đúng. Biểu hiện tính clìất nhiệt đới của khí hậu nước ta là: Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời, c. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. D. Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là: A. 21-22°c. B.22-27°C c. 27 - 28(1C. D. 28 - 29°c. Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là: A. Nền nhiệt độ cao. B. Lượng mưa ẩm lớn. c. Phân mùa cả khí hậu. D. Tất cả đều đúng. Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ có sự thay đổi theo hướng tăng dần phù hợp với lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn, do: Càng về Nam, càng gần xích đạo, góc chiếu mặt trời lớn hơn. Càng gần xích đạo, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh dài hơn. c. Càng vào Nam, tác động của gió mùa Đông Bắc yếu hơn. D. Câu A + B đúng. Lượng mưa trung bình năm ở nước ta dao động trong khoảng (mm): A. 1.500 - 2.000. B. 1.600 - 2.000. c. 1.700 - 2.000. D. 1.800 - 2.000. D. 90 - 100. Độ ẩm không khí ở nước ta dao động khoảng (%): A. 60 - 100. B. 70 - 100. c. 80 - 100. Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta từ (tháng): A. 10-4. B. 11-4. c. 12-4. D. 1 - 4. Gió thổi vào nước ta vào mùa đông là: A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc. c. Gió Tây Nam. D. Câu A + B đúng. Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là: A. Gió Đông Bắc. B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc. c. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam. D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan. 72. Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bảng ở Bắc Bộ là gió: A. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam. B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc. c. Gió Đông Bắc. D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta ? Thổi liên tục suốt mùa đông. Chỉ hoạt động ở miền Bắc. c. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. D. Tạo nên mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh ở miền Bắc. Bản chất của gió mùa Đông Bắc là: A. Khối khí cực lục địa. B. Khối khí xích đạo ẩm. c. Khối khí vịnh Tây Bengan. D. Khối khí chí tuyến nửa cầu Nam. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lanh ẩm, vì: Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải. D. Gin đi chuyển về phía đông. D. Gió càng về gần phía nam. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta thông thường trong khoảng thời gian: A. Tháng 5-7. B. Tháng 6 - 8. c. Ttháng 7-9. D. Tháng 8-10. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengali xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho: A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Tây Nguyên, c. Đồng bằng Bắc Bộ. D. Câu A + B đúng. 18. Từ vĩ tuyến 16°B trở vào, về mùa Đông, gió thịnh hành là: Gió Đông Bắc thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc. Gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. c. Gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. D. Gió Tây Nam thổi từ cao áp ở Ân Độ Dương. 79. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam xâm nhập vào nước ta từ (tháng): A. 5 - 9. B. 6 - 10. c. 5-10. D. 6 - 9. Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô, mưa rất rõ rệt là ở: A. Miền Bắc. B. Miền Nam. c. Miền Trung. D. Câu A + B đúng. Mưa vào thu đông là đặc điểm sự phân mùa khí hậu của : A. Miền Nam. B. Miền Trung. c. Miền Bắc. D. Câu A + B đúng. Điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ỏ nước ta? Thổi từng đợt, không kéo dài liên tục. Gây ra hiện tượng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn. c. Chỉ hoạt động mạnh ở miển Bắc. D. Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía Nam. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây nguyên là do hoạt động của: Gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. Gió mùa tây nam xuất phát từ vịnh Ben-gan. c. Gió tín phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Bắc. D. Gió đông bắc xuất phát từ cao áp Xi-bê-ri. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau dây gây ra? A. Gió mùa tây nam. B. Gió phơn tây nam. c. Gió Mậu dịch Bắc bán cầu. D. Gió Mậu dịch Nam bán cầu.
Các bài học tiếp theo
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên niên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trồng một số dãy núi và đỉnh núi
- Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Bài 17: Lao động và việc làm
- Bài 18: Đô thị hóa
- Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng
Các bài học trước
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Tham Khảo Thêm
- Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 12(Đang xem)
- Sách Giáo Khoa - Địa Lí 12
Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 12
- Địa lí Việt Nam
- Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Địa lí tự nhiên
- Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
- Đặc điểm chung của tự nhiên
- Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
- Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa(Đang xem)
- Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Bài 12: Thiên niên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Bài 13: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trồng một số dãy núi và đỉnh núi
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
- Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Địa lí dân cư
- Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Bài 17: Lao động và việc làm
- Bài 18: Đô thị hóa
- Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng
- Địa lí kinh tế
- Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Địa lí các ngành kinh tế
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
- Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
- Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm sản
- Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Địa lý các vùng kinh tế
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
- Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam trung bộ
- Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam bộ
- Bài 41: Vấn đề phát triển hợp lí và cấu tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
- Địa lí địa phương
- Bài 44 và 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố
- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm