Giải Hóa 10 Bài 23: Hiđro Clorua Axit Clohiđric Và Muối Clorua

Giải Hóa 10 Bài 23: Hiđro clorua Axit clohiđric và muối cloruaGiải bài tập Hóa 10 Bài 23Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải Hóa học 10 Bài 23: Hiđro clorua Axit clohiđric và muối clorua

  • A. Tóm tắt hóa 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua
    • I. Hiđroclorua
    • II. Axit clohiđric
    • III. Muối clorua và nhận biết ion clorua
  • B. Giải Hóa 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua
    • Bài 1 trang 106 sgk Hóa 10
    • Bài 2 trang 106 sgk Hóa 10 
    • Bài 3 trang 106 sgk Hóa 10
    • Bài 4 trang 106 sgk Hóa 10
    • Bài 5 trang 106 sgk Hóa 10
    • Bài 6 trang 106 sgk Hóa 10
    • Bài 7 trang 106 sgk Hóa 10
  • C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 23 Hiđro clorua Axit clohiđric và muối clorua

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Hóa 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ rèn luyện cách giải bài tập Hóa học 10 một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

  • Giải bài tập trang 70, 71 SGK Hóa học lớp 10: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
  • Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 3: Liên kết hóa học
  • Giải bài tập trang 76 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập - Liên kết hóa học
  • Giải bài tập trang 86 SGK Hóa học lớp 10: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
  • Giải bài tập trang 88, 89, 90 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử

A. Tóm tắt hóa 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

I. Hiđroclorua

1. Cấu tạo phân tử: H – Cl: Là hợp chất cộng hóa trị phân cực

2. Tính chất vật lý: là chất khí không màu, mùi sốc, nặng hơn không khí, tan tốt trong nước

II. Axit clohiđric

1. Tính chất vật lý

Hiđro clorua tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric

Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi sốc, nồng độ đặc nhất ở 20oC đạt tới nồng độ 37%

Dung dịch HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành

những hạt dung dịch nhỏ như sương mù

2. Tính chất hóa học

Là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học chung của axit: làm cho quỳ tím chuyển sang đỏ;

a. Tác dụng với kim loại

Dung dịch HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy Bêkêtôp tạo muối (trong đó kim loại có hóa trị thấp) và giải phóng khí hiđro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­

b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

c. Tác dụng với một số muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua)

* Có tính khử do Clo có số oxi hóa thấp nhất là -1, khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh thì HCl bị oxi hóa thành Cl2

MnO2 + 4HCl \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O

KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

3. Điều chế Axit clohiđric

3.1 Trong phòng thí nghiệm

Cho tinh thể NaCl tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc và đun nóng (phương pháp sunfat):

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl  Nhiệt độ < 250oC)

Ở nhiệt độ cao hơn:

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + HCl Nhiệt độ > 400oC)

Khí HCl hòa tan vào nước ⟶ dung dịch axit HCl.

3.2. Trong công nghiệp

Tổng hợp từ H2 và Cl2:

H2 + Cl2 ⟶ 2HCl

Phương pháp sunfat (với to ≥ 400oC) cũng được áp dụng trong công nghiệp.

Thu HCl từ phản ứng clo hóa các hợp chất hữu cơ:

CH4 + Cl2 ⟶ CH3Cl + HCl

III. Muối clorua và nhận biết ion clorua

1. Muối clorua

Đa số các muối tan nhiều trong nước, trừ một số muối không tan như AgCl và ít tan như CuCl, PbCl2

2. Ứng dụng:

NaCl: dùng làm muối ăn, điều chế NaOH, Cl2, H2, nước Gia-ven, axit HCl...

KCl: dùng làm phân kali.

ZnCl2: có khả năng diệt khuẩn, làm chất chống mục gỗ.

AlCl3: chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.

BaCl2: trừ sâu bệnh trong nông nghiệp

2. Nhận biết ion Clorua

dùng dung dịch Bạc nitrat AgNO3 → xuất hiện kết tủa trắng AgCl không tan trong các dung dịch axit mạnh

NaCl + AgNO3 ⟶ AgCl↓+ NaNO3

HCl + AgNO3 ⟶ AgCl↓+ HNO3

B. Giải Hóa 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

Bài 1 trang 106 sgk Hóa 10

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 40,5g.

B. 45,5g.

C. 55,5g.

D. 65,5g.

Đáp án hướng dẫn bài tập

C đúng

nH2 = 1/2 =0,5 mol.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nMg = x; nFe = y.

nH2 = x + y = 0,5 mol.

mhh = 24x + 56x = 20g.

Giải hệ phương trình ta có x = y = 0,25 mol.

mMgCl2 = 0, 25 × 95 = 23,75g.

mFeCl2 = 0,25 × 127 = 31,75g

Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75= 55,5

Bài 2 trang 106 sgk Hóa 10 

Nêu những tính chất vật lí của khí hiđro clorua HCl.

Đáp án hướng dẫn bài tập

Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit, ở 0oC một thể tích nước hòa tan 500 thể tích hiđro clorua.

Bài 3 trang 106 sgk Hóa 10

Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.

Đáp án hướng dẫn bài tập

2KCl + H2SO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2SO4 + 2HCl

2KCl + 2H2O \overset{đpdd }{\rightarrow}\(\overset{đpdd }{\rightarrow}\) 2KOH + H2 + Cl2 (có màng ngăn)

H2 + Cl2 \overset{as }{\rightarrow}\(\overset{as }{\rightarrow}\) 2HCl

Bài 4 trang 106 sgk Hóa 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohiđric để làm thí dụ.

a) Đó là những phản ứng oxi hóa - khử.

b) Đó không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Những phương trình phản ứng hóa học chứng minh:

a) Axit clohiđric tham gia phản ứng oxi hóa - khử với vai trò là chất khử:

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl02 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

Pb+4O2 + 4H-1Cl → Pb+2Cl2 + Cl02 + 2H2O

b) Axit clohiđric tham gia phản ứng không oxi hóa – khử:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Bài 5 trang 106 sgk Hóa 10

Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Bản chất của phương pháp sunfat là dùng phản ứng trao đổi.

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl.

Bản chất của phương pháp tổng hợp là dùng phương pháp hóa hợp (phản ứng oxi hóa – khử).

H2 + Cl2 → 2HCl.

Bài 6 trang 106 sgk Hóa 10

Sục khí Cl2 đi qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Cl2 + H2O → HCl + HClO.

2HCl + Na2CO3 ⇆ 2NaCl + CO2 + H2O.

Bài 7 trang 106 sgk Hóa 10

Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohiđric trong các trường hợp sau:

a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.

b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

a) nAgNO3 = 200 x 8,5 / 100 x 170 = 0,1 mol.

Phương trình hóa học của phản ứng:

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

nHCl = 0,1 mol.

CM(HCl) = 0,1 / 0,15 = 0,67 mol/l.

b) nCO2 = 2,24 /22,4 = 0,1 mol.

Phương trình hóa học của phản ứng:

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.

nHCl = 0,1 mol.

C%HCl = 36,5 x 0,1 /50 x 100% = 7,3%.

C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 23 Hiđro clorua Axit clohiđric và muối clorua

Câu 1: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím

A. Hóa đỏ.

B. Hóa xanh.

C. Không đổi màu.

D. Mất màu.

Câu 2: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách

A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đăc, đun nóng.

C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.

D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.

Câu 4: Phát iểu nào sau đây sai?

A. NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.

B. HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

C. Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.

Câu 5: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là

A. Cu, Al, Fe

B. Cu, Ag, Fe

C. CuO, Al, Fe

D. Al, Fe, Ag

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập tự luận trong sách giáo khoa cũng như sách bài tập. Để nâng cao, củng cố kiến thức bài học cũng như vận dụng vào giải bài tập. VnDoc đã biên soạn tổng hợp bộ câu hỏi, có đáp án tại:

  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 23: Hiđro clorua Axit clohiđric và muối clorua. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Hóa 10 Trang 106