Giải Hóa 10 Bài 26: Luyện Tập Nhóm Halogen
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bộ tài liệu Giải bài tập Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Hóa học một cách đơn giản. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giải bài tập Hóa học 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen
- A. Giải Hóa 10 bài 26: Luyện tập nhóm halogen
- Bài 1 trang 118 sgk Hóa 9
- Bài 2 trang 118 sgk Hóa 9
- Bài 3 trang 118 sgk Hóa 9
- Bài 4 trang 118 sgk Hóa 9
- Bài 5 trang 119 sgk Hóa 9
- Bài 6 trang 119 sgk Hóa 9
- Bài 7 trang 119 sgk Hóa 9
- Bài 8 trang 119 sgk Hóa 9
- Bài 9 trang 118 sgk Hóa 9
- Bài 10 trang 119 sgk Hóa 9
- B. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen
A. Giải Hóa 10 bài 26: Luyện tập nhóm halogen
Bài 1 trang 118 sgk Hóa 9
Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần:
A. HCl, HBr, HI, HF.
B. HBr, HI, HF, HCl.
C. HI, HBr, HCl, HF.
D. HF, HCl, HBr, HI.
Hướng dẫn giải bài tập
Axit càng dễ đứt liên kết H-X thì tính axit càng mạnh ⇒ bán kính tăng thì liên kết giữa H và Halogen càng dài, càng dễ bị đứt ⇒ HI là axit mạnh nhất.
Giải chi tiết:
HI là axit mạnh nhất nên tính axit theo thứ tự giảm dần là: HI > HBr > HCl > HF.
Đáp án C
Bài 2 trang 118 sgk Hóa 9
Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng:
A. NaF.
B. NaCl.
C. NaBr.
D. NaI.
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án A. NaF không phản ứng.
AgNO3 không tác dụng với NaF, tác dụng với NaCl cho kết tủa trắng AgCl, tác dụng với NaBr cho kết tủa
AgBr vàng nhạt, tác dụng NaI cho kết tủa AgI vàng. (có thể dùng AgNO3 làm thuốc thử phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-.
Bài 3 trang 118 sgk Hóa 9
Brom đóng vai trò gì trong phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr.
A. Chất khử.
B. Chất oxi hóa.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn giải bài tập
B: chất oxi hóa.
Bài 4 trang 118 sgk Hóa 9
Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot:
A. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
C. Brom có tính oxi hóa mạnh, nhưng yếu hơn flo và clo, nó cũng oxi hóa được nước.
D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng cũng oxi hóa được nước.
Hướng dẫn giải bài tập
A đúng Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước.
Bài 5 trang 119 sgk Hóa 9
Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử.
b) Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này.
c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.
Hướng dẫn giải bài tập
a) Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5, cấu hình electron đầy đủ là: 1s22s22p63s23p33d104s24p5.
b) Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử là Br2.
c) Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này là tính oxi hóa.
Brom phản ứng với nhiều kim loại.
3Br2 + 4Al → 2Al2Br3
Brom tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn.
Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.
Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
Brom có thể occi hóa muối iotua thành iot
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
d) So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.
Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
Bài 6 trang 119 sgk Hóa 9
Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl.
a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?
b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?
Hãy trả lời bằng cách tính toán trên cơ sở của các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn giải bài tập
a) Giả sử lấy lượng mỗi chất là a gam
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O + 5Cl2 (2)
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 7H2O + 3Cl2 (3)
nMnO2 = a/87 mol.
nKMnO4 = a/158 mol.
nK2Cr2O7 = a/294 mol.
Ta có: a/63,2 > a/87 > a/98.
Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn.
b) Nếu lấy số mol các chất bằng n mol
Theo (1) nMnO2 = nCl2
Theo (2) nCl2 = 5/2 nKMnO4 =2,5n.
Theo (3) nCl2 = 3nK2Cr2O7 =3n.
Ta có: 3n > 2,5n > n.
Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều Cl2 hơn.
Bài 7 trang 119 sgk Hóa 9
Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.
Hướng dẫn giải bài tập
Phương trình hóa học của phản ứng;
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
nI2 = 12,7 / 254 = 0,05 mol.
nCl2 = 0,05 mol.
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
nHCl = 4 nCl2 = 0,2 mol.
Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3g.
Bài 8 trang 119 sgk Hóa 9
Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot
Hướng dẫn giải bài tập
Clo oxi hóa dễ dàng ion Br- trong dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Bài 9 trang 119 sgk Hóa 9
Để điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hidro florua lỏng đã loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?
Hướng dẫn giải bài tập
Khi điện phân hỗn hợp KF trong HF lỏng khan (đã được loại bỏ hết nước). Sở dĩ phải tránh sự có mặt của nước vì flo tác dụng với nước cho thoát ra O2.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Phản ứng thật ra rất phức tạp: đầu tiên có phản ứng hóa học:
F2 + H2O → 2HF + O
Một số nguyên tử oxi kết hợp với flo cho OF2. Như vậy ta điều chế không được flo nguyên chất.
Bài 10 trang 119 sgk Hóa 9
Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dụng dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.
Hướng dẫn giải bài tập
Phương trình hóa học của phản ứng:
NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Gọi nNaBr =x, nNaCl = y.
Có nAgNO3 = 50 x 1,0625 x 8 /100 x 170 = 0,025 mol.
=> x + y = 0,025
Biết nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch bằng nhau và khối lượng dung dịch là 50g, do đó khối lượng NaCl bằng khối lượng NaBr.
=> 103x = 58,5y.
Giải hệ phương trình ta có x ≈ 0,009 mol NaBr.
=> mNaBr = mNaCl = 103 x 0,009 = 0,927g.
C% = 0,927 / 50 x 100% = 1,86%
>> Mời các bạn tham khảo thêm giải Hóa 10 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 10 Bài 27: Bài thực hành số 2 Tính chất hóa học của khí Clo và hợp chất của Clo
B. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen
Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Câu 2: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Clo đóng vai trò
A. Chất khử.
B. Chất oxi hóa.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Cu, Al, Fe
B. Zn, Ag, Fe
C. Mg, Al, Zn
D. Al, Fe, Ag
Câu 4: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Al và Br2
B. HF và SiO2
C. Cl2 và O2
D. F2 và H2
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho I2 vào dung dịch NaBr.
B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
D. Tính khử của ion I¯ mạnh hơn tính khử của ion Br¯.
>> Ngoài các dạng câu hỏi bài tập tự luận sách giáo khoa và sách bài tập hóa 10 bài 26 ra. Để giúp bạn đọc nâng cao, củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài tập cũng như kiến thức bài học. VnDoc đã biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 10 bài 26 với 14 câu hỏi trắc nghiệm khách quan kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết tại:
- Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 26: Luyện tập nhóm halogen
---------------------------------------------
- Giải bài tập trang 86 SGK Hóa học lớp 10: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giải bài tập trang 88, 89, 90 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử
- Giải bài tập trang 108 SGK Hóa học lớp 10: Sơ lược
- Giải bài tập trang 113, 114 SGK Hóa học lớp 10: Flo - Brom - Iot
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Bài Tập Hóa 10 Trang 118 119
-
Giải Bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8,9 ,10,11,12,13 Trang ...
-
Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 Trang 118, 119 Sách Giáo Khoa Hóa Học 10
-
Giải Bài 1 Trang 118 SGK Hóa 10
-
Giải Bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Trang 118 119 Sgk Hóa Học 10
-
Bài 1 Trang 118 SGK Hóa Học 10
-
Bài 4 Trang 118 SGK Hóa Học 10
-
Bài 5 Trang 119 SGK Hóa 10 - TopLoigiai
-
Giải Hoá Học 10 Bài 26: Luyện Tập Nhóm Halogen Trang 118 - 119 SGK
-
Bài 26. Luyện Tập: Nhóm Halogen - - MarvelVietnam
-
Bài 1 Trang 118 SGK Hóa Học 10
-
Bài 1 Trang 118 Hóa Lớp 10, Dãy Nào Sau đây được Sắp
-
Bài 13 Trang 119 SGK Hóa Học 10
-
Bài 12 Trang 119 SGK Hóa Học 10 - SoanVan.NET