Giải Hóa 9 Bài 1: Tính Chất Hóa Học Của Oxit

Giải Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxitGiải bài tập hóa 9 bài 1Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit  với lời giải chi tiết, rõ ràng, hướng dẫn bạn đọc giải chi tiết từng nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa Hóa 9 bài 1 trang 9. Tài liệu được biên soạn chi tiết dễ hiểu giúp các em nâng cao kỹ năng giải Hóa 9, từ đó học tốt môn Hóa hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải bài tập hóa 9 bài 1

  • A. Tóm tắt kiến thức Hóa 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit
    • I. Phân loại oxit
    • II. Tính chất hoá học của oxit
  • B. Giải bài tập Hóa 9 bài 1 trang 6
    • Bài 1 trang 6 sgk Hóa 9
    • Bài 2 trang 6 sgk Hóa 9 
    • Bài 3 trang 6 sgk hóa 9
    • Bài 4* trang 6 sgk hóa 9
    • Bài 5 trang 6 sgk hóa 9
    • Bài 6* trang 6 sgk hóa 9
  • C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 1 Tính chất hóa học của oxit
  • D. Giải sách bài tập hóa 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit

A. Tóm tắt kiến thức Hóa 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit

I. Phân loại oxit

Dựa vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân oxit thành 4 loại:

Oxit bazơ:

Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…

Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…

Oxit axit: SO2, P2O5, CO2, N2O5,...

Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO,....

Oxit trung tính: CO, NO,...

II. Tính chất hoá học của oxit

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

a) Tác dụng với nước

Ví dụ: CaO (r) + H2O → Ca(OH)2 (dd)

BaO (r) + H2O → Ba(OH)2 (dd)

b) Tác dụng với oxit axit

Ví dụ: BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

c) Tác dụng với axit

Ví dụ: CuO (r) + 2HCl (dd) → CuCl2 (dd) + H2O (lỏng)

2. Tính chất hóa học của oxit axít

a) Tác dụng với nước

Ví dụ:

P2O5(r) + 3H2O (lỏng) → 2H3PO4 (dung dịch)

2N2O5 + 2H2O → 4HNO3

b) Tác dụng với bazơ

Ví dụ:

CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3(r) + H2O (lỏng)

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

c) Tác dụng với oxit bazơ

Ví dụ: BaO(r) + CO2 (k) → BaCO3(r)

B. Giải bài tập Hóa 9 bài 1 trang 6

Bài 1 trang 6 sgk Hóa 9

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với

a) Nước?

b) axit clohiđric?

c) natri hiđroxit?

Viết phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải

Oxit bazơ: CaO, Fe2O3.

Oxit axit:SO3

a) Tác dụng với nước

CaO + H2O → Ca(OH)2 

SO3 + H2O → H2SO4 

b) Tác dụng HCl

Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

CaO + HCl → CaCl2 + H2O

c) Tác dụng NaOH

SO3 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Bài 2 trang 6 sgk Hóa 9 

Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.

Đáp án hướng dẫn giải

Các cặp chất có thể tác dụng được với nhau là:

H2O + K2O → KOH

H2O + CO2 → H2CO3

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

K2O + CO2 → K2CO3

Bài 3 trang 6 sgk hóa 9

Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:

a) Axit sunfuric + ... → Kẽm sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + ... → Natri sunfat + Nước

c) Nước + ... → Axit sunfurơ

d) Nước + ... → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + ... → Canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Axit sunfuric + ZnO → Zn sunfat + Nước

b) Natri hiđroxit + SO3 → Natri sunfat + Nước

c) Nước + SO2 → Axit sunfurơ

d) Nước + CaO → Canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + CO2 → Canxi cacbonat

Bài 4* trang 6 sgk hóa 9

Cho những oxit sau:

CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với

a) Nước, tạo thành dung dịch axit

b) Nước, tạo thành dung dịch bazơ

c) Dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

d) Dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch axit: CO2, SO2.

CO2 + H2O → H2CO4

SO2 + H2O → H2SO3

b) Chất tác dụng với nước, tạo thành dung dịch bazơ: Na2O, CaO.

N2O + H2O → NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Chất tác dụng với dd axit, tạo thành muối và nước: Na2O, CaO, CuO.

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

d) Chất tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước: CO2, SO2.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 5 trang 6 sgk hóa 9

Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH, Ca(OH)2…). Khí CO2 bị giữ lại trong bình vì có phản ứng với kiềm:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

hoặc CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Chất khí đi ra khỏi lọ là oxi tinh khiết.

Bài 6* trang 6 sgk hóa 9

Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

CuO + H2S04 → CuSO4 + H2O

Nồng độ phần trăm các chất:

Số mol các chất đã dùng:

nCuO = 1,6/80 = 0,02 (mol)

nH2SO4 = 20/98 ≈ 0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H2SO4 dư.

Khối lượng CuSO4 sinh ra sau phản ứng:

nCuSO4= nCuO = 0,02 mol,

mCuS04 = 160 . 0,02 = 3,2 (g)

Khối lượng H2SO4 còn dư sau phản ứng:

Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng:

mH2SO4 = 98 . 0,02 = 1,96 (g)

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:

mH2SO4 dư = 20 – 1,96 = 18,04 (g)

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = 100 +1,6= 101,6 (g)

Nồng độ CuSO4 trong dung dịch:

C% CuSO4 = 3,2*100% / 101,6 ≈ 3,15%

Nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch:

C%H2SO4 = 18,04x 100% / 101,6 ≈ 17,76%

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Hóa 9 bài 2: Một số oxit quan trọng

C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 1 Tính chất hóa học của oxit

Làm trực tiếp tại:

Tải FILE trắc nghiệm kèm đáp án tại: Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 1

D. Giải sách bài tập hóa 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 1, để nâng cao củng cố cũng như vận dụng tốt kiến thức lý thuyết hóa 9 bài 1. Các bạn học sinh cần làm thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập hóa 9 bài 1. Để giúp bạn đọc nắm được các phương pháp giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải bài tập SBT hóa 9 bài 1 tại:

  • Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 1

........................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Giải Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học, làm bài tập tốt hơn cũng như nắm chắc các nội dung kiến thức bài học về oxit. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải bài tập Hóa học 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải môn Hóa 9 theo từng đơn vị bài học, giúp các em dễ dàng theo dõi phục vụ quá trình tự học của bản thân.

Ngoài tài liệu trên, các bạn còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Viết Phương Trình Hóa Học Lớp 9 Bài 1