Giải Hóa 9 Bài 16: Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại

Giải Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loạiGiải bài tập hóa 9 bài 16Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại tổng hợp đáp án cho các câu hỏi trong SGK Hóa 9, với lời giải chi tiết rõ ràng giúp các bạn học sinh nắm chắc được những kiến thức căn bản của bài học. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Giải bài tập Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

  • A. Lý thuyết Hóa 9 bài 16
    • 1. Tác dụng với phi kim
    • 2. Tác dụng với dung dịch axit
    • 3. Tác dụng với dung dịch muối
  • B. Giải Bài Tập Hóa 9 trang 51
    • Bài 1 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 2 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 3 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 4 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 5 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 6 Trang 51 SGK hóa 9
    • Bài 7 Trang 51 SGK hóa 9
  • C. Trắc nghiệm Hóa 9 bài 16 

A. Lý thuyết Hóa 9 bài 16

1. Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,...) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.

2Mg + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2MgO

3Fe + 2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Fe3O4

b) Tác dụng với phi kim khác (Cl., S,...): Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.

Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

Cu + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CuCl2

Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

Hg + S → HgS

2. Tác dụng với dung dịch axit

a. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

b. Tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng và HNO3 đặc nóng

2Ag + H2SO4 đặc → Ag2SO4 + SO2 ↑ + 2H2O

2Al + 6H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2OLưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

3. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ba,...) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

B. Giải Bài Tập Hóa 9 trang 51

Bài 1 Trang 51 SGK hóa 9

Kim loại có những tính chất hoá học nào? Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học minh hoạ với kim loại magie.

Hướng dẫn giải bài tập

  • Phản ứng của kim loại với phi kim:

2Cu + O2 → 2CuO

Mg + Cl2 → MgCl2

  • Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2 ↑

  • Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Bài 2 Trang 51 SGK hóa 9

Hãy viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau đây:

a) .......... + HCl → MgCl2 + H2;

b) ......... + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag;

c) ......... + ............ → ZnO;

d) ........ + Cl2 → CuCl2

e) ....... + S → K2S.

Hướng dẫn giải bài tập

Hãy viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ phản ứng sau đây:

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑;

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓;

c) 2Zn + O2 → 2ZnO;

d) Cu + Cl2 → CuCl2

e) 2K + S → K2S

Bài 3 Trang 51 SGK hóa 9

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau đây:

a) Kẽm + Axit sunturic loãng;

b) Kẽm + Dung dịch bạc nitrat;

c) Natri + Lưu huỳnh;

d) Canxi + Clo.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑

b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag↓

c) 2Na + S → Na2S

d) Ca + Cl2 → CaCl2

Bài 4 Trang 51 SGK hóa 9

Dựa vào tính chất hoá học của kim loại, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển đổi sau đây:

Câu 4 sách giáo khoa Hóa 9 trang 51

Hướng dãn giải bài tập

Có thể có các phương trình hóa học sau:

1) Mg + Cl2 → MgCl2

2) 2Mg + O2 → 2MgO

3) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑

4) Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu↓

5) Mg + S → MgS

Bài 5 Trang 51 SGK hóa 9

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Khói màu nâu đỏ tạo thành: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b) Dung dịch CuCl2 →FeCl2 + Cu↓

c) Dung dịch CuSO4 nhạt màu, kim loại màu đỏ bám ngoài viên kẽm:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

Bài 6 Trang 51 SGK hóa 9

Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

Hướng dẫn giải bài tập

Ta có: mCuSO4 = 20.0,1 = 2(g)

=> nCuSO4 = 0,0125 (mol)

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓            1 mol 1 mol           1 mol

0,0125 mol 0,0125 mol 0,0125 mol

=> mZn = n.M = 0,0125. 65 = 0,81 (g)

mZnSO4 = n.M = 0,0125. 161= 2,01 (g)

mdd sau pư = mddCuSO4 + mZn – mCu giải phóng

Nồng độ % dung dịch ZnSO4 là: C% = (2,01/20).100% = 10,05 (%)

Bài 7 Trang 51 SGK hóa 9

Ngâm một lá đồng trong 20ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).

Hướng dẫn giải bài tập

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Theo PTHH:

1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì khối lượng tăng 152g

x mol..................................1,52g

=> x = 0,02 mol AgNO3

Nồng độ dung dịch AgNO3: CMAgNO3 = n/V = 0,02/0,02 = 1 (M)

C. Trắc nghiệm Hóa 9 bài 16

Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?

A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4

B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2

C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3

D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4

Câu 2. Để làm sạch dung dịch muối Cu(NO3)2 có lẫn muối AgNO3, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Mg

B. Ag

C. Cu

D. Fe

Câu 3. Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng

A. Al, Fe và Cu

B. Al, Zn và Fe

C. Zn, Cu và Ag

D. Zn, Al và Cu

Câu 4. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

A. Na, Fe, K

B. Na, K, Li

C. Na, Li, Mg

D. Na, li, Fe

Câu 5. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng

A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH

B. H2O và dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH và H2O

D. Dung dịch CuCl2 và H2O

Để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 9 bài 16 kèm đáp án tại: Trắc nghiệm hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của axit

D. Giải sách bài tập hóa 9 bài 16

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 16 Tính chất hóa học của kim loại, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập SBT hóa 9 bài 16  tại: Giải SBT Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Giải bài tập trang 51 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của kim loại. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Hóa 9, hiểu rõ hơn về dãy hoạt động hóa học của kim loại từ đó vận dụng vào giải các các bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Giải bài tập trang 43 SGK Hóa lớp 9: Luyện tập chương 1 - Các hợp chất vô cơ
  • Giải bài tập trang 48 SGK Hóa lớp 9: Tính chất vật lý của kim loại

.............................................

Ngoài Giải Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Hóa 9 hơn.

Từ khóa » Bài Tập 2 Sgk Hóa 9 Trang 48