Giải Hóa 9 Bài 5: Luyện Tập Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Axit

Giải Hóa 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axitGiải bài tập Hóa 9 bài 5Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập hóa 9 bài 5

  • A. Tóm tắt kiến thức Hóa 9 bài 5 Luyện tập
    • 1. Tính chất hóa học của oxit
    • 2. Tính chất hóa học của axit
  • B. Giải bài tập Hóa 9 bài 5 SGK trang 21
    • Bài 1 Trang 21 SGK Hóa 9
    • Bài 2 Trang 21 SGK Hóa 9
    • Bài 3 Trang 21 SGK Hóa 9
    • Bài 4 Trang 21 SGK Hóa 9
    • Bài 5 Trang 21 SGK Hóa 9
  • C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
  • D. Giải bài tập sách bài tập Hóa 9 bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

Giải Hóa 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Hóa học 9 trang 21, giúp các bạn học sinh nắm chắc được những kiến thức căn bản của bài học để luyện tập về tính chất hóa học của oxit và axit.

Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài tập trên lớp, cũng như hoc tốt môn hóa học hơn. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới của mình.

A. Tóm tắt kiến thức Hóa 9 bài 5 Luyện tập

1. Tính chất hóa học của oxit

Hóa 9 bài 5

Phương trình phản ứng minh họa 

Oxit axit tác dụng với nước

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Oxit bazo tác dụng với nước

Na2O + H2O → 2NaOH

Oxit axit tác dụng với oxit bazo

CaO + CO2 → CaCO3 

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazo

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Oxit bazo tác dụng với dung dịch axit

Na2O + HCl → 2NaCl + H2O

2. Tính chất hóa học của axit

Hóa 9 bài 5

Axit HCl, H2SO4 loãng tác dụng với kim loại tạo ra muối và giải phóng khí H2 

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

Axit tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Axit tác dụng với dung dịch bazo tạo ra muối và nước

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Lưu ý: H2SO4 có những tính chất hóa học riêng

Tác dụng với kim loại không giải phóng khí hidro

2H2SO4 (đặc) + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2

Tính háo nước, hút ẩm:

C12H22O11 \overset{H_{2}  SO_{4} }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)12C + 11H2O

B. Giải bài tập Hóa 9 bài 5 SGK trang 21

Bài 1 Trang 21 SGK Hóa 9

Có những oxit sau: SO2, CuO, CaO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với

a) Nước

b) Axit clohiđric

c) Natri hiđroxit

Viết các phương trình hóa học.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Những oxit tác dụng với nước là: SO2, Na2O, CO2

SO2 + H2O → H2SO3

Na2O + H2O → 2NaOH

CO2 + H2O → H2CO3

b) Những oxit tác dụng với HCl là CuO, Na2O,CaO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO2 và CO2

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Bài 2 Trang 21 SGK Hóa 9

Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng

a) Phản ứng hóa hợp? Viết phương trình hóa học

b) Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Viết phương trình hóa học.

(1) H2O; (2) CuO; (3) Na2O; (4) CO2; (5) P2O5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cả 5 oxit đã cho đều có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp, vì các nguyên tố H, Cu, Na, P đều tác dụng được với oxi

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CuO

4Na + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na2O

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

b) Các oxit CuO, CO2 có thể được điều chế bằng phản ứng phân hủy

Thí dụ:

Cu(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CuO + H2O

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2

Bài 3 Trang 21 SGK Hóa 9

Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí SO2 và CO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất?

Viết các phương trình hóa học

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Để loại bỏ SO2 và CO2 ta dùng dung dịch bazơ. Dung dịch bazơ rẻ tiền nhất là dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết xảy ra phản ứng hóa học sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Khí CO không phản ứng, thoát ra, ta thu được khí CO

>> Tham khảo thêm đáp án: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp ...

Bài 4 Trang 21 SGK Hóa 9

Cần phải điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric?

a) Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.

Giải thích các câu trả lời.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi số mol của H2SO4 ở cả 2 phản ứng có lượng như nhau là a mol

a) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

a                                 a

b) 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2

a                        a/2

Nhìn vào tỉ lệ số mol ở 2 phương trình a) và b) ta nhận thấy khối lượng đồng sunfat sinh ra ở phương trình a) sẽ nhiều hơn. Chính vì vậy sử dụng phương pháp ở ý a sẽ tiết kiệm H2SO4.

Bài 5 Trang 21 SGK Hóa 9

Hãy thực hiện chuyển đổi hóa học sau bằng cách viết những phương trình hóa học. (Ghi điều kiện của phản ứng, nếu có) 

chuỗi phản ứng hóa học 9 bài 5

Hướng dẫn một số phản ứng hóa học

(1) S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2

(2) SO2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO3 

(3) SO2 + NaOH (dd) → Na2SO3 + H2O

(4) SO3 + H2O → H2SO4 

(5) 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

(6) SO2 + H2O → H2SO3

(7) H2SO3 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O

(8) Na2SO3 + H2SO4 loãng → Na2SO4 + SO2 + H2O

(9) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

(10) Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

>> Bài tiếp theo: Giải Hóa 9 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

C. Trắc nghiệm hóa 9 bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

Ngoài các dạng bài tập câu hỏi tự luận sách giáo khoa và sách bài tập, các bạn học sinh có thể ôn luyện củng cố thêm các dạng câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm kèm theo đáp án tại:

Câu 1: Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric:

A. Lượng H2 thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm.

B. Lượng H2 thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.

C. Lượng H2 thu được từ sắt và kẽm như nhau.

D. Lượng H2 thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2 thoát ra từ kẽm.

Câu 2: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

A. Phản ứng trung hoà

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng hoá hợp

D. Phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 3: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:

A. Quì tím, dung dịch NaCl

B. Quì tím, dung dịch NaNO3.

C. Quì tím, dung dịch Na2SO4

D. Quì tím, dung dịch BaCl2

  • Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 5 Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

D. Giải bài tập sách bài tập Hóa 9 bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa hóa 9 bài 5 Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit, để củng cố nâng cao nhiều dạng câu hỏi bài tập cũng như các kiến thức đã học, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh giải bài tập sách bài tập Hóa 9 bài 5 Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit tại:

  • Giải SBT Hóa 9 bài 5

---------------------------------------------------

Ngoài Giải Hóa 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Hóa 9 hơn.

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Hóa 9 Trang 21