Giải Hóa Học 9 Bài 24: Ôn Tập Học Kì 1 - Thư Viện

  • Trang chủ
  • Lớp 9
  • Hóa học

Giải Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1

Ánh Ngày: 12-05-2022 Lớp 9 1.9 K 1.9 K
  • 300 câu Trắc nghiệm hóa học 9 chương 2 có đáp án 2023: Kim loại

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài 24: Ôn tập học kì 1 lớp 9.

Giải bài tập Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1

Bài 1 trang 71 SGK Hóa 9: Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây :

Lời giải:

Bài 2 trang 72 SGK Hóa 9: Cho bốn chất sau: Al,AlCl3,Al(OH)3,Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.

Phương pháp giải:

Các dãy chuyển hóa có thể có:

Dãy biến hóa 1: Al→AlCl3→Al(OH)3→Al2O3

Dãy biến hóa 2: AlCl3→Al(OH)3→Al2O3→Al

Lời giải:

Các dãy chuyển hóa có thể có:

Dãy biến hóa 1: Al→AlCl3→Al(OH)3→Al2O3

Dãy biến hóa 2: AlCl3→Al(OH)3→Al2O3→Al

Bài 3 trang 72 SGK Hóa 9: Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại. Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của các kim loại để chọn hóa chất nhận biết chúng

Gợi ý: Dùng dung dịch NaOH để nhận biết ra Al

Dùng dung dịch HCl để nhận biết ra Fe

Lời giải:

Phân biệt Al, Ag, Fe: Cho dung dịch NaOH vào ba kim loại trên, kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al, hai kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag, kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe, kim loại nào không tác dụng là Ag.

2Al+2NaOH+2H2O→2NaAlO2+3H2↑

Fe+2HCl→FeCl2+H2↑

Bài 4 trang 72 SGK Hóa 9: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:

A. FeCl3,MgO,Cu,Ca(OH)2.

B. NaOH, CuO, Ag, Zn.

C. Mg(OH)2,HgO,K2SO3,NaCl .

D. Al,Al2O3,Fe(OH)3,BaCl2.

Phương pháp giải:

Ghi nhớ tính chất hóa học của axit H2SO4

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

+ Tác dụng với oxit bazo, bazo

+ Tác dụng với muối ( điều kiện tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)

+ Tác dụng với kim loại ( đứng trước H trong dãy điện hóa)

Lời giải:

A. Loại Cu và FeCl3 không tác dụng ( vì Cu đứng sau H trong dãy điện hóa)

B. Loại Ag không tác dụng ( vì Ag đứng sau H trong dãy điện hóa)

C. Loại NaCl không tác dụng ( vì sản phẩm không sinh ra chất kết tủa hoặc bay hơi)

D. Chọn

3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑

3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O↑

H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Đáp án D

Bài 5 trang 72 SGK Hóa 9: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

A. FeCl3,MgCl2,CuO,HNO3.

B. H2SO4,SO2,CO2,FeCl2.

C. Al(OH)3,HCl,CuSO4,KNO3.

D. Al,HgO,H3PO4,BaCl2.

Phương pháp giải:

Ghi nhớ tính chất hóa học của dd NaOH

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Tác dụng với oxit axit, tác dụng với axit

+ Tác dụng với dd muối ( điều kiện tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)

Đặc biệt: dd NaOH tác dụng với kim loại Al, Zn, Al(OH)3 và Zn(OH)2

Lời giải:

A. Loại CuO

B. Chọn

C. Loại KNO3 không tác dụng ( vì sản phẩm không tạo chất kết tủa hoặc bay hơi)

D. Loại HgO và BaCl2

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Hoặc NaOH + SO2 → NaHSO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Hoặc NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

Đáp án B

Bài 6 trang 72 SGK Hóa 9: Sau khi làm thí nghiệm có những khí độc hại sau: HCl,H2S,CO2,SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

A. Nước vôi trong.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaCl.

D. Nước.

Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học nếu có.

Phương pháp giải:

Để loại bỏ các khí, ta chọn chất nào tác dụng được với tất cả các chất khí đó tạo thành chất kết tủa.

Lời giải:

Giải thích: Chọn nước vôi trong là tốt nhất, vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các chất khí thải tạo thành chất kết tủa hay dung dịch.

Phương trình hóa học:

Ca(OH)2+2HCl→CaCl2+2H2O.

H2S+Ca(OH)2dư→CaS↓+2H2O.

CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O.

SO2+Ca(OH)2→CaSO3↓+H2O.

Đáp án A

Bài 7 trang 72 SGK Hóa 9: Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.

Phương pháp giải:

Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư

Lời giải:

Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Làm sạch tạp chất để thu được bạc tinh khiết bằng cách: Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.

Cu+2AgNO3→Cu(NO3)2+2Ag↓

Al+3AgNO3→Al(NO3)3+3Ag↓

Bài 8 trang 72 SGK Hóa 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình có đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: khí SO2, khí O2, khí CO2. Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

Phương pháp giải:

H2SO4 đặc dùng để làm khô các khí mà không có phản ứng với nó

CaO khan dùng để làm khô các khí mà không có phản ứng với nó

Lời giải:

Lập bảng để thấy chất nào có phản ứng với chất làm khô

Kết luận: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: SO2,CO2,O2 vì H2SO4 đặc không phản ứng với các khí này. Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm O2. CaO khan tác dụng với khí ẩm SO2,CO2 khi đó các khí này sẽ sinh ra các chất khác không còn là chất ban đầu nữa nên không thể làm khô chúng được.

Phương trình hóa học:

CaO+H2O→Ca(OH)2

CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O

SO2+Ca(OH)2→CaSO3↓+H2O

Hoặc CaO+SO2→CaSO3

CO2+CaO→CaCO3

Bài 9 trang 72 SGK Hóa 9: Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61g kết tủa. Hãy tìm công thức hóa học của muối sắt đã dùng.

Phương pháp giải:

Vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị nên gọi hóa trị của Fe là x

Viết PTHH

FeClx+xAgNO3→xAgCl↓+Fe(NO3)x

tính toán theo PTHH số mol của FeClx theo số mol của AgCl => suy ra được x

Lời giải:

Đặt công thức muối sắt clorua là: FeClx với khối lượng = 10.32,5100=3,25gam

Phương trình hóa học: FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl↓

Theo phương trình ta có tỉ lệ:

3,2556+35,5x=8,61143,5x=> x = 3

Vậy công thức của muối sắt là FeCl3

Bài 10 trang 72 SGK Hóa 9: Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Phương pháp giải:

a) PTHH: Fe+CuSO4→FeSO4+Cu↓

b) Từ PTHH xác định đươc chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư, mọi tính toán theo chất phản ứng hết

Công thức nồng độ mol CM = n : V

Lời giải:

Số mol CuSO4 =nCuSO4=100.1,2.10100.160=0,07mol

Số mol Fe = nFe=1,9656=0,035mol

a) Phương trình hóa học.

Fe+CuSO4→FeSO4+Cu↓

Ta có tỉ lệ: 0,071>0,0351→CuSO4 dư

Theo phương trình : nFe=nCuSO4pu=0,035mol.

b) Nồng độ mol của các chất trong dung dịch:

nCuSO4 dư = 0,07 – 0,035 = 0,035 mol

CM(CuSO4)=1000.0,035100=0,35mol/l

CM(FeSO4)=1000.0,035100=0,35mol/l.

Từ khóa :
Giải bài tập Hóa học 9 Ôn tập học kì 1
Đánh giá

0

0 đánh giá

Đánh giá
Bài viết cùng môn học
Hóa học Lớp 12 Giải SBT Hóa 12 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chương 1 Giải SBT Hóa 12 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chương 1 Thuy Quynh 638 Hóa học Lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 Trịnh Thị Thu Hiền 581 Hóa học Lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về phức chất có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về phức chất có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 Trịnh Thị Thu Hiền 592 Hóa học Lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 15 câu Trắc nghiệm Sơ lược về kim lại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án 2024 – Cánh diều Hóa học lớp 12 Trịnh Thị Thu Hiền 490

Tìm kiếm

Tìm kiếm tailieugiaovien.com.vn

Bài Viết Xem Nhiều

  • 1. Đề thi chuyên Hóa vào lớp 10 trường chuyên Khoa học tự nhiên năm 2022 6 K
  • 2. 30 câu Trắc nghiệm Luyện tập chương 2: Kim loại có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9 5.1 K
  • 3. 300 câu Trắc nghiệm hóa học 9 chương 4 có đáp án 2023: Hiđrocacbon. Nhiên liệu 4.3 K
  • 4. Giải Hóa học 9 Bài 27: Cacbon 3.6 K
  • 5. 300 câu Trắc nghiệm hóa học 9 chương 5 có đáp án 2023: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime 3.4 K
Đánh giá tài liệu
Gửi đánh giá
Báo cáo tài liệu vi phạm
Sai môn học, lớp học Tài liệu chứa link, quảng cáo tới các trang web khác Tài liệu chất lượng kém Tài liệu sai, thiếu logic, tài liệu chứa thông tin giả Nội dung spam nhiều lần Tài liệu có tính chất thô tục, cổ súy bạo lực Khác Báo cáo
Ẩn tài liệu vi phạm
Lý do ẩn Ẩn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

© 2021 Vietjack. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Hóa Bài 24 ôn Tập Học Kì 1 Lớp 9