Giải KHTN 8 Sách VNEN Bài 20: Cơ Năng

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Đọc thông tin

2. Tìm hểu một số hiện tượng trong thực tế

1. Vận động viên đang ở tư thế đứng thẳng trên mặt sàn và nâng tạ lên cao

2. Một người đẩy thanh lau nhà

3. Em bé ngồi học bài

4. Viên đạn đang bay

5. Một người đi xe đạp cho xe tự đi từ đỉnh dốc xuống chân dốc

6. Quả mít rơi từ trên xuống

7. Mũi tên được gắn vào cung , dây cung đang căng

8. Vật được gắn vào lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang , lò xo đang bị nén

9. Quả mít ở trên cây

10. Nước chảy từ trên cao xuống

11. Con chim bay trên trời

3. Trả lời câu hỏi

Trong các trường hợp trên :

  • Người hoặc vật nào có khả năng thực hiện công?
  • Người hoặc vật nào có năng lượng?
  • Người hoặc vật nào có động năng, thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi?

Trả lời:

+ Người hoặc vật có khả năng thực hiện công: 2,4,5,6,7,8,9,10,11.

+ Người hoặc vật có năng lượng: 2,4,5,6,7,8,9,10,11.

+ Người hoặc vật có động năng: 2,4,5,6,10,11.

+ Người hoặc vật có thế năng trọng trường: 4,5,6,9,10,11.

+ Người hoặc vật có thế năng đàn hồi: 7,8.

4.Trao đổi với bạn bè

- Về câu trả lời của các câu hỏi trên để đưa ra câu trả lời của nhóm.

- Đề xuất dự đoán của nhóm về :

+ Các yếu tố làm cho động năng của vật lớn hay nhỏ.

+ Các yếu tố làm cho thế năng trọng trường hoặc thế năng đàn hồi của vật lớn hay nhỏ.

- Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của nhóm mình.

Trả lời:

- Dự đoán:

+ Động năng của 1 vật phụ thuộc vào 2 yếu tố: khối lượng và vận tốc của nó.

+ Thế năng trọng trường phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí mốc và khối lượng của vật

+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật

- Đề xuất phương án:

+ Động năng của 1 vật phụ thuộc vào 2 yếu tố: khối lượng và vận tốc của nó: Chuẩn bị 1 hòn bi sắt và 1 hòn bi nhựa, một máng nghiêng, 1 miếng gỗ và thả tự do 2 hòn bi từ những vị trí khác nhau trên máng để xem độ dịch chuyển của miếng gỗ.

+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật: Chuẩn bị 1 hòn bi sắt và 1 hòn bi nhựa, một máng nghiêng, một cái lò xo và thả tự do 2 hòn bi từ những vị trí khác nhau trên máng và va vào lo xo để xem độ biến dạng của lò xo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I- ĐỘNG NĂNG

1.Thực hiện thí nghiệm

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 20: Cơ năng

- Dụng cụ thí nghiệm (Hình 20.1):

+ Quả cầu A bằng thép, quả cầu B bằng đồng, hai quả cầu cùng kích thước.

+ Một miếng gỗ.

+ Máng nghiêng ghép với máng ngang.

+ Thước đo độ dài.

- Thực hiện thí nghiệm:

+ Cho quả cầu A lăn từ vị trí (1) trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ. Đo quãng đường dịch chuyển của miếng gỗ ghi vào bảng 20.1.

+ Cho quả cầu A lăn từ vị trí (2) trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ. Đo quãng đường dịch chuyển của miếng gỗ ghi vào bảng 20.1.

+ Lặp lại các bước trên với quả cầu B.

Bảng 20.1

Quả cầu

Vị trí thả quả cầu trên máng nghiêng

Quãng đường dịch chuyển của miếng gỗ

A

Vị trí 1

s1 =

A

Vị trí 2

s2 =

B

Vị trí 1

s3 =

B

Vị trí 2

s4 =

Trả lời:

Quả cầu

Vị trí thả quả cầu trên máng nghiêng

Quãng đường dịch chuyển của miếng gỗ

A

Vị trí 1

s1 = 2 cm

A

Vị trí 2

s2 = 4 cm

B

Vị trí 1

s3 = 3 cm

B

Vị trí 2

s4= 6 cm

2.Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi

Từ kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi:

- Quả cầu A được thả từ vị trí nào thì vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ lớn hơn?

- Quả cầu B được thả từ vị trí nào thì vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ lớn hơn?

- So sánh công do quả cầu A thực hiện trong hai trường hợp : thả từ vị trí 1 và thả từ vị trí 2.

- So sánh công do quả cầu B thực hiện trong hai trường hợp : thả từ vị trí 1 và thả từ vị trí 2.

- So sánh công do quả cầu A thực hiện được với công do quả cầu B thực hiện được khi chúng thả tự do từ cùng một vị trí.

- Động năng của quả cầu A khi đập vào miếng gỗ trong trường hợp nào lớn hơn?

Động năng của quả cầu A khi đập vào miếng gỗ trong trường hợp nào lớn hơn?

- Hai quả cầu được thả từ cùng một vị trí. Khi đập vào miếng gỗ, động năng của quả cầu nào lớn hơn?

* Từ thí nghiệm cho thấy động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? So sánh với dự đoán của nhóm.

* So sánh phương án thí nghiệm vừa thực hiện với phương án thí nghiệm mà nhóm đã đề xuất, chỉ ra sự khác biệt giữa hai phương án.

Trả lời:

- Quả cầu A được thả từ vị trí (2) thì vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ lớn hơn.

- Quả cầu B được thả từ vị trí (2) thì vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ lớn hơn.

- Công do quả cầu A thực hiện khi thả từ vị trí 2 lớn hơn thả từ vị trí 1.

- Công do quả cầu B thực hiện khi thả từ vị trí 2 lớn hơn thả từ vị trí 1.

- Công do quả cầu A thực hiện được bé hơn công do quả cầu B thực hiện được khi chúng được thả từ cùng một vị trí.

- Động năng của quả cầu A khi đập vào miếng gỗ ở vị trí 2 lớn hơn.

Động năng của quả cầu B khi đập vào miếng gỗ ở vị trí 2 lớn hơn.

- Hai quả cầu được thả từ cùng một vị trí, khi đập vào miếng gỗ, động năng của quả cầu B lớn hơn.

* Động năng của một vật phụ thuộc vào hai yếu tố là vận tốc và khối lượng.

* Thí nghiệm vừa thực hiện có cùng bản chất với phương án đề xuất.

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới dây

Khi một vật chuyển động thì vật có .................... Vật có .................... càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng ....................

Trả lời:

Khi một vật chuyển động thì vật có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

II- THẾ NĂNG

1.Thực hiện thí nghiệm

- Dụng cụ thí nghiệm gồm:

  • Quả cân A có khối lượng 100g, quả cân A' có khối lượng 200g.
  • Miếng gỗ B.
  • Bàn có gắn ròng rọc ở mép bàn.
  • Dây, thước đo độ dài.

- Bố trí thí nghiệm như hình 20.2.

Giải KHTN 8 sách VNEN bài 20: Cơ năng

* Thực hiện thí nghiệm:

- Đặt quả cân A trên mặt sàn (Hình 20.2a), đánh dấu vị trí miếng gỗ B trên bàn.

- Đặt quả cân A lên độ cao $h_1$, so với mặt sàn (Hình 20.2b), đánh dấu vị trí miếng gỗ $B$ trên bàn. Thả tay để quả cân A rơi xuống. Đo quãng đường B đi được và ghi vào bảng 20.2.

- Đưa quả cân A lên các độ cao $h_2$, $h_3$, $h_4$ rồi thả, đo quãng đường B đi được và ghi vào bảng 20.2.

- Đưa quả cân A' lên các độ cao $h_2$, $h_3$, $h_4$ rồi thả, đo quãng đường B đi được và ghi vào bảng 20.2.

Bảng 20.2

Quả cân

Độ cao

Quãng đường miếng gỗ đi được

A

h1 =

s1 =

h2 =

s2 =

h3 =

s3 =

h4 =

s4 =

A'

h1 =

s1 =

h2 =

s2 =

h3 =

s3 =

h4 =

s4 =

* Từ kết quả thí nghiệm 1, trả lời các câu hỏi :

- Quả cân $A$ và $A^{′}$ có thực hiện công không, vì sao?

- So sánh công do quả cân $A$ thực hiện được sau mỗi lần thả.

- So sánh công do quả cân $A^{′}$ thực hiện được sau mỗi lần thả.

- So sánh công do quả cân A thực hiện được với công do quả cân $A^{′}$ thực hiện được sau khi thả ở cùng một độ cao.

- Cơ năng của hai quả cân thuộc dạng nào?

Trả lời:

Tham khảo bảng sau:

Quả cân

Độ cao

Quãng đường miếng gỗ đi được

A

h1 = 10 cm

s1 = 5 cm

h2 = 15 cm

s2 = 10 cm

h3 = 20 cm

s3 = 15 cm

h4 = 25 cm

s4 = 20 cm

A'

h1 = 10 cm

s1 = 7 cm

h2 = 15 cm

s2 = 12 cm

h3 = 20 cm

s3 = 17 cm

h4 = 25 cm

s4 = 22 cm

- Quả cân A và A' có thực hiện công. Vì khi đưa quả cân lên cao rồi thả tay ra, 2 quả cân sẽ chuyển động xuống dưới làm sợi dây căng ra, lực căng dây làm miếng gỗ B chuyển động. Như vậy 2 quả cân đã thực hiện công.

- Sau mỗi lần thả với độ cao h tăng dần, công của quả cân A thực hiện được sau mỗi lần thả cũng tăng dần.

- Sau mỗi lần thả với độ cao h tăng dần, công do quả cân A' thực hiện được sau mỗi lần thả cũng tăng dần.

- Công do quả cân A thực hiện được bé hơn công do quả cân A' thực hiện được sau khi thả ở cùng một độ cao.

- Cơ năng của hai quả cân thuộc loại thế năng hấp dẫn (hay thế năng trọng trường).

b) Thí nghiệm 2

- Dụng cụ thí nghiệm gồm: lò xo, vài ba đoạn dây, miếng xốp.

- Bố trí thí nghiệm như hình 20.3.

- Thực hiện thí nghiệm

  • Đốt dây, quan sát miếng xốp và lò xo, rút ra nhận xét.
  • Buộc đoạn dây khác vào lò xo sao cho lò xo bị nén nhiều hơn, sau đó lại đốt dây, quan sát miếng xốp và lò xo, rút ra nhận xét.

* Từ kết quả thí nghiệm 2, trả lời các câu hỏi:

- Lò xo thực hiện công không, vì sao?

- Khi nào lò xo thực hiện được công lớn hơn?

- Cơ năng của lò xo thuộc dạng nào?

Trả lời:

- Lò xo có thực hiện công vì khi đốt cháy sợi dây và quan sát thấy lò xo bung ra và miếng xốp ở trên lò xo bị hất lên cao, như vậy lò xo đã thực hiện công.

- Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì nó thực hiện công lớn hơn.

- Cơ năng của lò xo thuộc loại thế năng đàn hồi.

2. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

- Từ thí nghiệm, hãy cho biết:

  • Thế năng trọng trường của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc thế nào? So sánh với dự đoán của nhóm.
  • Thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? So sánh với dự đoán của nhóm.

- So sánh phương án thí nghiệm vừa thực hiện với phương án thí nghiệm mà nhóm đã đề xuất, chỉ ra những sự khác biệt giữa hai phương án.

Trả lời:

- Tham khảo lời giải sau:

  • Thế năng trọng trường của vật phụ thuộc 2 yếu tố là độ cao của vật so với vị trí mốc và khối lượng. Độ cao so với vị trí mốc và khối lượng càng lớn thì thế năng trọng trường càng cao và ngược lại.
  • Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Độ biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi càng lớn và ngược lại.

- Phương án thí nghiệm vừa thực hiện với phương án thí nghiệm mà nhóm đã đề xuất có bản chất như nhau.

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, được gọi là .................... Vật có khối lượng .................... và ở .................... thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là .................... Vật bị biến dạng .................... thì thế năng đàn hồi càng lớn.

Trả lời:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, được gọi là thế năng trọng trường (hoặc thế năng hấp dẫn). Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Vật bị biến dạng càng lớn (càng nhiều) thì thế năng đàn hồi càng lớn.

III- CƠ NĂNG

1.Đọc thông tin

- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. Trong quá trình vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực hoặc của lực đàn hồi, khi :

  • Động năng của vật bằng không thì vật có cơ năng bằng thế năng.
  • Thế năng của vật bằng không thì vật có cơ năng bằng động năng.

- Cơ năng có đơn vị là Jun (J).

2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Cơ năng bằng tổng ................... và ................... của vật. Đơn vị của cơ năng là ................... và được kí hiệu là ...................

Trả lời:

Cơ năng bằng tổng thế năngđộng năng của vật. Đơn vị của cơ năng là Jun và được kí hiệu là J.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

* Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau

a) Động năng

Bài 1. Vật nào dưới đây co động năng ?

A. Vật được gắn lò xo đang bị nén.

B. Vật được treo vào một sợi dây.

C. Quyển sách để trên bàn

D. Quả bóng đang bay về phía cầu môn.

Trả lời:

=> Chọn đáp án D. quả bóng đang bay về phía cầu môn.

Bài 2. khi ôtô chuyển bánh thì động năng của nó tăng hay giảm ? Vì sao ?

Trả lời:

Khi ô tô chuyển bánh thì động năng của nó tăng dần lên theo vận tốc của nó, vì khi vận tốc của nó tăng thì nó có thể thực hiện được một công lớn.

Bài 3. An có khối lượng 40 kg, Bình có khối lượng 45 kg. Trong giờ thi chạy hai bạn luôn chạy ngang nhau hỏi bạn nào có động năng lớn hơn? Tại sao?

Trả lời:

- Hai bạn luôn chạy ngang nhau tức là vận tốc chạy của hai bạn ngang nhau.

- Mà Bình có khối lượng 45kg lớn hơn An 40kg, động năng tỉ lệ thuận với vận tốc và khối lượng nên Bình có động năng lớn hơn An.

Bài 4. Trên đường đi học về Hùng đố Dũng " Khi tớ và cậu ngồi học trong lớp, chúng mình có động năng không? ". Dũng nói " Động năng của chúng mình bằng không vì chúng mình ngồi yên trên ghế, có chuyển động đâu ". Hỏi bạn Dũng nói sai hay đúng? Tại sao?

Trả lời:

- Dũng nói thế chưa đúng vì tuỳ vào mốc được chọn.

- Nếu chọn ghế làm mốc thì hai bạn không chuyển động so với ghế nên động năng sẽ bằng không.

- Nhưng nếu chọn chiếc ô tô đang chạy ngoài đường thì hai bạn đang chuyển động so với ô tô nên hai bạn sẽ có động năng.

b) Thế năng

Bài 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

- Nước ở trên cao có ................. vì khi rơi xuống nó có thể thực hiện ....................

- Một lò xo bị nén có .................. vì khi được buông ra lò xo có thể thực hiện .......................

- Một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng gỗ có cùng đường kính cùng được đặt trên mặt bàn quả cầu bằng sắt có ........................ lớn hơn ................ quả cầu bằng gỗ vì khối lượng của nó ........................

Trả lời:

- Nước ở trên cao có cơ năng vì khi rơi xuống nó có thể thực hiện công cơ học.

- Một lò xo bị nén có cơ năng vì khi được buông ra lò xo có thể thực hiện công cơ học.

- Một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng gỗ có cùng đường kính cùng được đặt trên mặt bàn quả cầu bằng sắt có cơ năng lớn hơn cơ năng quả cầu bằng gỗ vì khối lượng của nó lớn hơn.

Bài 2. Khi em đi cầu thang từ tầng 1 lên tầng 5 trong một ngôi nhà thì thế năng trọng trường của em so với mặt đất có thay đổi không ? Tại sao ?

Trả lời:

Thay đổi vì thế năng có công thức Wt= mgh (h là độ cao so với mốc ), trong bài này thì mốc thế năng là mặt đất, mg không thay đổi => khi đi lên từ tầng 1 đến tầng 5 thì độ cao h thay đổi (tăng lên ) => thế năng tăng (thay đổi).

Bài 3. Một viên gạch đặt ở tầng 10 có trọng trường hấp dẫn lớn hơn hay nhỏ hơn thế năng trọng trường của nó đặt ở tầng 2 ? Vì sao ?

Trả lời:

Vì thế năng trọng trường (hay còn gọi là thế năng hấp dẫn) phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật, vật có độ cao và khối lượng càng lớn thì thế năng trọng trường càng lớn. Mà tầng 10 cao hơn tầng 2 và ở hai tầng đều đặt viên gạch như nhau ⇒ Thế năng trọng trường của viên gạch đặt ở tầng 10 lớn hơn tầng 2.

Bài 4.

Bạn Thịnh nói "Thế năng trọng trường của một vật ở một vị trí nhất định luôn không thay đổi".

Bạn Vượng nói "thế năng trọng trường của một vật ở vị trí nhất định luôn có thể thay đổi giờ ta chọn vật nào làm mốc để tính độ cao"

- Theo em bạn nào nói chính xác hơn?

Trả lời:

Bạn vượng nói chính xác hơn vì 1 vật ở 1 vị trí nhất định có thể thay đổi khoảng cách của vật tới mốc tùy thuộc vào mốc ta chọn. Do đó thế năng trọng trường của vật cũng thay đổi tùy theo khoảng cách từ vật tới các mốc khác nhau.

Bài 5. Một đèn chùm treo ở trần nhà cách mặt sàn 4,5 mét. Thế năng trọng trường của đèn chùm so với mặt sàn lớn hơn hay nhỏ hơn thế năng trọng trường của nó so với mặt bàn? Biết rằng bàn cao 1 m.

Trả lời:

Khoảng cách từ chùm đèn treo đến mặt bàn là:

$s^{′}$ = $s – s_0$ = 4, 5 − 1 = 3, 5 (m)

Vì thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật, mà vì cùng một vật (chùm đèn) nên khối lượng là như nhau, mặt khác độ cao của đèn sao với mặt sàn thì lớn hơn độ cao của đèn so với mặt bàn nên thế năng trọng trường của đèn đối với mặt sàn lớn hơn.

c) Cơ năng

Bài 1. Một vật có cơ năng khi

A. khối lượng của vật rất lớn. B. vật có khả năng thực hiện công.

C. vật có kích thước lớn. D. vật ở thể rắn.

Trả lời:

Chọn đáp án B. vật có khả năng thực hiện công.

Bài 2. Hai máy bay có khối lượng như nhau một chiếc bay ở độ cao 2 km với vận tốc 200 km tren giờ giết thứ hai bay ở độ cao 3000 m với vận tốc 100 m/s. Hỏi máy bay nào có cơ năng lớn hơn ?

Trả lời:

Đổi 100 m/s=360 km/h ; 3000 m=3 km.

Ta có: độ cao của máy bay 1 là 2 km, độ cao của máy bay 2 là 3 km.

=>Thế năng hấp dẫn của máy bay 2 > thế năng hấp dẫn của máy bay 1.

Ta lại có: vận tốc của máy bay 1 là 200 km/h, vận tốc của máy bay 2 là 360 km/h; 2 máy bay có khối lượng như nhau

=> Động năng của máy bay 2 > động năng của máy bay 1.

- Do đó tổng động năng và thế năng hấp dẫn của máy bay 2 > tổng động năng và thế năng hấp dẫn cuả máy bay 1.

- Mà cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của vật, nhưng trong trường hợp này không có thế năng đàn hồi nên máy bay 2 có cơ năng lớn hơn.

Bài 3. Hai vật có khối lượng như nhau được thả rơi từ cùng một độ cao. Hỏi thế năng, động năng của chúng ở cùng một độ cao so với mặt đất có bằng nhau không?

Trả lời:

Vì thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng của vật, động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Do đó hai vật có khối lượng như nhau được thả rơi từ cùng một độ cao sẽ có thế năng và động năng bằng nhau.

Bài 4. Hai ô tô có cùng khối lượng đi từ Hà Nội về Ninh Bình, ôtô $A$ chạy với vận tốc 300 km/h, ô tô B chạy với vận tốc 15 m/s. Ô tô nào có cơ năng lớn hơn?

Trả lời:

Đổi 15 m/s = 54 km/h.

Ta thấy 2 ô tô có cùng khối lượng, mà ô tô B chạy với vận tốc 54 km/h lớn hơn ô tô A là 36 km/h nên ô tô B có động năng lớn hơn ô tô A.

Mà cơ năng của 2 ô tô bằng với động năng của chúng nên ô tô B có cơ năng lớn hơn.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Trả lời các câu hỏi

- Ở thời cổ, trong các trận chiến, khi muốn phá cổng thành, người ta lao những khúc gỗ lớn vào cánh cổng. Tại sao?

- Khi ngồi trên ô tô đang đi, động năng của em thay đổi như thế nào?

- Tối thứ Bảy, cả nhà đang ngồi xem ti vi ở phòng khách thuộc tầng hai trong ngôi nhà. Mỗi thành viên trong gia đình có thế năng trọng trường không ? Nếu có thì thế năng trọng của ai lớn nhất?

- Tại sao khi xây dựng nhà máy thuỷ điện, người ta thường chọn địa điểm thượng nguồn của một dòng sông và phải đắp đập, xây hồ chứa nước?

- Tìm hiểu sự thay đổi cơ năng của các thiết bị gia đình em đang sử dụng hoặc đồ chơi của em bé.

Trả lời:

- Ở thời cổ, trong các trận chiến, khi muốn phá cổng thành, người ta lao những khúc gỗ lớn vào cánh cổng, vì khi đó sẽ tạo ra động năng, mà động năng lại phụ thuộc vào khối lượng, những khúc gỗ lớn sẽ có khối lượng lớn, do đó động năng sinh ra cũng lớn và có thể đẩy cánh cổng ra.

- Khi ngồi trên xe ô tô thì em sẽ có động năng so với mặt đường, cây cối xung quanh, còn đối với xe (hoặc các vật trong xe) thì động năng của em bằng 0.

- Mỗi thành viên trong gia đình đều có thế năng trọng trường. Vì mọi người đều ở tầng hai nên người có khối lượng lớn nhất sẽ là người có thế năng trọng trường lớn nhất trong gia đình đó.

- Người ta thường chọn địa điểm của thượng nguồn dòng sông và phải đắp đập,xây hồ nước vì ở đó nước chảy xiết và mang thế năng trọng trường lớn,lúc chảy xuống có thể quay tua bin tạo ra điện thế.

- Sự thay đổi cơ năng của một vài thiết bị trong gia đình:

+ Bình nóng lạnh biến đổi điện năng thành nhiệt năng làm nóng nước.

+ Quạt biến đổi điện năng thành cơ năng tạo ra gió.

+ Quả lắc trong đồng hồ biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại

2. Làm thí nghiệm

- Dụng cụ chuẩn bị: 4 chiếc bút bi khác loại (hoặc 4 lò xo khác nhau).

- Thực hiện thí nghiệm: Lần lượt ấn nắp bút bi xuống cho lò xo bị nén rồi đột ngột thả ra. Mô tả hiện tượng quan sát được.

- Giải thích tại sao các bút bi không bị bắn lên cùng một độ cao?

Trả lời:

- Hiện tượng quan sát được: khi thả tay ra, các chiếc bút bi bị bắn lên cao.

- Khi lò xo bị nén đột ngột, lò xo có thế năng đàn hồi tuỳ thuộc vào độ nén của lò xo. Khi thả tay ra, thế năng đàn hồi của lò xo sinh công tác dụng lên bút bi đẩy bút bi lên cao. Vì độ nén của các lò xo khác nhau, lên công tác dụng lên bút bi khác nhau và do các yếu tố môi trường nên các bút bi không bắn lên cùng một độ cao.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Tìm hiểu cách dự trữ thế năng ở một số loại đồng hồ cổ (Hình 20.4 trang 133 sách Khoa học tự nhiên 8 Vnen).

Trả lời:

Ta dự trữ thế năng ở một số loại đồng hồ cổ bằng cách nên dây cót và lò xo trong đồng hồ bị nén lại dự trữ thế năng đàn hồi.

Từ khóa » Soạn Lý 8 Vnen Bài 20