Giải KHTN Lớp 6 Bài 2: An Toàn Trong Phòng Thực Hành

Download.vn Hướng dẫn sử dụng, mẹo vặt, thủ thuật phần mềm tài liệu và học tập Thông báo Mới
  • Tất cả
    • 🖼️ Học tập
    • 🖼️ Tài liệu
    • 🖼️ Hướng dẫn
    • 🖼️ Giáo án
    • 🖼️ Bài giảng điện tử
    • 🖼️ Đề thi
    • 🖼️ Tài liệu Giáo viên
Download.vn Học tập Lớp 6 Khoa học tự nhiên 6 KNTTKHTN Lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trang 11Tải về Bình luận
  • 29
Mua gói Pro để tải file trên Download.vn và trải nghiệm website không quảng cáo Tìm hiểu thêm Mua ngay Bài trướcMục lụcBài sau

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12.

Qua đó, các em còn nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành, các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 2 Chương I: Mở đầu về Khoa học tự nhiên cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

  • Phần mở đầu
  • I. An toàn trong phòng thực hành
  • II. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Hoạt động
  • Em có thể?
  • Lý thuyết An toàn trong phòng thực hành

Phần mở đầu

Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?

Trả lời:

  • Dùng tay không cầm ống nghiệm.
  • Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.
  • Nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.

I. An toàn trong phòng thực hành

Em hãy cho biết mỗi biển báo trong Hình 2.2 có ý nghĩa gì? Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung?

Hình 2.2

Trả lời

Biển báo ở hình a có nghĩa: không phải vòi uống nước.

Biển báo ở hình b) có nghĩa: cấm dùng lửa.

Biển báo ở hình c) có nghĩa: cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất.

Cả 3 biển báo này đều có đặc điểm chung là cấm thực hiện những hành động mất an toàn trong phòng thí nghiệm.

II. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Câu 1

Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?

Trả lời

Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu 2

a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?

b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

Hình 2.4

Trả lời

a) Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.

b) Hình a: cảnh báo điện cao thế

Hình b: cảnh báo về chất ăn mòn

Hình c: cảnh báo về chất độc

Hình d: cảnh báo về chất độc sinh học

Hoạt động

Vẽ hai cột, cột (1) là "An toàn" và cột (2) là "Không an toàn" trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, ...) vào đúng cột.

a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ...).

b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.

d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.

e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.

g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.

h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.

Trả lời:

An toànKhông an toàn
a, d, e, g, hb, c

Em có thể?

Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Thực hiện được các quy định an toàn trong phòng thực hành.

Lời giải:

Phân biệt một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:

Kí hiệu cảnh báo

Lý thuyết An toàn trong phòng thực hành

I. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành là:

Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

II. Một số quy định an toàn trong phòng thực hành

Một số quy định an toàn trong phòng thực hành

Một số quy định an toàn trong phòng thực hành

Trắc nghiệm Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Lời giải

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc:

- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Không ngửi hoặc nếm hóa chất

- Không mang đồ ăn vào phòng thực hành

- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Đáp án: D

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Lời giải

- Hoạt động “Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm” là không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

=> sẽ làm phòng thực hành bừa bộn, người khác không tìm được hóa chất để làm,…

Đáp án: C

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi

Download

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

KHTN Lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành 298,5 KB 03/09/2024 Download

Các phiên bản khác và liên quan:

  • KHTN Lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành 583,5 KB 07/09/2021 Download
Tìm thêm: Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Kết nối tri thức với cuộc sống Lớp 6Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất👨Xóa Đăng nhập để Gửi

Tài liệu tham khảo khác

  • KHTN Lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài

  • KHTN Lớp 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp

  • KHTN Lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

  • KHTN Lớp 6 Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống

  • KHTN Lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Chủ đề liên quan

  • 🖼️ Toán 6 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Toán 6 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Toán 6 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Soạn văn 6 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn Văn 6 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Tiếng Anh 6 Friends Plus
  • 🖼️ Tiếng Anh 6 Explore English
  • 🖼️ Tiếng Anh 6 Global Success
  • 🖼️ Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Có thể bạn quan tâm

  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Kể lại đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

    50.000+
  • 🖼️

    Phân tích truyện Chữ người tử tù (3 Dàn ý + 17 Mẫu)

    1M+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân

    1M+ 7
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

    50.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Biển học là mênh mông sách vở chỉ là vùng biển gần bờ

    10.000+
  • 🖼️

    Thuyết minh về bến Ninh Kiều (Dàn ý + 11 mẫu)

    50.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Một bữa no

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình (6 Mẫu)

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về tác phẩm Một bữa no của Nam Cao

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (7 mẫu)

    100.000+ 2
Xem thêm

Mới nhất trong tuần

  • Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 3: Sử dụng kính lúp

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 55: Ngân Hà

    🖼️
  • KHTN Lớp 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

    🖼️
KHTN 6: Kết nối tri thức với Cuộc sống
  • Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên

    • Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
    • Bài 2: An toàn trong phòng thực hành
    • Bài 3: Sử dụng kính lúp
    • Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
    • Bài 5: Đo chiều dài
    • Bài 6: Đo khối lượng
    • Bài 7: Đo thời gian
    • Bài 8: Đo nhiệt độ
  • Chương 2: Chất quanh ta

    • Bài 9: Sự đa dạng của chất
    • Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
    • Bài 11: Oxygen. Không khí
  • Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

    • Bài 12: Một số vật liệu
    • Bài 13: Một số nguyên liệu
    • Bài 14: Một số nhiên liệu
    • Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
  • Chương 4: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

    • Bài 16: Hỗn hợp các chất
    • Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
  • Chương 5: Tế bào

    • Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
    • Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
    • Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
    • Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
  • Chương 6: Từ tế bào đến cơ thể

    • Bài 22: Cơ thể sinh vật sống
    • Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
    • Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
  • Chương 7: Đa dạng thế giới sống

    • Bài 25: Hệ thống phân loại thực vật
    • Bài 26: Khoá lưỡng phân
    • Bài 27: Vi khuẩn
    • Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
    • Bài 29: Virus
    • Bài 30: Nguyên sinh vật
    • Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật
    • Bài 32: Nấm
    • Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
    • Bài 34: Thực vật
    • Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
    • Bài 36: Động vật
    • Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
    • Bài 38: Đa dạng sinh học
    • Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
  • Chương 8: Lực trong đời sống

    • Bài 40: Lực là gì?
    • Bài 41: Biểu diễn lực
    • Bài 42: Biến dạng của lò xo
    • Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn
    • Bài 44: Lực ma sát
    • Bài 45: Lực cản của nước
  • Chương 9: Năng lượng

    • Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
    • Bài 47: Một số dạng năng lượng
    • Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
    • Bài 49: Năng lượng hao phí
    • Bài 50: Năng lượng tái tạo
    • Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
  • Chương 10: Trái đất và Bầu trời

    • Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
    • Bài 53: Mặt trăng
    • Bài 54: Hệ Mặt Trời
    • Bài 55: Ngân Hà
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua Download Pro 79.000đ

Tài khoản

Gói thành viên

Giới thiệu

Điều khoản

Bảo mật

Liên hệ

Facebook

Twitter

DMCA

Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2024 download.vn.

Từ khóa » Các Biển Báo Cấm Trong Phòng Thực Hành