Giải Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân Dân VN Kháng Chiến Chống Pháp Xâm ...

Nội dung bài viết

  1. Soạn bài 19 lịch sử 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
    1. Câu 1: Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
    2. Câu 2: Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
    3. Câu 3: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
    4. Câu 4: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất?
    5. Câu 5: Quan sát lược đồ (hình 52), xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này?
    6. Câu 6: Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn?
  2. File tải miễn phí soạn sử bài 19 lớp 11:

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 19 Lịch sử 11. Tổng hợp lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Sử lớp 11. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
  • Đáp án giải bài tập SGK bài 22 Lịch sử 11

Soạn bài 19 lịch sử 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Câu 1: Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?

Trả lời:

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

* Kinh tế:

• Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

• Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách "Bế quan tỏa cảng".

• Quân sự: lạc hậu.

• Đối ngoại: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

• Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

Câu 2: Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

Trả lời:

Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường buôn bán và truyền đạo.

Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Véc-xai 1789.

Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á.

Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

Câu 3: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Trả lời:

- Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định:

+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

+ Pháp nhận định "Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

Câu 4: Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất?

Trả lời:

Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản.

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định - Định Tường - Biên Hòa. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

+ Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.

+ Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.

+ Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo

Câu 5: Quan sát lược đồ (hình 52), xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định và tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc khởi nghĩa này?

Lời giải:

* Địa bàn hoạt động của nghĩa quân:

Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa

-Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động.

-Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công.

-Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

-Tháng 9 năm 1863, tướng Pháp mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

=> Khởi nghĩa kết thúc.

Câu 6: Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn?

Lời giải:

Nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.

•Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.

•Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa, liên tiếp nhượng bộ quyền lợi và kí các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp.

File tải miễn phí soạn sử bài 19 lớp 11:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập sách giáo khoa lịch sử bài 19 lớp 11 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 11 Bài 19