Giải Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang | Giải Môn Lịch Sử Lớp 6

Nội dung bài gồm:

  • I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
  • II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
  • Câu 1: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
  • Câu 2: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí hình 31, 32 nói lên điều gì?
  • Câu 3: Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?
  • III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
  • Câu 1: Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì?
  • Câu 2: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?

                                    

I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC

1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Hình thành những bộ lạc mới
  • Sản xuất phát triển
  • Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh
  • Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
  • Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc

=> Đòi hỏi phải có người chỉ huy uy tín và tài năng, phải có một tổ chức quản lí xã hội => Nhà nước Văn Lang ra đời

2. Nước Văn Lang được thành lập như thế nào?

  • Thế kỉ VII TCN thủ lĩnh của bộ Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành một nước Văn Lang.
  • Người thủ lĩnh lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang.

3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

  • Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.
  • Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng
  • Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính
  • Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh – Thủy tinh là câu chuyện nói về sự đánh nhau giữa hai vị thần. Thông qua câu chuyện, ta có thể liên tưởng đến hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Qua hành động đó ta thấy được sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt trong việc chống lại thiên nhiên.

Câu 2: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí hình 31, 32 nói lên điều gì?

Trả lời:

Quan sát hình ta thấy:

  • Ở hình 31 là hình của những chiếc mũi giáo đồng Đông Sơn
  • Ở hình 32 là hình của những chiếc dao găm đồng Đông Sơn.

=> Những vũ khí này nói lên sự tự vệ, sẵn sàng chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc, giữa người Việt Lạc với những bộ tộc khác.

Câu 3: Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?

Trả lời:

Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của cư dân Lạc Việt thời kì đó.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì?

Trả lời:

Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là:

  • Hình thành những bộ lạc mới
  • Sản xuất phát triển
  • Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh
  • Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
  • Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc

=> Chính những điều đó là lí do nhà nước thời Hùng Vương ra đời.

Câu 2: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?

Trả lời:

Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:

  • Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.
  • Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng
  • Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.

=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 6 Bài 12