Giải Lịch Sử 6 Bài 12: Sự Hình Thành Và Bước đầu Phát Triển Của Các ...

Trả lời câu hỏi mở đầu, mục 1, 2 trang 54, 55 SGK Lịch sử 6 KNTT. Luyện tập vận dụng bài 1, 2, 3 trang 55 Lịch sử lớp 6 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 12. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Mở đầu

Trong quá trình phát triển các quốc gia sơ kì Đông Nam Á đã dần tạo lập được những cơ sở dẫn đến sự ra đời của các vương quốc phong kiến đầu tiên. Những nền tảng kinh tế đã được tạo dựng vững chắc như thế nào để tạo ra bước phát triển mới cho Đông Nam Á giai đoạn thịnh vượng sau này?

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng. Tất cá những điều đó đã tạo nền tảng kinh tế cho sự ra đời của các quốc gia Đông Nam Á.

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

Quan sát lược đồ hình 1 (tr 52) và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:

– Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc. – ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. – ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. – Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

Câu 1. Khai thác các tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của vương quốc Sri Vi-giay-a và Ma-ta-ram?

Advertisements (Quảng cáo)

Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi các sản phẩm gia vị của các vương quốc Sri-Vi-giay-a và Ma-ta-ram. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,..

Câu 2. Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.

+ Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)….

Advertisements (Quảng cáo)

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

Luyện tập – vận dụng bài 1, 2, 3 trang 55 SGK Lịch sử 6 KNTT

Bài 1. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á  đã phát huy lợi thế để phát triển kinh tế thể hiện ở những điểm như sau:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước

+ Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối thuận tiện cho nhu cầu trao đổi sản phẩm, vì thế việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị – hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp => Giao thương phát triển.

+ Vị trí đó cũng giúp đẩy nhanh quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa với các nước và khu vực xung quanh.=> đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước.

+ Đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ- me đã tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật (nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc) => phát triển văn hóa.

Bài 2. Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng.

Bài 3. Có một câu chuyện thú vị như sau: Vào thế kỉ X, 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang một con ngựa, 1poud gừng có giá ngang 1 con bò.

Từ câu chuyện cùng thông tin trong bài học, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài.

Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, khu vực ĐNA đã được ban tặng nhiều sản vật phong phú, trong đó gia vị là “món quà” được các nước phương Tây cực kì ưa chuộng. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,… Những gia vị này mang lại mùi vị riêng biệt, đặc trưng không thể nhầm lẫn với các món ăn phương Tây. Cho đến ngày nay, các sản phẩm này vẫn được xuất khẩu nhiều và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia Đông Nam Á.

Từ khóa » Bài Tập Lịch Sử Lớp 6 Bài 12