Giải Lịch Sử Lớp 5 VNEN Bài 6: Chiến Thắng Việt Bắc (1947) Và Biên ...
Có thể bạn quan tâm
Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài 6: Chiến thắng Việt Bắc (1947) và biên giới (1950) có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Lịch sử 5 trang 40 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Sử lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Lịch sử lớp 5 VNEN bài 6
- A. Hoạt động cơ bản bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
- B. Hoạt động thực hành bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
- C. Hoạt động ứng dung bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
A. Hoạt động cơ bản bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
1. Cùng chia sẻ
Các cụm từ: Việt Bắc, Biên giới, sông Lô, Đông Khê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?
Đáp án
· Cụm từ: Việt Bắc, sông Lô gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử chiến thắng Việt Bắc năm 1947
· Cụm từ: Đông Khê, đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử chiến thắng biên giới (1950)
2. Tìm hiểu nguyên nhân Pháp tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 và sự chuẩn bị của quân dân ta.
a. Đọc đoạn hội thoại (trang 41 sgk).
c. Kết hợp quan sát các hình (trang 42 sgk), thảo luận và trả lời câu hỏi.
· Âm mưu của Pháp khi tân công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là gì?
· Mô tả hai hình dưới đây và nêu cảm nghĩ của em về khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta.
Đáp án
· Âm mưu của Pháp khi tân công căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là muốn tiêu diệt cơ quan đầu nào kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
· Mô tả hai hình dưới đây và nêu cảm nghĩ của em về khí thế chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta.
- Hình 1: Trong không khí khẩn trương, chuẩn bị cho trận đánh lớn, nhân dân Phú Thọ không quản khó nhọc, gian khổ dầm sương dãi nắng, lội nước đê cắm chông chông quân Pháp nhảy dù.
- Hình 2: Hàng ngũ chỉnh tề, quân lệnh nghiêm minh, các chú bộ đội hăng hái, quyết tâm vào chiến dịch, tiêu diệt quân thù.
=> Qua hai hình đó em nhận thấy: Quân dân đoàn kết một lòng, mỗi người một nhiệm vụ tuy khác nhau nhưng chung một mục đích là đập tan âm mưu của giặc, đánh bại hoàn toàn cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc.
3. Tìm hiểu chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
a. Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình 3, 4 (trang 42, 43 sgk).
b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
· Kể lại một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, kết hợp chỉ trên lược đồ.
· Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục như thế nào?
Đáp án
Một số trận đánh trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947:
· Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
· Trên đường bộ, quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi ở đèo Bông Lau.
· Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp có kết cục:
· Hàng nghìn quân địch bị đánh bại
· 16 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm xe cơ giới bị phá hủy, nhiều tàu chiến và ca nô bị bắn chìm
=> Cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Việt Bắc bị đánh bại hoàn toàn
4. Đánh giá ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc.
a. Đọc những nhận định về chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 (trang 43 sgk).
b. Thảo luận và nêu ý kiến của em về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Đáp án
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta là:
· Chiến thắng là đòn quyết định đè bẹp đối phương, kết thúc chiến tranh, làm phá sản kế hoạch dựng lại nền thống trị ở nước ta của thực dân Pháp, buộc Pháp đánh lâu dài với ta.
· Chiến thắng đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp, tạo điều kiện cho ta có thời gian để sắp xếp và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài.
5. Tìm hiểu bối cảnh chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
a. Đọc kĩ đoạn hội thoại kết hợp quan sát Lược dồ chiên dịch Biên giới thu - đông năm 1950 (trang 43, 44 sgk).
b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
Đáp án
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 vì:
· Phía ta: sau chiến thắng Việt Bắc, quân ta ngày càng lớn mạnh, giành được nhiều thắng lợi trong các chiện dịch quân sự và nhận được sự ủng hộ của của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
· Phía Pháp: tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới Việt - Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
=> Ta quyết định mở chiến dịch biên giới để củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
6. Tìm hiểu về chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950
a. Đọc thông tin dưới đây và trình bày trên lược đồ về một trận đánh trong chiến dịch Biên giới (trang 44, 45 sgk)
b. Kết hợp quan sát hình 6 và 7 (trang 45 sgk), thực hiện các yêu cầu sau:
· Nêu suy nghĩ của em về sự kiện Bác Hồ trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới.
· Theo em, hành động của anh La Văn cầu thế hiện điều gì?
· Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha ông đã chiến đấu quên mình đế’ bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc?
c. Kết hợp quan sát các hình 8, 9, 10 (trang 46 sgk), tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi.
· Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
Đáp án
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 vì:
· Phía ta: sau chiến thắng Việt Bắc, quân ta ngày càng lớn mạnh, giành được nhiều thắng lợi trong các chiện dịch quân sự và nhận được sự ủng hộ của của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
· Phía Pháp: tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới Việt - Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
=> Ta quyết định mở chiến dihj biên giới để củng cố và mở rộng căn cứ Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
B. Hoạt động thực hành bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
1. Đọc các câu sau và ghi vào vở theo trình tự thích hợp về thời gian diễn ra sự kiện.
a. Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới kết thúc.
b. Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc.
c. Quân ta nổ súng tân công cụm cứ điếm Đông Khê.
d. Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và đốt cháy trên dòng sông Lô, một gọng kìm của quân địch bị bẻ gãy.
Đáp án
Sắp xếp thứ tự theo thời gian diễn ra sự kiện là:
b. Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn quân cùng máy bay, chia làm 3 hướng tấn công lên Việt Bắc.
d. Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị phục kích và đốt cháy trên dòng sông Lô, một gọng kìm của quân địch bị bẻ gãy.
c. Quân ta nổ súng tân công cụm cứ điếm Đông Khê.
a. Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên giới kết thúc.
2. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập.
a. Nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu học tập cho cả nhóm.
b. Thảo luận và điền các thông tin đúng vào phiếu học tập
Nội dung/ Chiến dịch | Việt Bắc | Biên giới |
Thời gian diễn ra | ||
Chủ trương của ta | ||
Các thắng lợi tiêu biểu | ||
Kết quả, ý nghĩa | ||
Nêu điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950: ……………………………….. |
Đáp án
Nội dung/ Chiến dịch | Việt Bắc | Biên giới |
Thời gian diễn ra | Thu - đông 1947 | Thu - đông 1950 |
Chủ trương của ta | Bảo vệ cơ quan đầu não ở căn cứ địa Việt Bắc | Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế |
Các thắng lợi tiêu biểu | Phục kích quân nhảy dù của Pháp tại Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, thắng trận ở đèo Bông Lau. Tàu chiến và ca nô của Pháp bị đốt cháy trên sông Lô tại Đoan Hùng. | Đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, cô lập quân Pháp ở Cao Bằng, chặn đánh địch trên đường số 4. |
Kết quả, ý nghĩa | Kết quả: Tiêu diệt mấy nghỉn quân địch, 16 máy bay bắn rơi, xe cơ giới, tàu chiến, ca nô bị bắn chìm. Ý nghĩa: Đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp | Phá được âm mun bao vây của địch. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố’, mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt - Trung. Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. |
Nêu điểm khác biệt chủ yếu nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 với chiến thắng biên giới thu – đông năm 1950 là chủ trương của ta · Chiến dịch Việt Bắc bảo vệ cơ quan đầu não, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. · Chiến dịch Biên giới phá tan âm mưu bao vây của địch, củng cô và mở rộng căn cứ địa, nắm quyền chủ động trên chiến trường. |
3. Chơi trò chơi “Tiếp sức”.
a. Tổ chức hai đội chơi, mỗi đội gồm 7 thành viên.
c. Khi giáo viên hô “Bắt đầu!”, lần lượt từng em của hai đội lên bảng đánh mũi tên nối tên một nhân vật, một địa điểm, hoặc một mốc thời gian sao cho phù hợp với một vòng tròn (trang 48 sgk).
Đáp án
C. Hoạt động ứng dung bài 6 Lịch sử lớp 5 VNEN
1. Khám phá lịch sử.
a. Hãy chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: chiến thắng Đoan Hùng trong chiến dịch Việt Bắc / chiến thắng Đông Khê trong chiến dịch Biên giới / Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới / anh hùng La Văn Cầu/...)
b. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề mà em đã chọn (thông qua sách báo, internet, lời để của người lớn tuổi, ...) và tạo ra một sản phẩm (bài viết, tranh ảnh sưu tầm) về chủ đề đó.
Đáp án
Bài tư liệu tham khảo: Người anh hùng La Văn Cầu
La Văn Cầu sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu với đế quốc, phong kiến. Cha bị giặc Pháp bắt, đánh dập dã man, sau kiệt sức rồi chết. Đồng chí phải sống vất vả cực khổ ngay từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, được cán bộ tuyên truyền giác ngộ, đồng chí hiểu rõ nguồn gốc sự khổ cực của người nghèo và người dân mất nước. Năm 1948, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 để vào bộ đội. Được toại nguyện, đồng chí rất phấn khởi, trong đời sống hàng ngày, luôn gương mẫu tự rèn luyện, giúp đỡ dìu dắt những đồng chí yếu cùng tiến bộ, được anh em rất quý mến. Đồng chí đã chiến đấu 29 trận, trận nào cũng thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, dũng cảm, kiên quyết vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong trận phục kích địch ở Bông Lau (năm 1949), đồng chí đã xung phong vào tổ xung kích. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, đồng chí dũng cảm xông lên, khi phát hiện 1 tên Pháp ngồi trên xe tăng, đồng chí nhanh chóng tiêu diệt và nhanh nhẹn nhảy lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau đã thấy 3 tên lính Pháp khác chạy đến, đồng chí liền dùng khẩu súng vừa cướp được bắn gục cả 3 tên rồi nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng, diệt thêm 6 tên nữa.
Trong chiến dịch Biên Giới, trận đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất (năm 1950), đồng chí bị đau chân nhưng vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Khi trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều, đồng chí đã động viên anh em trong tiểu đội, hầu hết là tân binh, băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về, địch nhảy dù phản kích ta, mặc dù chân đau và rất mệt, đồng chí vẫn cố vác khẩu 12 ly 7 thu được của địch về tới đơn vị.
Trận Đông Khê lần thứ hai (năm 1950), La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Phá được hai hàng rào thì tổ bị thương hai đồng chí. Địch tập trung bắn dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất một số bộc phá ống. Để dành bộc phá đánh lô cốt, đồng chí đã động viên anh em trong tổ tháo gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Khi tiến đánh lô cốt thì tổ bị thương hết, chỉ còn lại một mình, nhưng đồng chí không ngần ngại vẫn hăng hái tìm cách xông lên hoàn thành nhiệm vụ của tổ bộc phá. Vượt rào được đến hào giao thông thứ ba thì đồng chí bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy thấy cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, đồng chí đã cố quay trở lại, gặp đồng đội, đồng chí khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch. Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua diệt giặc lập công trong đơn vị, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của bộ đội chủ lực ta từ chiến dịch Biên Giới.
La Văn Cầu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Liên hệ thực tế (dành cho các địa phương nơi diễn ra chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới).
a. Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử về chiến dịch Việt Bắc hoặc chiến dịch Biên giới.
b. Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích.
Đáp án
Ví dụ: Tham quan di tích lịch sử chiến dịch Biên giới ở Cao Bằng
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả "Uống nước nhớ nguồn " đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Khu di tích gồm 2 phần: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông.
Nhà tưởng niệm được thiết kế theo kiểu kiến trúc sàn hiện đại, trưng bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi quan sát trận đánh trên núi Báo Đông.
Cụm tượng đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông (được mô phỏng theo bức ảnh của Nghệ sỹ Vũ Năng An chụp) làm bằng vật liệu compozit giả đồng, cao 2,8m, năng 418 kg, cột bê tông cốt thép, toàn bộ bức tượng đặt trên bệ đá ốp gạch lát hoa. Để đến Đài Bác Hồ quan sát trận đánh Đông Khê trên núi Báo Đông đi qua 846 bậc đá, được chia thành 79 cung bậc, tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Trên đường lên Đài quan sát, du khách được chiêm ngưỡng bia ghi dấu nơi ở và làm việc của Ban Quân báo, vị trí Sở chỉ huy Chiến dịch, vị trí Tổng đài thông tin chiến dịch...
Ngoài giải bài tập Lịch sử 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải VBT Lịch sử lớp 5. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Từ khóa » địa Lí Lớp 5 Vnen Bài 6
-
Soạn VNEN Lịch Sử Và địa Lí 5 Bài 6: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
-
Giải Lịch Sử Và địa Lý 5 VNEN - Tech12h
-
Lịch Sử Và Địa Lí 5 Bài 6: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
-
Giải Địa Lí Lớp 5 VNEN: Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản
-
Giải Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 5 VNEN Bài 6: Chiến Thắng Việt Bắc (1947 ...
-
Top 15 địa Lí Vnen Lớp 5 Bài 6
-
Giải Lịch Sử Và địa Lí 5 Tập 2 VNEN
-
Giải Lịch Sử Và địa Lý 5 VNEN - Khoa Học
-
Bài 6. Đất Và Rừng - Địa Lí 5 - Nguyễn Thanh Phong
-
Địa Lí Lớp 5 VNEN Bài 4 - TopList #Tag
-
Giải Địa Lí 9 Sách VNEN Bài 6: Địa Lí Dịch Vụ
-
Top 10 Giáo An Lịch Sử Và địa Lí Lớp 5 Vnen 2022
-
Sgk Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 5 Vnen - Tìm Văn Bản
-
Giải Lịch Sử Lớp 5 Ngắn Nhất - Lời Giải Online