Giải Lịch Sử Lớp 8 Bài 10: Trung Quốc Giữa Thế Kỉ XIX - đầu Thế Kỉ XX

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 8Giải Lịch Sử 8Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 3
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 4
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 5
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 6
TRUNG ọuôc GIỮA THE KỈ XIX -ĐẨU THÊ KỈ XX - HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học - Biết giải thích nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâù xé, trở thành nửa thuộc địa nửa phong kiến vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trình bày được diễn biến chính, biết phân tích ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh chống phong kiến, đế quốc của nhân dân Trung Quốc hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đặc biệt là cuộc vận động Duy tân (1898), phong trào Nghĩa Hoà đoàn (1900), cách mạng Tân Hợi (1911). Biết đọc và sử dụng bản đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào Nghĩa Hoà đoàn, Cách mạng Tân Hợi (1911). Kiến thức cơ bản Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé Từ năm 1840 đến nãm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông ; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử ; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông ; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc... Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 - 1864). Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội. Cách mạng Tăn Hợi (1911) -Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân : Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. + Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh’ hạnh phúc) nhằm "đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc". Nguyên nhân : Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Diễn biến : + Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. + Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. + Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thê' Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt. Ý nghĩa : + Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển. + Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam. + Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Cách học Mục I : Hiểu vì sao Trung Quốc đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước đế quốc xâu xé và việc các nước đế quốc chia nhau chiếm đóng Trung Quốc. Mục II: Tim hiểu : Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, Trung Quốc đã tỏ thái độ thế nào ? Chỉ ra được vì sao có cuộc vận động Duy tân năm 1898. Nắm được nội dung của cuộc vận động Duy tân và ý nghĩa của nó, cũng như diễn biến chính của phong trào-Nghĩa Hoà đoàn và nguyên nhân thất bại. Mục III: Ghi nhớ : nãm 1905 thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, một chính đảng thực sự đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc, thừa nhận chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Biết được diễn biến của Cách mạng Tân Hợi. Ghi nhớ : Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc, thiết lập chế độ cộng hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. Hiểu một số hạn chế của cuộc cách mạng. Có thể lập bảng hộ thống các sự kiện cơ bản trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (thời gian bùng nổ, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả - ý nghĩa). Một số khái niệm, thuật ngữ Nhượng địa : Vùng đất của một quốc gia bị bọn thực dân xâm chiếm dưới hình thức "nhượng" cho chúng trong một thời gian nào đó : Hồng Công là nhượng địa của Anh ở Trung Quốc trong 99 năm (1898 - 1997). Nửa thuộc địa : Chế độ của một nước được độc lập về chính trị, trên thực tế chịu sự ảnh hưởng, chi phối về kinh tế, chính trị của một hay nhiều nước đế quốc. Nước nửa thuộc địa còn gọi là nước phụ thuộc... Từ sau Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842), Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. - GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc : Dựa vào Mục a của phần Kiến thức cơ bản để trả lời. Tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911 : Thời gian Phong trào Người lãnh đạo Kết quả 1851-1864 Thái bình Thiên quốc Hồng Tú Toàn Thất bại 1898 Cuộc vận động Duy tân Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu Thất bại Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Phong trào Nghĩa Hoà đoàn Nông dân Thất bại 1911 Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc Đồng minh hội Thắng lợi nhưng không triệt để Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân : -Tôn Trung Sơn sinh nãm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công. - Nãm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân : Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại ? Trình bày lần lượt về nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Ill - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Đế quốc đi đầu trong cuộc xâu xé Trung Quốc là A. Anh. B. Nhật Bản. c. Pháp. D. Mĩ. Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến nãm 1911 là cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc. phong trào Duy tân năm Mậu Tuất (1898). c. phong trào Nghĩa Hoà đoàn. D. Cách mạng Tân Hợi (1911). Nguyên nhân quan trọng nhất khiến phong trào Duy tân thất bại là : Phong trào diễn ra khi Trung Quốc đã bị các nước đế quốc nô dịch. Phái Duy tân thiếu kiên quyết, triệt để trong quá trình thực hiện mục tiêu, c. Lực lượng của phái Duy tân quá yếu, không dựa vào quần chúng, không phát động phong trào cách mạng trong quần chúng. D. Thế lực phong kiến bảo thủ, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu, còn rất mạnh. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng thực sự đầu tiên của A. tầng lớp đại tư sản và đại địa chủ. B. giai cấp tư sản. c. giai cấp vô sản. D. trí thức tư sản và tiểu tư sản. Mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ đế quốc xâm lược, đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN. đánh đổ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. c. đánh đổ phong kiến, khôi phục đất nước, thành lập Dân quốc, chia ruộng đất cho nông dán. D. đánh đổ đế quốc, phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Câu 2. Hãy trình bày ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Các bài học tiếp theo

  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
  • Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
  • Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
  • Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Các bài học trước

  • Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
  • Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
  • Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 5: Công xã Pa-ri 1871
  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Tham Khảo Thêm

  • Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8(Đang xem)
  • Sách Giáo Khoa - Lịch Sử 8

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

  • Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
  • LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
  • Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
  • Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
  • Chương II: CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
  • Bài 5: Công xã Pa-ri 1871
  • Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
  • Chương III: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
  • Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
  • Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX(Đang xem)
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
  • Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
  • Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
  • LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
  • Chương I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
  • Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)
  • Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
  • Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Chương III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)
  • Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
  • Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
  • Chương V: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
  • Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  • Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
  • Phần hai. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
  • Chương I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
  • Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
  • Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
  • Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XX
  • Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  • Chương II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
  • Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
  • Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 10 Lịch Sử 8