Giải Lý 11 SGK Nâng Cao Chương 7 Bài 48 Thấu Kính Mỏng - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 11 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Vật lý 11 nâng cao Chương 7 Bài 48 Thấu kính mỏng được biên tập đầy đủ, chi tiết nhằm giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập chương 7 Mắt. Các dụng cụ quang. Chúc các em ôn tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
ATNETWORK1. Bài 1 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
2. Bài 2 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
3. Bài 3 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
4. Bài 4 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
5. Bài 5 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
6. Bài 6 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
7. Bài 7 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
8. Bài 8 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
9. Bài 9 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
10. Bài 10 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
11. Bài 11 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
12. Bài 12 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài 1 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng
Nhìn qua một thấu kính hội tụ, ta thấy ảnh của vật thì ảnh đó
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
D. ngược chiều với vật.
Hướng dẫn giải:
Nhìn qua một thấu kính hội tụ, ta thấy ảnh của một vật thì ảnh đó là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
Chọn đáp án C.
Bài 2 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng
Quan sát ảnh của một vật qua một thấu kính phân kì
A. ta thấy ảnh lớn hơn vật.
B. ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.
C. ảnh ngược chiều với vật.
D. không thể nhìn thấy ảnh của vật.
Hướng dẫn giải:
Quan sát ảnh của một vật qua một thấu kính phân kì ta thấy ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Chọn đáp án B.
Bài 3 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng
A. Ảnh cho bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật.
B. Ảnh cho bởi thấu kính phân kì luôn lớn hơn vật.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Hướng dẫn giải:
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
Chọn đáp án D.
Bài 4 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Với một thấu kính
A. độ phóng đại k > 1
B. độ phóng đại k < 1
C. độ phóng đại k ≥ 1
D. độ phóng đại k > 1 hoặc k < 1 hoặc k=1
Hướng dẫn giải:
Với một thấu kính độ phóng đại k > 1 hoặc k < 1 hoặc k = 1
Chọn đáp án D.
Bài 5 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng:
A. Với thấu kính hội tụ, độ tụ D < 0
B. Với thấu kính phân kì : D < 0
C. Với thấu kính hội tụ : D = 1
D. Với thấu kính phân kì: D ≤ 1
Hướng dẫn giải:
Với thấu kính phân kì : D < 0
Chọn đáp án B.
Bài 6 trang 242 SGK Vật lý 11 nâng cao
Với thấu kính hội tụ
A. Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng cong
B. Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng ít cong
C. Độ tụ D = 1
D. Độ tụ D < 1
Hướng dẫn giải:
Với thấu kính hội tụ, độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng cong
Chọn đáp án A.
Bài 7 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Với thấu kính hội tụ
A. Khi vật thật cách thấu kính là 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách thấu kính 2f.
B. Vật cho ảnh ảo
C. Vật cho ảnh thật
D. ảnh và vật có độ lớn bằng nhau.
Hướng dẫn giải:
Với thấu kính hội tụ, khi vật thật cách thấu kính là 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách thấu kính 2f.
Chọn đáp án A.
Bài 8 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu phát biểu không chính xác. Với thấu kính phân kì
A. vật thật cho ảnh thật
B. vật thật cho ảnh ảo
C. tiêu cự f < 0
D. độ tụ D < 0
Hướng dẫn giải:
Với thấu kính phân kì vật thật luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật → A không đúng
Chọn đáp án A.
Bài 9 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Cho một thấu kính L có độ tụ D = 5 điôp. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của một vật AB cao 2 cm, vuông góc với trục chính, trong các trường hợp sau:
a) AB là vật thật, cách L là 30 cm
b) AB là vật thật, cách L là 10 cm
Vẽ đường đi của tia sáng trong mỗi trường hợp
Hướng dẫn giải:
Thấu kính có D = 5 điôp \( \Rightarrow f = \frac{1}{D} = \frac{1}{5} = 0,2\left( m \right) = 20\left( {cm} \right)\)
Vật thật AB = 2 (cm)
a) AB là vật thật, cách L là 30 cm
\(\begin{array}{l} d = 30cm \Rightarrow \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{{20}} - \frac{1}{{30}}\\ \Rightarrow d' = 60\left( {cm} \right)\\ k = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - 2\\ \Rightarrow \overline {A'B'} = - 2\overline {AB} = - 2.2 = - 4\left( {cm} \right) \end{array}\)
Ta có ảnh thật A'B' = 4 cm ngược chiều vật và cách thấu kính 60cm
Đường đi của tia sáng:
b) AB là vật thật, cách L là 10 cm
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{{20}} - \frac{1}{{10}} = - \frac{1}{{20}}\\ \Rightarrow d' = - 20\left( {cm} \right)\\ k = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 20}}{{10}} = 2\\ \Rightarrow \overline {A'B'} = 2\overline {AB} = 4cm \end{array}\)
Ta có ảnh ảo A'B' = 4 cm cùng chiều vật và cách thấu kính 20cm
Đường đi của tia sáng:
Bài 10 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chiếu một chùm tia sáng hội tụ tới một thấu kính L. cho biết chùm tia ló song song với trục chính của L.
a) L là thấu kính loại gì?
b) Điểm hội tụ của chùm sáng tới là một điểm ở sau thấu kính, cách L là 25 cm. tìm tiêu cự và độ tụ của L.
c) Đặt vật AB = 2cm vuông góc với trục chính và cách L 40 cm. Xác định ảnh của AB.
Hướng dẫn giải:
a) Chiếu một chùm tia sáng hội tụ một thấu kính L, chùm tia ló song song với trục chính của L ⇒ chùm tia ló phân kì so với chùm tia tới
→ L là thấu kính phân kì
b)
Điểm hội tụ tại F cách (L) 25 cm,
Ta có tiêu cự thấu kính f = -25 cm.
Độ tụ: \(D = \frac{1}{f} = \frac{1}{{ - 0,25}} = - 4\left( {dp} \right)\)
c) AB = 2 cm cách thấu kính (L) 40 cm → d = 40 cm.
Ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{{ - 25}} - \frac{1}{{40}}\\ \Rightarrow d' = - 15,4\left( {cm} \right) \end{array}\)
-
Số phóng đại ảnh: \(K = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 15,4}}{{40}} = 0,385\)
-
Độ lớn của ảnh: \(AB = \left| k \right|.AB \approx 0,8\left( {cm} \right)\)
Bài 11 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 lần lượt có tiêu cự 20cm và 25cm, đồng trục, cách nhau ruột khoảng a = 80cm. Vật AB= 2cm, vuông góc với trục, ở trước hệ hai thấu kính và cách L1 là 30cm (L1 ở trước L2).
a) Hãy xác định các ảnh cho bởi hệ.
b) Làm lại câu trên nếu đưa L2 sát với L1
Hướng dẫn giải:
Phương pháp: Lập sơ đồ tạo ảnh
Với : \(d_1^\prime + {d_2} = {O_1}{O_2}\)
Và \(\frac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {AB} }} = \frac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {{A_1}{B_1}} }}.\frac{{\overline {{A_1}{B_1}} }}{{AB}}\)
\( \Rightarrow K = {K_2}.{K_1}\)
Nếu hệ hai thấu kính ghép sát nhau thì : \(D = {D_1} + {D_2}\)
a) Ta có giả thiết f1 = 20 cm, f2 = 25 cm, O1O2 = a = 80 cm
Vật AB = 2 (cm), d1 = 30 cm
-
Dựa vào sơ đồ tạo ảnh ta lần lượt tính:
\(\begin{array}{l} d_1^\prime = \frac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}} = \frac{{30.20}}{{30 - 20}} = 60\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow {d_2} = a - d_1^\prime = 80 - 60 = 20\left( {cm} \right)\\ d_2^\prime = \frac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}} = \frac{{20.25}}{{20 - 25}} = - 100\left( {cm} \right) \end{array}\)
-
Độ lớn của ảnh:
\(\begin{array}{l} K = {K_2}.{K_1} = \left( { - \frac{{{d_2}^\prime }}{{{d_2}}}} \right)\left( { - \frac{{{d_1}^\prime }}{{{d_1}}}} \right)\\ = \left( { - \frac{{ - 100}}{{20}}} \right)\left( { - \frac{{60}}{{30}}} \right) = \left( 5 \right)\left( { - 2} \right) = - 10\\ \Rightarrow {A_2}^\prime {B_2} = 10AB = 10 \times 2 = 20\left( {cm} \right) \end{array}\)
Vậy qua quang hệ, ta có ảnh cuối cùng là ảnh ảo, ngược chiều vật AB và có độ lớn là 20 (cm).
Cách vẽ ảnh qua quang hệ:
+ Xác định các vị trí vật, ảnh bằng các số k.
+ Vẽ tia tới qua vật và tia ló qua ảnh cho từng cặp vật, ảnh của mỗi thấu kính.
b) Nếu ghép sát (L2) với (L1) thì độ tụ hộ thấu kính sẽ là
\(\begin{array}{l} D = {D_1} + {D_2} = \frac{1}{{{f_1}}} + \frac{1}{{{f_2}}}\\ \Rightarrow D = \frac{1}{{0,2}} + \frac{1}{{0,25}} = 5 + 4 = 9\left( {dp} \right) \end{array}\)
-
Tiêu cự của hệ thấu kính là:
\(\begin{array}{l} f = \frac{1}{D} = \frac{1}{9} = 0,1111\left( m \right)\\ \Rightarrow f = 11,11\:cm \end{array}\)
-
Suy ra vị trí của ảnh :
\(\begin{array}{l} d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{30.11,11}}{{30 - 11,11}} = 17,64\left( {cm} \right)\\ K = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{17,64}}{{30}} = - 0,59\\ \Rightarrow A'B' = 0,59.AB \approx 1,2\left( {cm} \right) \end{array}\)
→ Ảnh qua quang hệ là ảnh thật, ngược chiều vật và có độ lớn 1,2 (cm)
Bài 12 trang 243 SGK Vật lý 11 nâng cao
Cho thấu kính L1 độ tụ D1 = 4 điôp, thấu kính L2, độ tụ D2 = -4 điôp, ghép đồng trục, cách nhau 60cm.
a) Điểm sáng S ở trên trục của hệ, cách L1 là 50cm. Ánh sáng qua L1 rồi qua L2. Xác định vị trí, tính chất của ảnh cho bởi hệ.
b) Tìm khoảng cách giữa L1 và L2 để chùm tia ló ra khỏi hệ là chùm tia song song.
Hướng dẫn giải:
Hệ thấu kính D1 = 4 điôp, D2 = -4 diôp ghép đồng trục, a = 60 cm.
Điểm sáng S trên quang trục cách (L1) 50 cm → d1=50 (cm)
a) Theo sơ đồ tạo ảnh
Với: \(\begin{array}{l} {f_1} = \frac{1}{{{D_1}}} = \frac{1}{4}\left( m \right) = 25\left( {cm} \right)\\ {f_2} = \frac{1}{{{D_2}}} = - \frac{1}{4}\left( m \right) = - 25\left( {cm} \right) \end{array}\)
Ta có:
-
\(d_1^\prime = \frac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}} = \frac{{50.25}}{{50 - 25}} = 50\left( {cm} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \Rightarrow \) S1 là ảnh thật
-
\(\begin{array}{l} {d_2} = a - d_1^\prime = 60 - 50 = 10\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow d_2^\prime = \frac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}} = \frac{{10\left( { - 25} \right)}}{{10 + 25}} = - 7,14\left( {cm} \right){\mkern 1mu} \Rightarrow \end{array}\) S2 là ảnh ảo
Vì là vật và ảnh điểm nên không tính số phóng đại ảnh.
b) Xác định a để chùm tia ló ra khỏi hệ là một chùm tia song song, nghĩa là
\(d_2^\prime = \infty {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \Rightarrow {d_2} = {f_2} = - 25cm\)
Ta có : \({d_1} = 50cm{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \Rightarrow d_1^\prime = 50cm\)
Khoảng cách : \(a = d_1^\prime + {d_2} = 50 - 25 = 25\left( {cm} \right)\)
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 7 Bài 48 Thấu kính mỏng được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt!
NONETài liệu liên quan
- Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 7 Bài 52 Kính lúp 1323
- Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 7 Bài 51 Các tật của mắt và cách khắc phục 1574
- Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 7 Bài 50 Mắt 1451
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/2023 1358 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023 941 -
Lý thuyết và Bài tập Chuyển động Cơ - Chuyển động thẳng đều Vật lí 10 có lời giải chi tiết
15/08/2023 220 -
Tổng hợp bài tập Trắc nghiệm về Các đại lượng đặc trưng của Dao động điều hòa môn Vật lý 11 có đáp án
14/08/2023 242 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023 327 - Xem thêm
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
Toán 11
Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 11 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 11 KNTT
Giải bài tập Toán 11 CTST
Trắc nghiệm Toán 11
Ngữ văn 11
Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 11 Cánh Diều
Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu 11
Tiếng Anh 11
Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST
Tài liệu Tiếng Anh 11
Vật lý 11
Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức
Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 11 Cánh Diều
Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT
Giải bài tập Vật Lý 11 CTST
Trắc nghiệm Vật Lý 11
Hoá học 11
Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức
Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Hoá Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Hoá 11 KNTT
Giải bài tập Hoá 11 CTST
Trắc nghiệm Hoá học 11
Sinh học 11
Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức
Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh học 11 KNTT
Giải bài tập Sinh học 11 CTST
Trắc nghiệm Sinh học 11
Lịch sử 11
Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Sử 11 KNTT
Giải bài tập Sử 11 CTST
Trắc nghiệm Lịch Sử 11
Địa lý 11
Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Địa 11 KNTT
Giải bài tập Địa 11 CTST
Trắc nghiệm Địa lý 11
GDKT & PL 11
GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức
GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập KTPL 11 KNTT
Giải bài tập KTPL 11 CTST
Trắc nghiệm GDKT & PL 11
Công nghệ 11
Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 11 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 11
Tin học 11
Tin học 11 Kết Nối Tri Thức
Tin học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 11 KNTT
Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 11
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 11
Tư liệu lớp 11
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi HK1 lớp 11
Đề thi giữa HK1 lớp 11
Đề thi HK2 lớp 12
Đề thi giữa HK2 lớp 11
Tôi yêu em - Pu-Skin
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Đề cương HK1 lớp 11
Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
Chí Phèo
Cấp số nhân
Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cấp số cộng
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Thấu Kính Mỏng Lớp 11 Nâng Cao
-
Giải Vật Lí 11 Nâng Cao Bài 48: Thấu Kính Mỏng
-
Bài 48. Thấu Kính Mỏng
-
[CHUẨN NHẤT] Bài Tập Về Thấu Kính Nâng Cao - TopLoigiai
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 48: Thấu Kính Mỏng (Nâng Cao)
-
Giải Vật Lí 11 Nâng Cao Bài 48: Thấu Kính Mỏng - Haylamdo
-
Bài 48. Thấu Kính Mỏng - Vật Lí 11 Nâng Cao - Phạm Nguyễn Phong
-
Bài Tập Thấu Kính Mỏng Lớp 11 Nang Cao - 123doc
-
Bài Tập Về Thấu Kính Lớp 11 Nâng Cao
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 11 Dịch Chuyển Thấu Kính, Vật Lý Phổ Thông
-
Bài Tập Về Thấu Kính Lớp 11 Nâng Cao - Trần Gia Hưng
-
Giải Bài 6 Trang 242 – Bài 48 – SGK Môn Vật Lý Lớp 11 Nâng Cao
-
Các Dạng Bài Tập Về Thấu Kính Lớp 11 Có Lời Giải Bài Tập Vật Lí 11
-
Bài 48. Thấu Kính Mỏng | SGK Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao - SoanVan.NET