Giải Mã 16 Hành Vi Của Mèo Khiến Bạn Ngạc Nhiên, Khó Hiểu ... - Tapilu

Hành vi của mèo có khiến bạn bối rối và thất vọng, khiến bạn nghĩ rằng con mèo của mình bị điên? Yên tâm, bạn không phải là người duy nhất. Và những hành động khó hiểu đó lại được coi là hoàn toàn bình thường. Hãy cùng tìm hiểu về 18 hành vi kỳ lạ của mèo nhé!

Table of Contents

Toggle
  • 1. Lăn qua lăn lại trên sàn
  • 2. Ịn mông chu đít vào mặt bạn
  • 3. Lấp phân
  • 4. Lấp đồ ăn
  • 5. Nhai bịch nylon
  • 6. Ăn cỏ
  • 7. Nháy mắt
  • 8. Há miệng (nhếch mép)
  • 9. Cắn móng tay
  • 10. Xen vào giữa điện thoại
  • 11. Dụi đầu
  • 12. Hành vi của mèo – ăn bậy bạ
  • 13. Chạy điên chạy khùng trong nhà
  • 14. Hất đồ xuống đất
  • 15. Ở trên cao mà nhìn xuống – Hello
  • 16. Chui vào những chỗ chật hẹp
  • 17. Ngồi yên trong vòng tròn băng keo
  • 18. Mèo tự đá chân vào mặt mình
  • Tổng kết
    • Có thể bạn cần:

1. Lăn qua lăn lại trên sàn

Một trong những hành vi của mèo kỳ lạ nhất mà nhiều người hay gặp là đây. Chúng ngả người xuống đất và lăn qua lăn lại trên sàn nhà. Khi mèo của bạn lăn lộn như vậy, nó thường báo hiệu rằng chúng cảm thấy an toàn và có thể muốn bạn chú ý đến chúng. Ngoài ra, đây cũng là cách mà mèo của bạn cũng đánh dấu khu vực, lãnh thổ đó bằng mùi hương của chúng, coi đó là không gian của riêng chúng.

2. Ịn mông chu đít vào mặt bạn

Mèo chu mông ịn đít vào mặt bạn bao nhiêu lần một ngày? Hành vi của mèo vô cùng khiếm nhã và có phần thô lỗ này với chúng ta lại là một hình thức chào hỏi của tụi mèo. Nếu bạn để ý, lũ mèo, kể cả chó, khi mới gặp nhau thường sẽ tiến lại phần đít của đối phương để hít ngửi. Mùi hương từ tuyến hậu môn của mèo cho chúng biết nhiều thứ về đối phương. Nếu một con mèo nhấc đuôi lên thì đó là dấu hiệu chúng cảm thấy an toàn và chấp nhận cho con mèo kia hít ngửi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm lý do vì sao mèo chu mông ịn đít vào mặt mình theo hướng dẫn.

Giải mã hành vi của mèo

Khi mèo làm điều này với bạn, nó giống như một cái bắt tay, một cái ôm và hôn để chào hỏi một người bạn. Nó cũng là cách để mèo thể hiện tình yêu thương với bạn nữa. Tin tốt là bạn không cần phải đánh hơi phần ấy ấy để đáp lại hành vi của mèo. Thay vào đó, bạn có thể vuốt ve ở vị trí cưng nựng mà mèo thích nhất.

3. Lấp phân

Trong tự nhiên, những con mèo đầu đàn, có tính thống trị, chẳng hạn như sư tử, hổ, báo và báo đốm đang tranh giành lãnh thổ, thường không chôn phân. Đây là một cách để báo hiệu rằng chúng muốn chiếm một khu vực cụ thể. Những con mèo hoang nhỏ hơn, yếu hơn hoặc phục tùng hơn thường lấp phân của chúng như một cách để nói “Tôi không phải là mối đe dọa và tôi không đến để đòi lãnh thổ này.

dấu hiệu mèo bị bệnh

Mèo lấp phân của chúng để tránh thu hút sự chú ý không mong muốn từ những kẻ săn mồi, nhằm bảo vệ bản thân hoặc đàn mèo con của chúng. Mèo nuôi trong nhà cũng có bản năng tự vệ tương tự. Mặc dù không có động vật ăn thịt nào trong nhà, mèo của bạn vẫn muốn chắc chắn nên mèo chôn phân thải của nó để đề phòng.

Hành vi của mèo nhà này cũng thể hiện rằng chúng coi bạn như một “con mèo” thống trị trong nhà; hoặc chúng cảm thấy bị chi phối bởi những con mèo khác trong khu phố hoặc trong nhà. Tuy nhiên, vẫn có những con mèo đi vệ sinh xong không lấp phân lại. Tại sao lại như vậy? Bạn có thể giải đáp thắc mắc lý do mèo không lấp phân khi đi vệ sinh trong bài viết sau.

4. Lấp đồ ăn

Mèo lấp phân là chuyện bình thường, nhưng bạn đã bao giờ thấy một con mèo cào bới xuống mặt sàn (hành vi của mèo  giống như lấp phân) sau khi ăn xong hay chưa? Hành vi của mèo này về bản chất không khác gì với việc chúng lấp cát sau khi đi vệ sinh cả.

Nếu mèo của bạn che đậy thức ăn sau khi ăn một ít, đó có thể là hành vi bản năng. Vì mèo hoang cất giữ thức ăn của chúng để giữ an toàn cho chúng khỏi những con khác. Mèo con hoặc mèo của bạn có thể cào xung quanh bát thức ăn của chúng sau khi ăn hoặc thậm chí tìm giấy vụn để đậy lại.

5. Nhai bịch nylon

Bạn cất công mua đồ chơi cho mèo, và tất cả những gì chúng làm là chơi, thậm chí nhai và ăn luôn bịch nylon đựng đồ. Mèo con có thể nhai bất cứ thứ gì trong khi mọc răng và có thể đã phát triển niềm yêu thích với kết cấu của nhựa, và chúng sẽ mang theo hành vi này khi trưởng thành. Ngoài ra, bịch nylon có thể rất ngon đối với chúng. Tuy nhiên, nhựa có thể gây nguy cơ nghẹt thở hoặc gây tắc ruột cho mèo. Vì vậy bạn nên cho mèo nhai những đồ chơi an toàn cho mèo.

6. Ăn cỏ

Mèo là loài ăn thịt, nhưng chúng cũng thường thích nhận các chất dinh dưỡng vi lượng từ cỏ và cây xanh khác. Trong môi trường hoang dã, chúng sẽ lấy những chất dinh dưỡng này bằng cách ăn các chất trong ruột của con mồi. Ngoài ra, mèo còn ăn cỏ vì những lý do khác sau mà bạn nên biết.

cỏ mèo
Giải mã hành vi của mèo thích ăn cỏ

7. Nháy mắt

Khi con mèo của bạn “nháy mắt” với bạn, không phải là nó đang tán tỉnh bạn đâu. Đó là hành vi của mèo để giao tiếp bằng mắt của mèo, đôi khi được gọi là nụ hôn của mèo. Một cái chớp mắt chậm là một lời khen tuyệt vời và là cách mèo nói yêu bạn. Đó là một tín hiệu mà mèo sử dụng với nhau cũng như với con người mà chúng cảm thấy thoải mái. Bạn có thể gửi tín hiệu tương tự cho chúng bằng cách từ từ nhắm mắt rồi mở mắt. Rất có thể, mèo của bạn sẽ đáp lại “nụ hôn mèo” đấy.

Ngoài hành động nháy mắt, bạn có thể làm theo các cách nói yêu mèo sau để thể hiện tình cảm của mình với mèo.

8. Há miệng (nhếch mép)

Đôi lúc bạn sẽ thấy mèo giống như đang cười đểu bạn, hoặc há miệng, như hành vi của mèo thực chất là phản ứng của hiệu ứng Flehmen. Mèo nhận biết môi trường xung quanh bằng khướu giác. Chúng dùng chiếc mũi siêu thính của mình để thu thập các thông tin mà các con mèo khác để lại thông qua mùi hương. Việc hít ngửi các pheromone bằng lưỡi vào một ống dẫn trong vòm miệng tạo ra sự há miệng (nhếch mép). Mèo đực thường nhếch mép nhiều hơn mèo cái.

Giải mã hành vi của mèo nhếch mép cười là do hiệu ứng flehmen mèo

9. Cắn móng tay

Có một số lý do khiến mèo của bạn có thể cắn và dứt móng tay của chúng. Mèo có thể cắn và dứt móng tay mình như là một phần trong quá trình liếm láp và chải chuốt. Nhưng đây cũng là biểu hiện của sự lo lắng với một thói quen xấu. Giống như con người cắn móng tay khi lo lắng hoặc buồn chán, mèo của bạn cũng vậy. Vì hành vi của mèo này khó có thể bỏ, nên hãy tìm ra gốc rễ của vấn đề để xem liệu nó có thực sự có vấn đề gì đó khiến mèo gặm móng tay hay không.

10. Xen vào giữa điện thoại

Nếu mèo làm gián đoạn thời gian của bạn trên điện thoại, bàn phím hoặc khi đọc sách, nó ghen tị với việc bạn chú ý đến những đồ vật này hơn là chính nó. Giải pháp là bạn nên chơi tương tác với mèo nhiều hơn để giữ cho chúng được kích thích và không buồn chán. Bạn có thể chơi với mèo theo các cách sau của chúng tôi.

11. Dụi đầu

Mèo dụi mặt vào bạn hoặc va đầu vào bạn là một cách để chúng chào hỏi bạn. Việc chà xát mặt và râu của chúng cũng làm lắng đọng pheromone trên mặt mèo lên người bạn hoặc bất cứ thứ gì khác mà chúng đang dụi vào. Điều này giúp mèo đánh dấu đối tượng là an toàn và quen thuộc và có thể biểu thị quyền sở hữu của chúng, khẳng định người/con/vật nào đó là của riêng chúng.

Giải mã hành vi của mèo
Giải mã hành vi của mèo dụi đầu vào người/vật

12. Hành vi của mèo – ăn bậy bạ

Con mèo của bạn có thích nhai những thứ không ăn được như len, vải, cây không ăn được, nhựa hoặc kim loại không? Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng hiếm gặp ở mèo được gọi là pica. Thường thì nguyên nhân hành vi của mèo này là không rõ; tuy nhiên, một số lý do được đề xuất bao gồm thiếu khoáng chất, thiếu máu, cường giáp, di truyền, buồn chán và căng thẳng.

Nếu con mèo của bạn có các triệu chứng của bệnh pica, thì đã đến lúc bạn cần được bác sĩ thú y kiểm tra toàn bộ để loại trừ bất kỳ vấn đề nào. Điều trị có thể bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, xịt các chất có vị đắng lên các đồ vật mèo hay nhai nhai, cung cấp nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì một hoặc hai bữa ăn lớn, cung cấp sự kích thích thông qua trò chơi, tương tác xã hội và các món đồ để nhai thay thế khác.

13. Chạy điên chạy khùng trong nhà

Mèo của bạn bất giác kêu meo meo và chạy điên chạy khùng trong nhà? Đừng lo, chúng chỉ đang giải phóng năng lượng mà thôi. Hầu hết mèo nhà đều có một nguồn năng lượng khổng lồ bị dồn nén trong ngày và cần được giải phóng. Điều này kết hợp với bản năng săn mồi vào ban đêm của chúng có thể tàn phá giấc ngủ của bạn.

Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm “Lý do khiến mèo chạy khùng chạy điên trong nhà” để tìm ra hướng xử lý kịp thời.

Giải mã hành vi của mèo chạy điên chạy khùng trong nhà

Bạn nên thường xuyên cho mèo tập thể dục vào ban ngày để chúng khỏi chạy khắp nhà vào giữa đêm. Bạn cũng có thể thử cho nó ăn ngay trước khi đi ngủ và để hạn chế ham muốn săn mồi vào ban đêm của chúng. Nếu mèo lớn tiếng quá mức, điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, hãy mang chúng đến thú y kiểm tra.

14. Hất đồ xuống đất

Mèo của bạn bắt đầu hất đồ vật ra khỏi bàn một cách ngẫu nhiên và nhìn nó rơi xuống sàn. Hành vi của mèo này có thể khiến bạn phát điên, nhất là nếu những món đồ đó dễ bể hoặc có giá trị cao. Tuy nhiên, đừng vội nổi điên! Đây chỉ đơn giản là bản năng săn mồi của mèo thôi. Mèo hất mọi thứ xuống đất để xem vật đó còn sống hay đã đi đời nhà ma.

Giải mã hành vi của mèo hất đồ xuống dưới đất

Nghe có vẻ ngộ, nhưng đây lại là sự thật. Tất nhiên mèo phân biệt được đâu là con mồi, đâu là đồ vật. Nhưng bản năng săn mồi của chúng quá lớn, khiến chúng phải hất mọi thứ xuống đất. Bạn có thể làm theo các cách ngăn mèo hất đồ xuống đất của chúng tôi để hạn chế tổn thất về tài sản.

15. Ở trên cao mà nhìn xuống – Hello

Mèo rất thích những nơi ở trên cao. Không gian thẳng đứng không chỉ giúp chúng quan sát và săn bắt con mồi, mà còn giúp mèo tránh xa những kẻ săn mồi tiềm tàng hoặc tiếng ồn và hỗn loạn đi kèm với những gia đình đông đúc (như trẻ em, chó, mèo khác và thậm chí cả người lớn).

16. Chui vào những chỗ chật hẹp

Có những con mèo bất chấp thân hình mập địt của mình để chui vào những cái hộp nhỏ xíu, những cái khe chật hẹp. Không gian nhỏ khá là khó chịu với chúng ta nhưng lại khiến con mèo cảm thấy an toàn và chắc chắn. Nếu mèo ở ngoài tự nhiên, chúng sẽ không muốn ở trong một khu vực trống vì điều này sẽ khiến chúng dễ bị động vật ăn thịt hơn. Mèo cũng có bản năng phục kích bẩm sinh. Bằng cách ẩn mình trong những không gian nhỏ bé, chúng có thể quan sát và quan sát môi trường xung quanh từ xa.

Bạn có bất ngờ không khi mà một con mèo với thân hình mập địt lại có thể chui vừa một cái khe hay một chiếc hộp nhỏ xíu? Câu trả lời nằm ở râu mèo. Vậy tại sao ria mèo lại có thể giúp mèo chui qua những cái lỗ nhỏ xíu? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết sự thật về râu mèo ở đây.

Giải mã hành vi của mèo
Giải mã hành vi của mèo thích chỗ chật hẹp

17. Ngồi yên trong vòng tròn băng keo

Nếu bạn tạo một hình vuông hoặc hình dạng khép kín khác trên sàn nhà, con mèo của bạn sẽ chui vào và ở yên trong đó. Nhiều người nuôi mèo đã thử nghiệm, thường bằng băng dính, và họ rất ngạc nhiên khi thấy con mèo của mình chui và ở lì trong vòng tròn đó không ra. Vậy điều gì khiến mèo rất thích ngồi trong một vòng tròn khép kín trên sàn nhà?

– Cảm giác an toàn

Chúng ta đều biết rằng mèo thích không gian an toàn. Có thể việc đánh dấu trên sàn nhà tạo ra ảo giác nào đó trên sàn với mèo. Nó có thể có đủ điểm tương đồng với một chiếc hộp có mặt thấp mà rất nhiều mèo bị thu hút vào đó, vì sự an toàn.

Tại sao mèo sợ nước? Tại sao mèo thích ngồi trong vòng tròn

Mèo có thể cảm thấy như thể chúng đang ‘ở trong’ một cái gì đó … giống như nằm trong một hộp carton. Mặc dù “chiếc hộp” này có vẻ nông nhưng với mèo, nó vẫn thoải mái, cung cấp các thông số hoặc ít nhất là nhận thức về các bên. Vì mèo có tầm nhìn cận cảnh kém, vì vậy chúng có thể có nhận thức rằng cuộn băng keo thực sự là hai bên của một chiếc hộp.

– Sự tò mò

Một lý do khác khiến mèo bị hấp dẫn chui vào đó là do sự tò mò thuần túy của loài mèo. Nếu bạn đặt một thứ gì đó mới trên sàn nhà, mèo sẽ đến và hít ngửi chúng. Hầu hết những con mèo trong nhà đều biết từng mét vuông trong nhà của bạn.

Vì mèo rất nhạy cảm với môi trường sống của mình, nên hình vuông (tròn) từ băng keo có thể thu hút chúng chỉ vì nó mới và khác biệt. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu bạn đặt một mảnh bìa cứng hoặc một túi giấy trên sàn nhà. Lũ mèo sẽ đến hít ngửi và kiểm tra nó.

Mèo rất giỏi để ý đến những điều mới, đặc biệt là trên sàn nhà. Hầu hết mèo, nếu bạn đặt một chiếc cốc trên sàn, chúng sẽ kiểm tra. Nếu bạn đặt bút trên sàn, chúng sẽ kiểm tra. Nếu bạn đặt một thanh xà phòng trên sàn, chúng sẽ kiểm tra nó.

Bạn có thể không thấy hành vi ‘ngồi trong ô vuông’ này ở những chú mèo con rất sợ hãi vì chúng không đủ tự tin để kiểm tra nó.

Những con mèo thường ngủ trên giường mèo hoặc trong một chiếc hộp sẽ ngồi trong ô vuông nhiều hơn. Khi nhận thấy điều mới, chúng sẽ đi kiểm tra nó, liên kết nó với một nơi có thể thoải mái hoặc một nơi ẩn náu. Và mèo có thể ngồi trong ô vuông đó vì nó đã học được trong suốt cuộc đời rằng, những thứ như thế này rất thoải mái. Sự liên tưởng rất đơn giản. Hình dạng đó gắn liền với sự thoải mái; giống như cách một con mèo liên kết tiếng mở hộp thiếc liên quan tới cá nục.

18. Mèo tự đá chân vào mặt mình

Một trong những hành vi của mèo khó hiểu nhất là khi chúng tự đá chân vào mặt mình không ngừng. Vậy lý do là gì? – Do phản xạ

Một trong những lý do khiến mèo đá vào mặt mình là vì đó là một phản xạ. Tương tự như cách mà một số người có thể tự nhột và một số người thì không. Một số con mèo có thể tự kích hoạt điều này khi chúng uốn ẹo cơ thể mình ở một vị trí cụ thể như cúi người về phía trước hay nằm nghiêng. Lúc này, đột nhiên mèo đá vào mặt mình một cách không kiểm soát.

Mèo đá vào mặt mình do phản xạ

Đó là lý do tại sao bạn sẽ nhận thấy rằng mèo thường phải tự cắn mình khi làm điều này, để ghi đè các tín hiệu thần kinh của chúng. Nếu không các tín hiệu thần kinh này sẽ tiếp tục ra lệnh cho chúng tiếp tục đá. Điều này có thể so sánh với việc một người co giật bất chợt, và cách duy nhất để thoát ra là tự véo mình.

– Do cơ chế bảo vệ

Một câu lý do khác cho câu hỏi “Tại sao mèo đá vào mặt mình?” là bởi vì nó là một phần của cả cơ chế bảo vệ và bản năng săn mồi của chúng. Nếu một con mèo đang theo dõi con mồi và nó không thể khuất phục nó bằng hàm răng của mình, nó sẽ ôm con mồi vào ngực bằng chân trước và dùng chân sau để đá liên tục vào con mồi đồng thời cắn và cào bấu nó.

Trong một tình huống phòng thủ, con mèo có thể bị áp đảo bởi một con vật lớn hơn, trong trường hợp đó, cơ chế đá có thể dùng để tự giải phóng và tạo khoảng cách với kẻ tấn công.

Cơ chế này đôi khi xảy ra với chính bản thân của chúng. Ví dụ, khi mèo đột nhiên giật mình vì cái đuôi của chúng, chúng sẽ cố gắng cắn đuôi và mèo đá vào mặt mình một cách không kiểm soát, cho đến khi chúng nhận ra rằng không có gì nguy hiểm; đó chỉ là cái đuôi nhỏ của chúng mà thôi.

– Hành vi vui đùa

Mèo cũng có xu hướng dùng chân sau đá vào mặt mình khi chúng ở trong trạng thái vui đùa hoặc khi chúng muốn “vật lộn” với bạn hoặc với một con mèo khác. Bạn sẽ nhận thấy rằng mèo đá vào mặt mình vào những dịp nhất định: bất cứ khi nào bạn cưng nựng chúng, chơi với đồ chơi hoặc chơi với một con mèo khác.

Tổng kết

Mỗi con mèo khác nhau và hiển thị các hành vi khó hiểu. Chúng có thể hất đồ xuống dưới đất, chạy điên khùng trong nhà, nháy mắt với bạn, cào bới xung quanh đĩa thức ăn…Tất cả đều thể hiện hành vi bản năng của loài mèo và bạn không cần phải lo lắng. Nếu hành vi của mèo thay đổi đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế. Điều quan trọng là phải tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy mèo của bạn có thể không được khỏe để có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Có thể bạn cần:

  1. Giải mã ngôn ngữ của mèo để hiểu được hành vi và tâm trạng của chúng
  2. Mèo chạy điên chạy khùng trong nhà để giải tỏa năng lượng bị dồn nén
  3. 7 lý do tại sao mèo nhào bột trên người bạn
  4. 7 lý do khiến mèo chảy nước mắt đổ ghèn màu nâu đỏ
  5. Nắm gáy mèo có thể khiến mèo sợ hãi, căng thẳng và mất lòng tin vào bạn

Từ khóa » Khi Mèo Dụi đầu Vào Người