Giải Mã 6 Nụ Cười Cơ Bản Của Con Người (phần 1)

Cười trước hết là một cơ chế được điều khiển từ não bộ. Theo các nhà khoa học, phản xạ này bắt đầu từ một kích thích ở phần trước của vùng hạ đồi (hypothalamus). Đây chính là một trung khu thần kinh cao cấp chi phối mọi hoạt động của hệ thần kinh tự chủ của cơ thể chúng ta. Từ đó, kích thích này lan ra như một làn sóng và truyền đi một luồng thần kinh đến hệ thống rìa, một trung khu cảm xúc của não. Từ đó, tín hiệu sẽ được phát ra: trương lực cơ sẽ giãn, các biểu lộ cảm xúc thoả mãn sẽ xuất hiện ở vùng mặt. Ngược lại, một kích thích ở phần sau của vùng hạ đồi sẽ kéo theo các phản ứng bất mãn.

(cười là một dạng ngôn ngữ khác với lời nói, một phương tiện để chúng ta bộc lộ ra những gì mà chúng ta “không nói ra bằng lời”_ ảnh minh họa)

Mặt khác, để con người chúng ta có thể “nở” được một nụ cười đơn giản nhất, ít nhất phải có 15 bộ phận cơ hoạt động đồng loạt. Mười lăm bộ phận cơ chỉ để khởi phát một “cử động nhẹ của mắt và môi”, theo như những định nghĩa khá đơn giản mà chúng ta đọc được trong các quyển tự điển. Nhưng không chỉ có vậy, mỗi một kiểu cười đều có liên quan đến những bộ phận cơ khác nhau, nhằm tạo ra những nét riêng biệt của từng kiểu cười. Khi chúng ta cười vì lịch sự, đó chỉ là một “động tác” đơn giản của đôi môi và sự co giãn của bộ phận cơ gò má lớn. Trong khi đó, một tràng cười rạng rỡ khi quá vui mừng sẽ khiến cơ thể phải “huy động” hệ cơ của vành mí mắt. Bộ phận cơ này sẽ được kích hoạt một cách tự động khi chúng ta có được những cảm giác khoan khoái dễ chịu. Do đó, không thể nào nhầm lẫn được giữa một nụ cười ngượng nghịu và một nụ cười hạnh phúc.

Vậy thì, trong cuộc sống sinh hoạt giao tiếp, mỗi ngày chúng ta cười bao nhiêu lần? Không thể nói được, bởi điều này phụ thuộc vào mỗi cá tính và từng hoàn cảnh. Nụ cười khi đó sẽ giúp bộc lộ ra những trạng thái tình cảm mà con người chúng ta đang có lúc đó. Thực tế, chúng ta không chỉ mỉm cười vì hài lòng mà còn vì nhiều nguyên nhân tâm lý và tình cảm phức tạp khác. Thêm nữa, một câu hỏi được đặt ra là con người biết cười từ khi nào? Lúc mới sinh? Không phải vậy. Ở trẻ em, nụ cười xuất hiện vào lúc bé được khoảng đầy tháng, hoặc muộn nhất là khi bé được 3 tháng tuổi. Bé sẽ mỉm cười khi bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc, khi được nghe một âm thanh êm tai và nhất là sau khi được ăn no. Về sau, qua quá trình học hỏi, mỗi cá thể sẽ có được những nụ cười khác nhau biểu thị nhiều ý nghĩa của nó. Nhà tâm lý học Paul Ekman đã liệt kê ra 19 kiểu cười khác nhau, trong đó có những kiểu cười mang dấu ấn của sự sợ hãi, những nụ cười của sự khinh thường hoặc những kiểu cười nhếch mép, mỉa mai và những nụ cười gượng.

Nói tóm lại, cười là một dạng ngôn ngữ khác với lời nói, một phương tiện để chúng ta bộc lộ ra những gì mà chúng ta “không nói ra bằng lời”. Nụ cười từ đó sẽ mở ra nhiều phạm vi giao tiếp rộng lớn. Dưới đây xin giải mã 6 nụ cười được xem là cơ bản của con người.

(Theo Red.vn)

                   >> Tiếp Phần 2 <<

Từ khóa » Cười Cơ Học