Giải Mã Bệnh Mồ Hôi, Nước Mắt Có Máu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Theo nguồn tin nước ngoài, đầu tháng 12 vừa qua, tại thành phố Vemon, CH Dominica có một phụ nữ trẻ tên là Delfina Cedeno mắc phải căn bệnh lạ, có tên Hematidrosis, khóc và ra mồ hôi có máu. Mỗi chu kỳ “xuất huyết” của Cedeno kéo dài 2 tuần nên phải tiếp máu mới đảm bảo sức khỏe.

Hematohidrosis là gì?

Hematohidrosis là một hiện tượng lâm sàng hiếm gặp, người bệnh thường ra mồ hôi và khóc ra máu.

Hematohidrosis (mồ hôi máu) còn có nhiều tên gọi khác như hematidrosis hay hemidrosis, một tình trạng mà trong đó mao mạch máu nuôi các tuyến mồ hôi bị vỡ, làm cho chúng chảy máu, xảy ra trong điều kiện căng thẳng về thể chất hoặc tình cảm cực đoan. Nguyên thủy, căn bệnh này được gọi hematofolliculohidrosis bởi vì nó xuất hiện cùng với mồ hôi giống như chất lỏng và máu tiết ra qua kênh nang.Chị Delfina Cedeno - người mắc bệnh khóc ra máu.Chị Delfina Cedeno - người mắc bệnh khóc ra máu.

Ði tìm nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh Hematohidrosis được các nhà khoa học tạm chia thành hai dạng, một là mang tính tôn giáo và hai là phi tôn giáo. Đứng trên bình diện phi tôn giáo thì đây là căn bệnh có tính hệ thống, hay còn gọi là kinh nguyệt gián tiếp (chảy máu bề mặt chứ không phải từ niêm mạc tử cung tại thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt). Trong số các nguyên nhân gây bệnh có yếu tố stress quá mức, tâm lý căng thẳng và một số bí ẩn đến nay khoa học chưa tường hết. Nguyên nhân tôn giáo lại chứa đựng nhiều bí ẩn, thường mang tính sợ hãi cấp tính, bị kích động thường xuyên, thậm chí còn mang cả màu sắc ma mị, dị đoan và cả sự kỳ thị nên đến nay người ta vẫn chưa rõ thực hư nên được xem là hiện tượng lâm sàng hiếm gặp.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng chủ yếu là do căng thẳng, sợ hãi cấp tính. Ví dụ, 6 trường hợp người Anh bị kết án tử hình và một phụ nữ sợ bị cưỡng hiếp trong khi đang chèo thuyền cũng toát mồ hôi trong đó có cả máu. Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh Hematohidrosis là do căng thẳng kinh niên. Cơ chế kích động và rối loạn tâm thần cũng được xem là yếu tố tiềm ẩn, chuyên môn gọi đây là xuất huyết tâm lý, trong đó hệ thống máu của người bệnh quá mẫn cảm và có thể bài tiết (chảy máu) cả qua đường tiêu hóa, qua tuyến lệ hay đường tiểu. Riêng chảy máu qua da là dấu thánh tâm lý, một thuật ngữ dùng để biểu thị khu vực của những vết sẹo, vết thương hở hoặc chảy máu qua da không gián đoạn.

Theo tiến sĩ sinh học người Anh Frederick Zugibe thì có rất nhiều mạch máu li ti hình thành xung quanh tuyến mồ hôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người trong cuộc bị áp lực quá lớn (stress). Khi lo lắng quá mức, các mạch máu giãn ra đến điểm bị vỡ, máu đi vào các tuyến mồ hôi và trộn lẫn với mồ hôi và đẩy lên bề mặt hoặc tiết ra cùng với nước mắt, trình bày như những giọt máu trộn lẫn với mồ hôi. Máu thoát mạch có chứa các thành phần tế bào giống hệt như của máu ngoại vi. Khi con người lo lắng về tinh thần quá mức, nó kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm để đối phó với sự căng thẳng hoặc phản ứng chống căng thẳng, quá trình này chính là thủ phạm làm tăng xuất huyết qua tuyến mồ hôi và tuyến lệ. Những nhược điểm này cộng với những khiếm khuyết cục bộ của da, nhất là không gian trong các lớp hạ bì của da và cuối cùng nó làm cho không gian này rộng ra tạo điều kiện chứa đầy máu trước khi thoát ra ngoài cùng với mồ hôi. Qua sinh thiết ở bệnh nhân Hematohidrosis cho thấy, khoảng không dưới da thường chứa máu, chảy máu trong da, mao mạch bị tắc hoặc có hiện tượng bất thường trong nang lông, tuyến bã nhờn hoặc mồ hôi. Chẩn đoán bệnh Hematohidrosis có thể được thực hiện bằng xét nghiệm Benzidine cho từng phản ứng của máu với hydrogen peroxide nhằm giải phóng ôxy, sau đó phản ứng với thuốc thử hữu cơ để tạo ra hợp chất màu xanh lá cây hay xanh da trời. Trong xét nghiệm Hemochromogen này còn có tác dụng xác nhận nguồn gốc máu của con người. Cũng trong xét nghiệm, pyridin có thể gây ra phản ứng làm giảm hamoglobin, tạo ra tinh thể màu hồng giống da cá hồi, đây chính là đặc trưng của pyridin hemoglobin có thể quan sát được dưới kính hiển vi .

Một số trường hợp mắc bệnh Hematidrosis

Đó là trường hợp người đàn ông 72 tuổi người Anh (giấu tên) ra mồ hôi máu ở vùng bụng trong 2 tháng, đặc biệt là vào buổi sáng. Bệnh nhân này bị căng thẳng tinh thần liên tục trong 2 năm liền do mối bất hòa trong hôn nhân.

Trường hợp mới nhất là một phụ nữu trẻ 19 tuổi ở thành phố Vemon, CH Dominica tên là Delfina Cedeno. Mỗi chu kỳ “xuất huyết” của Cedeno kéo dài 15 ngày sau đó lại khỏi nên phải tiếp máu để duy trì sức khỏe. Do còn trẻ lại mới lập gia đình nên Cedeno rất lo lắng, buồn chán, nhất là khi dư luận tò mò đến xem. Sau khi tiến hành hàng trăm xét nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện thấy Cedeno mắc chứng Hematidrosis. Trong cơ thể Cedeno có lượng adrenaline (hormon của tuyến thượng thận) cao gấp 20 lần những người bình thường nên lúc nào cũng ở trạng thái bồn chồn lo lắng, nhịp tim tăng, co mạch, tăng huyết áp, giãn khí quản.... Theo một nghiên cứu trên tạp chí da liễu Ấn Độ, nhiều mạch máu xung quanh tuyến mồ hôi sẽ co lại hoặc thu nhỏ khi cơ thể rơi vào khủng hoảng hay phiền muộn. Khi stress tăng cao, những mạch máu sẽ bị căng và vỡ ra, máu tràn vào tuyến mồ hôi và đẩy ra ngoài dưới dạng giọt nhỏ li ti pha lẫn với mồ hôi. Hiện nay, Cedeno đang được các bác sĩ điều trị bằng thuốc để kiểm soát tình trạng căng thẳng, giảm chứng lo âu (anxiety) quá mức và bước đầu đã đạt kết quả tốt.

Khắc Nam

(Theo ID/OCD, 12/2013)

Từ khóa » Khóc Hết Nước Mắt Có Ra Máu Không