Giải Mã Bí ẩn Về Khứu Giác 'siêu' Nhạy Của Cá Mập

  • f
KhoaHoc.tv: Khoa học - Công nghệ - Tri Thức - Khám phá
  • Trang chủ
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Khám phá khoa học
  • Khoa học vũ trụ
  • 1001 bí ẩn
  • Y học - Sức khỏe
Giải mã bí ẩn về khứu giác 'siêu' nhạy của cá mập
  • 2,37
  • 2.430
🏠 Khám phá Đại dương học

Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu rơi xuống đại dương từ cách đó 500m hay phân biệt một giọt máu trong một triệu giọt nước biển, điều huyền bí này đã được các nhà khoa học giải đáp. Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH South Florida, Mỹ, đã tìm ra rằng mũi của cá mập sử dụng cơ quan cảm thụ khứu giác để phát hiện ra con mồi chỉ trong vòng nửa giây, bằng với thời gian mùi hương lan đến một bên lỗ mũi và chúng có thể so sánh với bên lỗ mũi còn lại. Ngay khi bắt được tín hiệu, kẻ săn mồi “thượng hạng” này nhanh chóng tiến về phía có mùi hương tỏa ra đầu tiên. Kết luận trên được đăng trên tạp chí Sinh học ngày nay, giúp giải mã một trong những bí ẩn từ lâu về cá mập. Các nhà khoa học thực hiện nhiều thí nghiệm trên 8 con cá mập nhỏ thuộc họ Squalidae và một chú cá mập nâu xám. Tiến sĩ Jayne Gardiner, trưởng nhóm nghiên cứu, đã gắn hai ống vào phần đầu của những chú cá mập này và thả chúng vào bể nước biển 50 lít, sau đó thả mồi.

Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu cách nó 500m.

Sau khi quan sát, tiến sĩ Jayne nhận thấy cá mập dựa vào sự kết hợp của các tín hiệu định hướng, mùi thơm và dòng chảy nước để xác định hướng và tìm con mồi. Nếu sự ngắt quãng giữa mùi hương ở một bên lỗ mũi với bên kia vào khoảng 1/10 hoặc 1/2 của một giây thì cá mập sẽ hướng phần đầu về nơi mà chúng ngửi thấy mùi hương lần đầu tiên. “Đây là một ý tưởng rất thú vị khi loài vật sử dụng sự tập trung để xác định mùi hương. Hầu hết sinh vật đều có hai cơ quan cảm biến với mùi hương, có thể là lỗ mũi hay râu, và chúng sử dụng hai cơ quan này để so sánh với nhau rồi tiến tới bên có dấu hiệu mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, khi các mùi bị phân tán bởi không khí hoặc nước thì việc phân biệt sẽ trở nên khá hỗn loạn”, tiến sĩ Gardiner nhận xét. Không chỉ làm sáng tỏ những kiến thức về cá mập, nghiên cứu này còn dẫn đến việc sử dụng robot dưới nước được trang bị tốt hơn để tìm nguồn gốc của các vết rò rỉ hóa học như dầu tràn ở khu vực vùng vịnh. “Phát hiện này có thể được áp dụng cho các thiết bị dưới nước. Các robot trước đó được lập trình để theo dấu mùi hương bằng cách so sánh mức độ tập chung của chúng, tuy nhiên robot không thể thực hiện tốt chức năng này như loài vật và không thể nhanh bằng cá mập”, tiến sĩ Gardiner khẳng định. Nguồn: Daily Mail

Theo Báo Đất Việt
  • 2,37
  • 2.430
Xem thêm: đại dương cá mập giải mã khứu giác

Khám phá

  • Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam thay đổi

    Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam thay đổi

  • Người ngoài hành tinh điều khiển các ngôi sao chuyển động nhanh nhất trong thiên hà?

    Người ngoài hành tinh điều khiển các ngôi sao chuyển động nhanh nhất trong thiên hà?

  • Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

    Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

  • Đội quân đất nung ở mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra từ cơ thể người sống? Sự thật đã được vạch trần!

    Đội quân đất nung ở mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra từ cơ thể người sống? Sự thật đã được vạch trần!

  • Tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

    Tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

  • Bình Định muốn xây Trung tâm nghiên cứu vũ trụ

    Bình Định muốn xây Trung tâm nghiên cứu vũ trụ

Xem thêm

Đại dương học

  • Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton

    Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton

  • Bắt gặp cảnh "liên hoan xác thịt" dưới đáy đại dương và số phận của "vua săn mồi"

    Bắt gặp cảnh "liên hoan xác thịt" dưới đáy đại dương và số phận của "vua săn mồi"

  • Cá khổng lồ dài 6m dạt vào bờ biển

    Cá khổng lồ dài 6m dạt vào bờ biển

  • 10 điều có thể bạn chưa biết về vùng biển sâu nhất thế giới

    10 điều có thể bạn chưa biết về vùng biển sâu nhất thế giới

  • Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

  • Dắt chó đi dạo, người đàn ông tìm được "vàng nổi" trên bãi biển

    Dắt chó đi dạo, người đàn ông tìm được "vàng nổi" trên bãi biển

Xem thêm

Tiêu điểm

  • Thêm một con "cá ngày tận thế" dạt vào California

    Thêm một con "cá ngày tận thế" dạt vào California

  • Biển Địa Trung Hải có thể biến mất

    Biển Địa Trung Hải có thể biến mất

  • Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

    Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

  • Sinh vật nặng 50g, phát ra âm thanh vượt xa động cơ phản lực: Bí mật nằm ở đâu?

    Sinh vật nặng 50g, phát ra âm thanh vượt xa động cơ phản lực: Bí mật nằm ở đâu?

  • Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

    Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

  • Top 32 sinh vật kỳ lạ dưới đại dương sâu thẳm

    Top 32 sinh vật kỳ lạ dưới đại dương sâu thẳm

  • Top 72 loài động vật biển lớn nhất thế giới

    Top 72 loài động vật biển lớn nhất thế giới

☰ Danh mục
  • Công nghệ mới

  • Phần mềm hữu ích

  • Khoa học máy tính

  • Phát minh khoa học

  • AI - Trí tuệ nhân tạo

  • Khám phá khoa học

  • Sinh vật học

  • Khảo cổ học

  • Đại dương học

  • Thế giới động vật

  • Danh nhân thế giới

  • Khoa học vũ trụ

  • 1001 bí ẩn

  • Ngày tận thế

  • Chinh phục sao Hỏa

  • Kỳ quan thế giới

  • Người ngoài hành tinh - UFO

  • Trắc nghiệm Khoa học

  • Lịch sử

  • Khoa học quân sự

  • Tại sao

  • Địa danh nổi tiếng

  • Bệnh và thông tin bệnh

  • Y học - Sức khỏe

  • Môi trường

  • Bệnh Ung thư

  • Virus Covid 19

  • Ứng dụng khoa học

  • Khoa học & Bạn đọc

  • Câu chuyện khoa học

  • Công trình khoa học

  • Sự kiện Khoa học

  • Thư viện ảnh

  • Góc hài hước

  • Video

Trang chủ .

Bảo mật .

Liên hệ .

Facebook .

Copyright © 2024 KhoaHoc.tv

Từ khóa » Cá Mập Có Lỗ Mũi K