Giải Mã Cảm Giác "dựng Tóc Gáy" ở Những Ngôi Nhà Bị "ma ám" - CAND
Có thể bạn quan tâm
Ngôi nhà ma ám (Haunted House) là bối cảnh bộ phim rùng rợn không thể tả xiết. Có lẽ tất cả chúng ta – những ai là fan cuồng phim kinh dị - thảy đều “dựng tóc gáy” khi xem những pha rùng rợn trong các bộ phim kinh dị kinh điển như “Nhồi xác” (The Haunting), “Ngôi nhà rùng rợn Amityville” (The Amityville Horror), “Lính canh và Yêu tinh” (The Sentinel and Poltergeist).
Đây không phải thứ mà chúng ta móc hầu bao mua vé để xem những bộ phim với cảm giác sợ hãi vỡ mật tới chết, mà thực tế là các ngôi nhà “ma” thương mại là một phần không thể thiếu tại các rạp xi nê mùa Halloween của thế kỷ XXI này, ước tính khoảng 5.000 địa danh “ám ảnh” sẽ mở cửa cho “dân không đau tim” ghé tham quan trên khắp đất Mỹ mỗi năm.
Bối cảnh về những “nhà ma” điện ảnh là mảnh đất sinh lời ổn định qua thời gian, còn các kiến trúc sư đã khéo léo áp dụng các nghi lễ dị thường mùa Halloween hằng năm, nhằm tạo ra những thứ âm thanh quái đản khiến không khán giả nào dự báo trước mình sẽ xem thứ gì.
Từ góc độ tâm lý học, những đặc điểm tiêu chuẩn khiến cho “nhà ma” kích thích cảm giác sợ hãi chúng ta lên đến đỉnh điểm là bởi vì chúng đã đẩy những cái nút trong não chúng ta gợi nên những hình ảnh tưởng tượng suốt một thời gian dài trước khi chúng ta chạm trán “nhà ma” đích thực đang tồn tại.
Hình ảnh hoạt động bình thường. |
Những cái nút này sẽ cảnh báo cho chúng ta về mối nguy hiểm tiềm tàng đồng thời thúc đẩy chúng ta phải xử lý thận trọng. “Nhà ma” mang đến cho chúng ta cảm giác ớn lạnh không chỉ vì nó tạo ra một mối đe dọa cho chúng ta mà là một “cảm giác mơ hồ” của việc có hoặc không có một sự đe dọa. Sự mâu thuẫn này khiến bạn đóng băng tại chỗ, “nuốt chửng” bạn vào chốn hư vô.
Lấy ví dụ như tiếng thét ai oán từ phía “nhà ma” phát ra có thể khiến bạn sửng sốt dù không chắc cảm giác lo sợ từ nơi đó phát ra. Mặt khác, có thể mối nguy hiểm đã đi vào trực giác của bạn và giữ nguyên vị trí nơi nguy hiểm đó trong tâm trí bạn. Đây là những cơ chế tâm lý đằng sau cảm giác “ớn lạnh”. Chúng có thể hữu dụng nếu chúng giúp bạn giữ duy trì cảnh giác khi mối đe dọa không chắc chắn. Chúng cũng giúp bạn quản lý sự cân bằng giữa tự bảo vệ và tự trình bày. Trong khi tâm lý con người có thể giải thích điều gì khiến các “nhà ma” trở nên đáng sợ, nó cũng cung cấp một cách hướng dẫn hoàn hảo giúp chúng ta tự chinh phục một mình.
Những cơ chế "phát hiện tác nhân" gây sợ hãi
Các nhà tâm lý học tiến hóa đã đề xuất về sự tồn tại của “các cơ chế phát hiện tác nhân” – hay quá trình tiến hóa đã tham gia vào việc bảo vệ chúng ta thoát khỏi bàn tay của kẻ săn mồi và kẻ thù.
Nếu bạn một mình thong dong đi bộ qua một cánh rừng vào ban đêm và nghe âm thanh của một thứ gì đó lẩn khuất trong các bụi cây, ít nhất bạn sẽ nâng cao mức độ cảnh báo để kích thích và chú ý. Bạn sẽ lo sợ có “ai đó” đứng trong các bụi cây và có thể đe dọa hiểm nguy cho bạn. Nhưng nếu từ trong đám bụi cây chỉ là một cơn gió thoảng qua hay con mèo đi lạc thì bạn sẽ mất dần đi cảm giác lo sợ thái quá.
Nhưng nếu bạn thất bại trong việc kích hoạt phản ứng cảnh báo và mối đe dọa “thực sự” là có thực thì thiệt hại do tính toán sai lầm của bạn có thể cao. Vì lẽ đó, chúng ta đã tiến hóa sai lầm một phía trong việc phát hiện các hiểm họa trong những tình huống không rõ ràng. Những thứ này đã làm kích hoạt sự phóng đại về một mối đe dọa siêu nhiên to lớn hoặc các tác nhân (của tự nhiên) về hình ảnh những ngôi nhà to lớn, cũ kỹ, gió rít đùa quanh: tiếng kêu răng rắc hay tiếng ọp ẹp ở các phòng trên lầu; tiếng thở dài và rên rỉ khi gió thổi qua các vết nứt trên tường; những bức màn cửa rách rưới tung bay trong gió; tiếng vang từ đâu đó và cả những nơi lạnh bất thường trong nhà.
Cảm giác bị mắc kẹt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta luôn cần thêm một khoảng không gian riêng trong lúc ngồi hoặc đứng, cần thêm không gian khi chúng ta ở trong góc phòng hơn là chính giữa phòng, cần thêm không gian trong các căn phòng với trần nhà thấp tẹt. Chúng ta cảm thấy khó chịu khi không gian riêng tư của mình bị xâm phạm ở đâu đó, nhưng đặc biệt là cảm giác ngộp thở trong những tình huống mà chúng ta cảm thấy việc đào tẩu trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Những cảm giác về sự ngột ngạt là triệu chứng của một thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt – ngay cả khi vô tình - ảnh hưởng xung quanh chúng ta và khiến khả năng chạy trốn của chúng ta phải thực sự là điều tiên quyết. Kết quả là, “nhà ma” là cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng ta.
Bối cảnh bên ngoài khu nghỉ mát Timberline Lodge (bang Oregon, Mỹ) làm nền tảng cho bộ phim kinh dị rùng rợn The Shining. |
Những ngôi nhà “ma” nguyên bản nằm ở nơi xa xôi, cô lập, cách xa với phần còn lại của xã hội (ví dụ như khu khách sạn resort trong bộ phim kinh dị The Shining). Nếu những điều tồi tệ xảy ra thì cơ hội cầu cứu thì chắc là phải lâu lắm, ngay cả khi việc giao tiếp với thế giới xung quanh. (Trong các bộ phim kinh dị cũ thì những chiếc máy điện thoại bỗng nhiên dừng đột ngột). Ngoài ra góc tối tăm và cách bố trí rối rắm của ngôi nhà cũng khiến chúng ta bị lạc; hay chí ít là chôn chân tại chỗ. Điểm ám ảnh khác nữa là những cái hàng rào, những hàng rào sắt hay những cầu thang giòn rụm tất cả đều là bối cảnh chính của “những nhà ma Hollywood”.
Cảnh tượng ám ảnh
Nhà địa lý học người Anh-Jay Appleton là người đầu tiên đã mô tả 2 thuộc tính quan trọng nhằm xác định nơi nào là hấp dẫn hoặc gây lo sợ đối với con người: nhiều “triển vọng” và “nơi náu ẩn” cho chúng ta, là nét hấp dẫn nhất. Nơi ẩn náu có nghĩa là nơi được bảo vệ để giấu mình, nơi có thể tìm đến để tránh hiểm họa, trong khi nơi triển vọng là một nơi rõ ràng, nhìn thông suốt các cảnh quan. Những nơi hấp dẫn là nơi cung cấp cả triển vọng và chỗ trú ẩn.
Theo cách nói của Jay Appleton thì những nơi hấp dẫn là nơi “bạn có thể xem mà không bị phát hiện, và có thể ăn mà không bị kẻ khác xơi tái”. Thật không may, “những căn nhà bị ma ám nhất” là một sự kết hợp xấu của nơi ít triển vọng và chỗ ẩn náu cao cho những thứ đáng sợ nằm đâu đó và chờ đợi tấn công chúng ta. Nghiên cứu đã xác nhận rằng những người đối mặt với những môi trường như thế là không an toàn và nguy hiểm.
Ví dụ như, những nơi thiếu môi trường mà các nhà tâm lý học gọi là rõ ràng. Nơi rõ ràng là nơi có thể được nhìn ra, hay nói cách khác đó là một nơi mà chúng ta có thể đi lang thang xung quanh mà không bị lạc. Vì lẽ thế, những “nhà ma ám” điển hình là nơi tối tăm, rộng lớn, dây leo và cây cối bao bọc xung quanh, và có nhiều chi tiết kiến trúc kỳ quái như những căn phòng bí mật và buồng nhỏ dưới chân cầu thang. Có cả gác xép và tầng hầm, và dĩ nhiên có cả nhiều mạng nhện, dơi, chuột và côn trùng đầy rẫy trong nhà.
Càng xưa càng sợ
Phần lớn những “nhà ma” nổi tiếng đều có nhiều truyền thuyết gắn kết với nó. Nó thường liên quan đến những câu chuyện về cái chết rùng rợn của ai đó, hay những vụ tai nạn bí hiểm. Cũng có khi ngôi nhà nó gắn liền với một vụ tự tử hoặc mưu sát. Nhà càng xưa càng tạo ra cảm giác sợ hãi do bởi những thứ bi kịch diễn ra ngay chính trong ngôi nhà đó.
Hình ảnh hoạt động dị thường Toàn cảnh tòa biệt thự Winchester tại San Jose (California), là tòa biệt thự “ma ám” nhất nước Mỹ. |
Những thứ kích thích sự rợn tóc gáy chẳng hạn như mùi ẩm mốc, những kiến trúc cổ xưa thời kỳ Victoria hay Gô-tích, những món đồ nội thất gỗ và cả các bức tranh chân dung cũ kỹ treo trên tường có tuổi đời cao. Giả sử rằng ngôi nhà đó đã lâu không có người ở thì những dấu hiệu về cuộc sống đột nhiên bị gián đoạn đã bị đóng băng qua thời gian lại càng khuyếch đại cảm giác sợ hãi tột cùng.
Chẳng hạn như, tàn dư của một bữa ăn dở trên bàn trong nhà bếp hay những bộ quần áo vứt lung tung trên giường ngủ như đang chờ ai đó (chủ nhà) – họ dường như biến mất không dấu vết, tạo ra một cảm giác sợ hãi mơ hồ về thứ gì đó đã từng xảy ra trong nhà. (Rùng rợn hơn, nếu ngôi nhà đó tọa lạc cạnh kề hoặc ngay đầu lối vào một cái nghĩa địa cổ xưa hoặc nền đất của một khu an táng xa xưa).
Cuối cùng, có hay không một ngôi nhà bị “ám” điều đó phụ thuộc vào những cái gì đó khác xa so với các đặc điểm bình thường của ngôi nhà. Cũng quan trọng không kém đó là tâm lý của người khám phá ngôi nhà. Những cá nhân, người tin vào các hiện tượng siêu nhiên và mong chờ những điều huyền bí, rùng rợn có thể thật sự diễn ra ở một nơi nào đó, điều này làm gia tăng nhận thức sợ hãi ở con người. Với những người này, mặc dù môi trường xung quanh có thể vô thưởng vô phạt nhưng nếu diễn ra một sự việc nhỏ ngoài dự kiến thì vẫn có thể hình thành một trải nghiệm ớn lạnh như thường.
Bài viết của ông Frank T McAndrew, GS Tâm lý, Cao đẳng Knox, Mỹ
Từ khóa » Hay Rợn Tóc Gáy
-
Sởn Tóc Gáy, Hắt Xì, Kèm Tằng Hắng, Bệnh Gì BS ơi? - AloBacsi
-
Những Lý Do Nào Khiến Bạn Hay Bị Sởn Gai ốc?
-
Vì Sao Bạn Hay Bị Sởn Gai ốc? | Vinmec
-
Nổi Da Gà, Sởn Gai ốc - Tuổi Trẻ Online
-
Những Triệu Chứng “sởn Tóc Gáy” Bạn Sẽ Gặp Phải Khi Cai Nghiện
-
Rợn Tóc Gáy Với Những Chứng Bệnh đáng Sợ
-
Rợn Tóc Gáy Với Hiện Tượng Quạ Đen Kín Bầu Trời Tiên Tri Th.ảm ...
-
Ca Cổ Miền Tây Hay Nhất ❤️ Rợn Tóc Gáy Với Tên Tướng Cướp ...
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Tà Khí Trong Nhà Cần Xua đuổi
-
“Rợn Tóc Gáy” Trước Lời Nhắn Nhủ Của... - Phim Hay Mỗi Ngày ...
-
Khám Phá Xu Hướng Mới Nhất | Vincom
-
10 Vũ Khí Cổ Xưa Vẫn Gây “rợn Tóc Gáy” Cho đến Ngày Nay | VOV.VN
-
Poltergeist / Yêu Tinh - Siêu Phẩm Rợn Tóc Gáy